Đọc lướt văn bản xem đoạn trích sử dụng những kiểu lời thoại nào (đối thoại, độc thoại).
4. Đọc kĩ lời thoại của Thuý Kiều và cho biết:
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản là tự sự, biểu cảm hay kết hợp tự sự với biểu cảm?
b. Từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756, lời của Thuý Kiểu hướng đến ai; là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?
a. Lời thoại của Kiều trong văn bản có yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự.
b. Đoạn thơ từ dòng thơ 741 đến dòng thơ 756:
– Thuý Kiều đang nói với Thuý Vân mà như đang nói với Kim Trọng (đối thoại với người nghe vắng mặt, vẽ thực chất cũng gần như độc thoại): Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
– Thuý Kiều đang nói Kim Trọng mà như đang nói với chính mình (độc thoại trong khi đối thoại): Phận sao phận bạc như vôi, Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
– Thuý Kiều đang nói với bản thân rồi lại đột nhiên nói vọng tới Kim Trọng (đối thoại mà như độc thoại): Ơi Kim Lang! Hơi Kim Lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
⇒ Cuối cuộc “trao duyên, dường như Thuý Kiều đã quên đi Thuý Văn đang trước mặt để chỉ nghĩ đến Kim Trọng và sự mất mát lớn lao của bản thân. Lời thoại cho thấy tâm trạng phức tạp của Thúy Kiều trong cuộc trao duyên.
Đọc lướt: Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này?
- Thị Mầu là nhân vật có nhiều lời thoại nhất.
Viết đoạn văn có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Chủ đề bảo vệ môi trường. Gạch chân màu phân biệt hoặc chú thích rõ từng phần (đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm)
Đóng vai nhân vật người cháu kể lại một đoạn bất kì trong văn bản "bếp lửa", có sử dụng một trong ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
giúp mình với :<<< "không chép mạng ạ"
bn tham khảo dàn ý
I - Mở bài:
Giới thiệu về mình (Nhân vật trữ tình trong bài thơ)
II - Thân bài:
Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ là:
Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương trìu mến dành cho đứa cháu.Từ kỷ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao qúy của bà. Cuối cùng người cháu muốn gửi niềm thương, nhớ mong về bà khi ở xa bà... Ví dụ hình thành mạch kể riêng:
* Cách 1:
1 - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
2 - Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
3 - Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
4 - Nỗi niềm của cháu khi đã trưởng thành, đi xa về bà
* Cách 2:
1 - Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm.
2 - Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội.
3 - Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc được ở bên bà.
4 - Đóng vai người cháu, kể lại nội dung bài thơ Bếp Lửa - Bằng Việt. Yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận, độc thoại nội tâm - Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa.
5 - Giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa.
III - Kết bài:
Niềm mong ước, suy nghĩ của nhân vật trữ tình từ hình ảnh bà và bếp lửa
Viết đoạn văn có sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Chủ đề bảo vệ môi trường
viết một đoạn văn sử dụng đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm giữa em và cậu bé ăn xin
tham khảo:
Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi dược ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:
- Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!
- Ừ.
Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những
Viết một đoạn văn tự chọn trong đó có sử dụng hình thức đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm
Tham khảo:
Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự. Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:
- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?
Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:
- Ừ, không có gì đâu.
- Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.
Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăm tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:
- Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.
Tham khảo!
Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự. Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:
- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?
Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:
- Ừ, không có gì đâu.
- Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.
Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăm tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:
- Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.
Tham Khảo:
Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi dược ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:
- Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!
- Ừ.
Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:
- Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!
Viết đoạn văn hội thoại ngắn tầm 100 chữ về tình cảm gia đình trong đó có sử dụng đối thoại,độc thoại,độc thoại nội tâm
Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi dược ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:
- Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!
- Ừ.
Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:
- Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!
Viết một đoạn văn tưởng tượng em đã gặp một trong những người lính trong bài thơ tiểu đội xe không kính hoặc Đồng chí trong đó sử dụng độc thoại, độc thoại nội tâm, đối thoại
Bài nào cũng đc
Tham khảo:
Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…
Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:
- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.
Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?
- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.
Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:
- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.
Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.
Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.
1. Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này ?
Đoạn trích trên gồm 2 nhân vật có lời thoại (Thị Mầu, Kính Tâm). Trong đó, nhân vật Thị Mầu có nhiều lời thoại nhất.