Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:41

Tham khảo!

a) Nông nghiệp

- Đóng góp 2,5% vào GDP (năm 2020), nhưng có vai trò quan trọng:

+ Giải quyết việc làm cho dân cư ở khu vực nông thôn;

+ Tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhờ xuất khẩu các mặt hàng nông sản

+ Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 1/5 diện tích đất nông nghiệp. Các cây trồng quan trọng là ngô, đậu tương, lúa mì, mía, hướng dương, cây ăn quả các loại.

- Chăn nuôi quảng canh chiếm 4/5 diện tích đất nông nghiệp. Các vật nuôi phổ biến là bỏ, cửu, dê, lợn....

- Nông nghiệp của Cộng hòa Nam Phi có sự phân hóa theo vùng:

+ Hoạt động trồng trọt thâm canh và chăn nuôi hỗn hợp tập trung chủ yếu ở những khu vực có tài nguyên đất và nguồn nước thuận lợi như vùng ven biển đông nam và phía nam, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả;

+ Chăn nuôi gia súc thường phân bố ở các vùng khô hạn trong nội địa.

b) Lâm nghiệp

- Là ngành có ý nghĩa quan trọng đối với Cộng hòa Nam Phi.

- Mặc dù chỉ đóng góp 0,6% vào GDP (năm 2020) nhưng đây là ngành cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành khác như: sản xuất giấy, bột giấy; đặc biệt, lâm nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo sử dụng bên vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Rừng trồng của Nam Phi có thể cung cấp hằng năm từ 15 đến 18 triệu m3 gỗ. Mô hình đồn điền trồng cây lấy gỗ đang ngày càng được đầu tư, phát triển cho năng suất cao.

c) Thuỷ sản

- Ngành thuỷ sản chưa thực sự phát triển, mới chỉ đóng góp khoảng 0,1% vào GDP (năm 2020).

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác ngày càng tăng, năm 2020 đạt 602,7 nghìn tấn.

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có xu hướng tăng lên song còn thấp, đạt 9,7 nghìn tấn (năm 2020).

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được chú trọng theo hướng phát triển bền vững.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 11:44

Tham khảo!

Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở cộng hòa Nam Phi

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Cộng hòa Nam Phi chỉ chiếm 2,4% tỉ trọng GDP (năm 2021) nhưng là ngành có những thế mạnh để phát triển hơn so với các quốc gia khác ở châu Phi nhờ vào những đặc trưng về đất đai và khí hậu.

+ Ngành trồng trọt: diện tích đất có thể trồng trọt ở Cộng hòa Nam Phi hạn chế, chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa mì và ngô. Cây công nghiệp quan trọng là bông, lạc, thuốc lá,... Phía nam lãnh thổ phát triển các loại cây ăn quả cận nhiệt như cam, nho,... và trồng mía để phục vụ cho ngành công nghiệp mía đường.

+ Ngành chăn nuôi: chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đồng cỏ rộng lớn ở các cao nguyên trong nội địa và các sườn núi phía nam tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, song cũng gây khó khăn do hạn hán thường xuyên Các vật nuôi quan trọng là bò, cừu, dê,...

+ Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản: Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn với nhiều ngư trường ở Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển.

- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi có nhiều hình thức canh tác nông nghiệp, trong đó phổ biến nhất là trang trại và nông hộ.

- Mặc dù nông nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi có những thế mạnh nhất định nhưng quốc gia này vẫn phải nhập khẩu lương thực.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:40

Tham khảo!!!

- Cộng hòa Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi.

- Mặc dù tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm nhưng công nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và khoảng 25% lực lượng lao động của đất nước (năm 2020); tạo nên nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

- Công nghiệp khai thác khoáng sản:

+ Là ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo ra nguồn việc làm cho 451,4 nghìn người (năm 2020) và đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế.

+ Cộng hòa Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về bạch kim, vàng và crôm.

+ Công nghiệp khai thác khoáng sản tập trung ở khu vực nội địa.

- Một số ngành công nghiệp quan trọng khác của Cộng hòa Nam Phi là: sản xuất ô tô, luyện kim, dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản.

- Các trung tâm công nghiệp chính là: Kếp tao, Giô-han-ne-xbua, Po Ê-li-da-bét, Đông Luân Đôn và Đuốc-ban.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:27

Tham khảo

♦ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 23,4% GDP và 25% lao động (2020) với cơ cấu khá đa dạng.

- Công nghiệp khai khoáng:

+ Là ngành nổi bật, đóng góp đáng kể vào GDP, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

+ Cộng hòa Nam Phi là nước đứng thứ 5 thế giới trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tính trên giá trị GDP. Có trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao.

+ Các khoáng sản khai thác nhiều là quặng kim loại và khoáng sản quý, than đá. Đứng hàng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, u-ra-ni-um.

- Công nghiệp hóa chất:

+ Cộng hòa Nam Phi có ngành công nghiệp hóa chất lớn hàng đầu ở châu Phi, cơ cấu đa dạng và liên hợp từ xử lí nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược phẩm.

+ Các lĩnh vực mũi nhọn là: chế biến than tổng hợp, nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng và hóa dầu.

- Công nghiệp chế tạo máy:

+ Sản xuất ô tô là ngành quan trọng của nền kinh tế, chiếm 10% sản lượng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến.

+ Nhiều hãng xe lớn trên thế giới đều có các nhà máy sản xuất tại quốc gia này.

- Công nghiệp điện tử - tin học:

+ Phát triển mạnh với hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động.

+ Lĩnh vực nổi bật là phần mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử, giá trị sản xuất chiếm hơn 7% GDP (2020).

- Công nghiệp luyện kim:

+ Là nước sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, sản xuất nhôm lớn thứ 8 thế giới.

+ Chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.

- Công nghiệp thực phẩm:

+ Là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, đóng góp lớn thứ 3 vào GDP.

+ Các sản phẩm đa dạng: thủy hải sản, các sản phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả, bánh kẹo,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 11:45

Tham khảo!

- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật về ngành công nghiệp

+ Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

+ Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

+ Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi còn phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

+ Cộng hòa Nam Phi đã hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng với hoạt động sản xuất đa dạng.

- Yêu cầu số 2:

+ Một số trung tâm công nghiệp lớn của Cộng hòa Nam Phi là: Đuốc-ban; Kếp-tao; Po Ê-li-da-bét; Blô-em-phôn-tên; Xu-ên; Giô-han-ne-xbớc,…

+ Các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Nam Phi là: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 21:34

Tham khảo

♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.

Vùng Trung ương

+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.

+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.

+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.

+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.

+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.

+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

- Vùng Trung tâm đất đen

+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.

+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.

+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.

+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.

+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.

- Vùng U-ran:

+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.

+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.

+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.

+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.

- Vùng Viễn Đông:

+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.

+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.

+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.

+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 20:21

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng của ngành là các sinh vật, cơ thể sống. Sản xuất thường tiến hành trong không gian rộng.

- Sản xuất phụ thuộc điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

=> Tính mùa vụ ngày càng giảm do sự phát triển của khoa học – công nghệ.

- Sản xuất gắn với khoa học – công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
26 tháng 8 2023 lúc 10:42

Tham khảo!

Ý 1:

- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.

- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.

 Ý 2:

- Vùng Trung ương:

+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.

+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.

+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.

+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...

- Trung tâm đất đen:

+ Diện tích: 167 nghìn km2.

+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...

- Vùng U-ran:

+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.

+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.

+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....

- Vùng Viễn Đông:

+ Diện tích: 6900 nghìn km2.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.

+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò của ngành lâm nghiệp

+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).

+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:

+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.

+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.

+ Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa.

+ Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

- Khí hậu

+ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao: miền Đông có khí hậu gió mùa; miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt; Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

- Sông, hồ

+ Trung Quốc có hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Các sông lớn nhất là: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang…. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

- Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương.... là những hồ chứa nước ngọt quan trọng; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,...

- Sinh vật:

+ Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây.

▪ Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở khu vực khí hậu gió mùa miền Đông, từ nam lên bắc là rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim.

▪ Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên, riêng vùng phía nam của cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim phát triển trong các thung lũng.

+ Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen, như gấu trúc, bò lắc (bò Tây Tạng), cá sấu,...

- Khoáng sản: Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: khoáng sản năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, đồng, thiếc, bô-xít, đất hiếm…), khoáng sản phi kim loại (phốt pho, lưu huỳnh, muối mỏ…)

- Biển: Trung Quốc giàu tài nguyên biển:

+ Trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên lớn, các mỏ dầu lớn nằm ở vùng bờ biển và thềm lục địa của Hoàng Hải, các mỏ khí tự nhiên lớn nằm ở biển Hoa Đông và gần đảo Hải Nam.

+ Các vùng biển có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh