Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau, hãy dự đoán chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra.
Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi
A. hai vật có nhiệt năng khác nhau
B. hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.
C. hai vật có nhiệt độ khác nhau.
D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.
Chọn D
Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.
Độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích có phụ thuộc như thế nào vào khoảng cách giữa các điện tích? Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
Tham khảo:
Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
Phương án thí nghiệm: ta dùng hai điện tích có độ lớn điện tích không đổi sau đó thay đổi khoảng cách giữa chúng xác định độ lón của lực tương tác trong các trường hợp để từ đó ta tìm được mối quan hệ giữa lực tương tác và khoảng cách
Dự đoán về sự phụ thuộc tốc độ bay hơi của nước vào nhiệt độ nước và gió thổi trên mặt nước, rồi lập phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- Dự đoán:
+ Nhiệt độ nước càng cao thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.
+ Gió thổi trên mặt nước càng mạnh thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.
- Phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán:Sự phụ thuộc tốc độ bay hơi của nước vào nhiệt độ nước:
+ Dùng 2 chiếc bát chứa lượng nước như nhau. Một bát để không, một bát đun trên ngọn lửa đèn cồn.
+ Sau một thời gian, ta thấy bát nước đun trên ngọn lửa đèn cồn vơi hơn bát nước còn lại.
Nhiệt độ nước càng cao thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.
Sự phụ thuộc tốc độ bay hơi của nước vào gió thổi trên mặt nước:
+ Dùng 2 chiếc bát chứa lượng nước như nhau. Một bát để ở nơi có nhiều gió, một bát để trong phòng kín.
+ Sau một thời gian, ta thấy bát nước để ở nơi nhiều gió vơi hơn bát nước để trong phòng kín.
Gió thổi trên mặt nước càng mạnh thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.
Kết luận trên có còn đúng trong trường hợp tia sáng truyền từ nước sang không khí hay không? Đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó.
+ Kết luận trên không còn đúng trong trường hợp tia sáng truyền từ từ nước sang không khí. Khi đó góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
+ Thí nghiệm kiểm tra:
- Chiếu tia sáng từ nước sang không khí bằng cách đặt nguồn sáng ở đáy bình nước.
- Để đáy bình lệch ra khỏi mặt bàn, đặt nguồn sáng ở ngoài bình, chiếu một tia sáng qua đáy bình vào nước rồi sang không khí.
Tiến hành thí nghiệm theo các bước như đối với trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước.
1. Có hai vật đều được cấu tạo cùng chất và cùng khối lượng nhưng có nhiệt độ khác nhau.
a/ Hãy so sánh nhiệt năng của hai vật và giải thích.
b/ Hiện tượng gì xảy ra khi cho hai vật tiếp xúc với nhau. Nhiệt năng của chúng thay đổi như thế nào?
cần gấp lắm ạ, giải hộ nha
C1. Hình 40.2. Hãy cho biết tia khúc xạ có nằm trong mặt phẳng tới không? Góc tới và góc khúc xạ, góc nào lớn hơn?
C2. Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra xem những nhận xét trên có còn đúng khi thay đổi góc tới hay không?
C3. Hãy thể hiện kết luận trên bằng hình vẽ.
C4. Kết luận trên còn đúng trong trường hợp tia sang truyền từ nước sang không khí hay không? Đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đó?
C1:
Trong thí nghiệm ở hình 40.2 sgk, tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.
C2:
Muốn biết những điều trên còn đúng hay không khi ta thay đổi góc tới thì phải thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc khúc xạ, độ lớn góc tới.
C3:
C4:
Vì ánh sáng có thể truyền ngược lại nên khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí chưa chắc góc tới đã lớn hơn góc khúc xạ. Có thể làm theo cách sau để chiếu tia sáng từ nước sang không khí: Đặt nguồn sáng (đền) ở đáy bình nước, hoặc đặt đáy bình lệch ra khỏi mặt bàn, đặt nguồn sáng ở nòoài bình, chiếu tia sáng qua đáy bình vào nước rồi sang không khí.
Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
D. Từ vật ở trên cao sang vật ở dưới thấp
Đáp án: B
Trong quá trình truyền nhiệt, nhiệt năng được truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau, quá trình truyền nhiệt dừng lại khi:
A. một vật đạt nhiệt độ 0 0 C
B. nhiệt độ hai vật bằng nhau.
C. nhiệt năng hai vật bằng nhau.
D. nhiệt dung riêng hai vật bằng nhau.
Đáp án B
Ta có: Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật
Để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật, người ta có thể làm thí nghiệm vẽ ở hình 24.1. Dùng đèn cồn lần lượt đun 2 khối lượng nước khác nhau, 50 và 100 g, đựng trong 2 cốc thủy tinh giống nhau, để nước ở trong các cốc đều nóng lên thêm 20oC. Tiến hành thí nghiệm và kết quả thu được ghi ở bảng 24.1:
Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở 2 cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đổi? Tại sao phải làm như thế? Hãy tìm số thích hợp cho các chỗ trống ở hai cột cuối bảng. Biết nhiệt lượng của ngọn lửa còn truyền cho nước tỷ lệ với thời gian đun.
Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật (nước) được giữ giống nhau ở hai cốc.
Khối lượng thay đổi.
Làm như vậy mới tìm hiểu được mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
Ta có: m1 = 1/2 .m2 và Q1 = 1/2 .Q2.
Để xem dự đoán đúng hay sai, ta tiến hành thí nghiệm đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra?
Hướng dẫn: Để kiểm tra dự đoán ta cần xác định những đại lượng nào? Để xác định các đại lượng đó, ta cần những dụng cụ nào?