Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 11 2019 lúc 10:32

Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng Bà và Mãng ông

Những nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng Bà và Thị Kính, một bên thì một mực buộc tội, một bên thì cố gắng minh oan.

Các nhân vật thuộc:

    ●    Sùng bà: loại nhân vật mụ ác, tàn nhẫn độc địa; là đại diện cho tầng lớp thống trị, địa chủ và những lễ giáo phong kiến hà khắc.

    ●    Thị Kính: loại nhân vật nữ chính đức hạnh, nết na; là đại diện cho tầng lớp bị trị, người dân thường, đặc biệt là những người phụ nữ vốn là những con người chịu nhiều bất công thua thiệt trong xã hội đương thời.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 4 2017 lúc 9:43

Trong đoạn trích có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

- Nhân vật Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật tạo xung đột chính của đoạn trích:

+ Sùng bà: kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị thời phong kiến

+ Thị Kính: nhân vật nữ chính, tiêu biểu cho người dân thường, vốn chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
28 tháng 4 2017 lúc 12:03

- Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật là Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

- Năm nhân vật nêu trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch nhưng Sùng bà và Thị Kính là hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo.

- Sùng bà thuộc loại nhân vật ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân bình thường.

- Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách. Hình ảnh này thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống gia đình an nhàn, hạnh phúc.

- Thị Kính có thái độ hết sức ân cần, dịu dàng đối với chồng. Khi chồng ngủ, nàng dọn kĩ rồi ngồi quạt cho chồng. Thấy râu mọc ngược dưới cằm, nàng băn khoăn lo lắng về sự dị hình đó. Những cử chỉ ấy cùng lời độc thoại đã chứng tỏ Thị Kính rất yêu thương chồng. Đó là một tình cảm chân thật, tự nhiên.

Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:25

Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà. Mãng ông.

Tất cả các nhân vật trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch. Nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột là Sùng bà và Thị Kính. Sùng bà thuộc loại nhân vật “mụ ác”, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến; Thị Kính thuộc loại nhân vật “nữ chính”, đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường.

Nguyễn Huế
7 tháng 7 2017 lúc 10:18

trích đoạn nỗi oan hại ck có 5 nhân vật : thị kính , thiện sĩ , sùng ông , sùng bà và mãng ông

2 nhân vật chính thể hiện sung đột kịch là sùng bà và thị kính

sùng bà thuộc loại vai " mụ ác " trong chèo ở đây mụ đại diện cho lớp người giàu sang , nhiều quyền thế thuộc một gia đình " cao môn lệch tộc " có địa vị cao trong xã hội phong kiến

thị kính thuộc loại vai " nữ chính " trong chèo . thị kính đại diện cho lớp người nghèo , xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường , chẳng có địa vị j trong xã hội phong kiến , thường phải mò cua bắt ốc để kiếm sống

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

- Phéc-đi-năng (hiện thân cho cái cao cả) có những nét tính cách nổi bật như: có tình yêu mãnh liệt, chân thành; trọng danh dự; có ý chí đấu tranh; quyết liệt bảo vệ tình yêu và sự công bằng;...Những nét tính cách ấy được thể hiện qua việc Phéc-đi-năng cãi lại, thậm chí muốn cầm kiếm lên chiến đấu với cha để bảo vệ và cứu người chàng yêu. Tính cách của thiếu tá Phéc-đi-năng xung khắc mạnh mẽ với tính cách của tể tướng Phôn Van-te

- Tể tướng Phôn Van-te (hiện thân cho cái thấp kém), có thể chỉ ra một số nét tính cách như: có âm mưu đen tối, ích kỉ, đê hèn; hành động, nói năng ngang ngược, ngạo mạn; để đạt được mục đích riêng, sẵn sàng chà đạp, xúc phạm nhân cách của người khác,... tính cách của tể tướng Phôn Van-te xung khắc mạnh mẽ với tính cách của Phéc-đi-năng.

=> Nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa hai nhân vật là người cha – Phôn Van-te ngăn cấm và châm biếm tình yêu của người con – Phéc-đi-năng.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Các phương tiện/ yêu tố

Đoạn trích a

Đoạn trích b

Phương tiện thể hiện

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Từ ngữ

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Câu

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là….lầm than.

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là….nhân loại.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

a. Trước cái chết của người cha, Hăm-lét vừa đau khổ, choáng váng vừa căm giận, ghê tởm. Nghĩa vụ trả thù hay quyền thừa kế ngai vàng chưa phải là mục đích mà hệ trọng hơn là trách nhiệm chấn chỉnh cả xã hội mục ruỗng kỉ cương, băng hoại nhân phẩm, đem lại sự công bằng tốt đẹp cho đời sống.

b. Thái độ phê phán, miệt thị, quyết liệt, chấp nhận gây hiểu lầm, tổn thương người yêu (nàng Ô-phê-li-a) vì chảng biết rõ rằng người nghe lúc đó không phải chỉ là Ô-phê-li-a mà còn có thể là Clô-đi-út và đám tay sai.

Nhữ Hải Nam
Xem chi tiết
Lê Quang Tú
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
28 tháng 2 2022 lúc 19:54

Câu 3 (NB): Những yếu tố nào để nhận diện thể loại cổ tích (HS chọn nhiều đáp án)

A. Kể về những xung đột gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và ước mơ đổi thay số phận của họ.

B. Kiểu nhân vật: chính diện và phản diện.

C. Nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử.

D. Trình tự kể theo mạch tuyến tính.

E. Trình tự quan sát

G. Lời kể không xác định thời gian, không gian.

H. Sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo.

Li An Li An ruler of hel...
28 tháng 2 2022 lúc 19:53

A và H

Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
28 tháng 2 2022 lúc 19:54

A. Kể về những xung đột gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và ước mơ đổi thay số phận của họ.

B. Kiểu nhân vật: chính diện và phản diện.

C. Nhân vật ít nhiều có liên quan đến lịch sử.

G. Lời kể không xác định thời gian, không gian.

H. Sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
28 tháng 4 2017 lúc 18:37

- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn lừa Mãng ông Sang cữ cháu, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về.

- Nhân đó, Sùng ông tố giác con dâu cầm dao giết chồng. Đồng thời, Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông, đối xử với thông gia thật thô bạo, tàn nhẫn.

- Xung đột kịch lên tới điểm đỉnh: Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc.

- Thị Kính đã gánh chịu nỗi oan ức là âm mưu giết chồng, nỗi đau đớn về tình vợ chồng tan vỡ, bây giờ thêm nỗi đau xót vì cha ruột bị cha chồng làm nhục, hành hạ.

Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:24

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm một điều tàn ác là: dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế, còn thể hiện bằng những hành động vũ phu với cha con họ.

Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất. Trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi. Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vờ, cha chồng bị hành hạ, khinh bỉ. Cảnh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực. Sự bố trí dồn dập, xô đẩy, kéo dài những tình tiết kịch của sân khấu đây mang nhiều ý nghĩa.

Khánh Hạ
16 tháng 5 2017 lúc 19:27

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm một điều tàn ác là: dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế, còn thể hiện bằng những hành động vũ phu với cha con họ.
Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất. Trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi. Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vờ, cha chồng bị hành hạ, khinh bỉ. Cảnh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực. Sự bố trí dồn dập, xô đẩy, kéo dài những tình tiết kịch của sân khấu đây mang nhiều ý nghĩa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 3 2019 lúc 12:58

- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, mụ Sùng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho cha con Thị Kính nhục nhã, ê chề.

   + Lừa Mãng ông sang “ăn cữ cháu” sau đó vu oan cho Thị Kính “nửa đêm cầm dao giết chồng”

   + Gọi Mãng ông sang sau đó dúi ngã Mãng ông để cự tuyệt quan hệ thông gia và bỏ vào nhà

- Hình ảnh hai cha con ôm nhau của những người chịu oan, đau khổ hoàn toàn bất lực

→ Tình cảnh thống khổ của những người nông dân nghèo trước sự cay nghiệt của bọn thống trị.