Hướng dẫn soạn bài Quan Âm Thị Kính

Sách Giáo Khoa

Thảo luận: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?

Hiiiii~
28 tháng 4 2017 lúc 18:37

- Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn lừa Mãng ông Sang cữ cháu, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về.

- Nhân đó, Sùng ông tố giác con dâu cầm dao giết chồng. Đồng thời, Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông, đối xử với thông gia thật thô bạo, tàn nhẫn.

- Xung đột kịch lên tới điểm đỉnh: Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc.

- Thị Kính đã gánh chịu nỗi oan ức là âm mưu giết chồng, nỗi đau đớn về tình vợ chồng tan vỡ, bây giờ thêm nỗi đau xót vì cha ruột bị cha chồng làm nhục, hành hạ.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:24

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm một điều tàn ác là: dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế, còn thể hiện bằng những hành động vũ phu với cha con họ.

Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất. Trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi. Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vờ, cha chồng bị hành hạ, khinh bỉ. Cảnh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực. Sự bố trí dồn dập, xô đẩy, kéo dài những tình tiết kịch của sân khấu đây mang nhiều ý nghĩa.

Bình luận (0)
Khánh Hạ
16 tháng 5 2017 lúc 19:27

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm một điều tàn ác là: dựng lên một vở kịch lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực ra bắt ông sang nhận con về, làm cho cha con Mãng ông nhục nhã. Hơn thế, còn thể hiện bằng những hành động vũ phu với cha con họ.
Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất. Trên sân khấu chỉ còn lại hai cha con lẻ loi. Thị Kính thì bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: gia đình chồng nghi oan, hạnh phúc tan vờ, cha chồng bị hành hạ, khinh bỉ. Cảnh cha con ôm nhau khóc là sự oan khuất mà bất lực. Sự bố trí dồn dập, xô đẩy, kéo dài những tình tiết kịch của sân khấu đây mang nhiều ý nghĩa.

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
7 tháng 7 2017 lúc 10:08

truocs khi đuổi thị kính ra khỏi nhà , sùng bà đã đảy ngã thị kính , sùng ông thì mỉa mai, châm chọc mãng ông :

" ... đấy con ông đấy , ông đem về mà dạy bảo . từ giờ trở đi , ông hãy bớt cái mồm mà khoe khoang , nữ tắc vs trả nữ công . về đi "

sùng ông còn dúi ngã mãng ông rồi bỏ vào . dó là điều tàn ác. xung đọt kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ sùng ông đẩy ngã mãng ông một cách tàn nhẫn và hai cha con thị kính chỉ còn biết ôm nhau khóc . hành động của sùng ông đã bộc lộ rõ nhất sự cách biệt và đối lập giữa hai gia đình họ sùng , họ mãng và cũng bộc lộ rõ nhất sự khác biệt và đối lập giữa hai gia đình họ sùng , họ mãng và cũng bộc lộ rõ nhất sự nhẫn tâm của gia đình họ sùng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thu Hương
Xem chi tiết
Hoa học trò
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Ngọc
Xem chi tiết