Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ:

- Dân cư gồm người nhập cư và người lai.

- Người bản địa chủ yếu là người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít di cư từ châu Á sang.

- Từ cuối thế kỉ XVI, đa số người nhập cư là người châu Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

- Đến thế kỉ XVII, người nhập cư chủ yếu là người châu Phi.

- Sự hòa huyết giữa người gốc Âu, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa => người lai.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 21:35

Tham khảo
- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a), hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương).

- Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất.

- Trên đất liền, Việt Nam có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.

+ Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 0:09

Tham khảo
1.

- Hướng chảy của dòng biển ven bờ ở nước ta thay đổi theo mùa:

+ Mùa đông, dòng biển có hướng: đông bắc - tây nam.

+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng tây nam - đông bắc.
2.

- Dòng biển: Hoạt động của gió mùa đã hình thành các dòng biển bao gồm dòng biển lạnh theo gió mùa đông và dòng biển nóng theo gió mùa hạ.

- Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ: thay đổi theo mùa:

+ Về hướng chảy: vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam, còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại là tây nam đông bắc.

+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hè.

- Sóng biển: gió mùa cũng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng trên Biển Đông, trong đó sóng vào mùa đông thường mạnh hơn mùa hạ.

Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C, có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ ven bờ ra ngoài khơi.

Độ muối bình quân của Biển Đông là 30 - 33%%; thay đổi theo khu vực, theo mùa và theo độ sâu.

- Chế độ thủy triều:Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau:

+ Ở khu vực phía bắc, chế độ nhật triều được coi là điển hình nhất;

+ Ở khu vực phía nam, chế độ bán nhật triều xen kẽ với chế độ nhật triều.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 0:19

tham khảo:

- Dọc bờ biển nước ta có khoảng hơn 120 bãi biển, bãi cát phẳng, độ dốc trung bình phù hợp cho phát triển du lịch. Có nhiều bãi tắm đẹp, đặc biệt là dải bờ biển từ Đại Lãnh (Khánh Hòa) cho tới Phan Thiết (Bình Thuận).

- Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn, như: vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 0:16

THAM KHẢO:

- Tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta rất phong phú và đa dạng.

+ Về thực vật, nước ta có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; đã phát hiện trên 600 loài rong biển, khoảng 400 loài tảo biển cùng nhiều loài cỏ biển có giá trị.

+ Về động vật, biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như: cá nục, cá trích, cá thu, cá chuồn,... Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có hàng nghìn loài giáp xác (tôm, cua,..) và các loài nhuyễn thể (mực, ốc, trai, sò,...), hàng trăm loài chim biển (yến, hải âu,..) cùng nhiều loài có giá trị khác.
Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
15 tháng 8 2023 lúc 0:21

THAM KHẢO:

- Nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, gió thổi thường xuyên với tốc độ trung bình. Chính vì vậy, tiềm năng triển vọng năng lượng điện gió của nước ta là rất lớn.

- Bên cạnh nguồn năng lượng, gió nước ta còn có nguồn năng lượng thủy triều ổn định. Hai khu vực có tiềm năng năng lượng thủy triều có thể xây dựng được các nhà máy điện để phục vụ cho hoạt động sản xuất là:

+ Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) đến Thanh Hóa.

+ Khu vực từ Mũi Ba Kiệm (Bình Thuận) đến Cà Mau.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:43

Tham khảo

- Tính chất nhiệt đới thể hiện qua các yếu tố bức xạ:

+ Lượng bức xạ tổng cộng của nước ta lớn; cán cân bức xạ trên lãnh thổ luôn dương (từ 70 - 100 kcal/cm2/năm).

+ Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm.

- Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trong năm thường nhiều hơn, khoảng 3000 - 4000 mm/ năm.

+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:07

Tham khảo

- Địa hình bờ biển nước ta khá đa dạng:

+ Các đồng bằng châu thổ, các bãi triều

+ Một số nơi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đã, bán đảo, vũng, vịnh sâu,…

+ Ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm phá.

- Địa hình thềm lục địa:

+ Mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam.

+ Thu hẹp ở miền Trung.

Toru
14 tháng 8 2023 lúc 22:08

Tham khảo:

- Địa hình bờ biển nước ta khá đa dạng:

+ Các đồng bằng châu thổ, các bãi triều

+ Một số nơi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đã, bán đảo, vũng, vịnh sâu,…

+ Ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm phá.

- Địa hình thềm lục địa:

+ Mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam.

+ Thu hẹp ở miền Trung.

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì:

- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người, các hoạt động sinh hoạt và sản xuất:

+ Cơ thể con người cần 1 lượng nước để duy trì sự sống, nếu thiếu nước cơ thể sẽ mệt mỏi, bệnh tật.

+ Nước ngọt cần thiết cho sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, rửa bát,…).

+ Tưới tiêu cho cây trồng, làm mát máy móc, thiết bị công nghiệp,…

- Nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong thủy quyển và đang ngày càng khan hiếm (thủy quyển bao phủ tới 76% bề mặt Trái Đất, nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong đó thì 70% lượng nước ngọt này tồn tại dưới dạng băng tuyết).

* Giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn nước ngọt:

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới;

- Sử dụng nguồn nước hợp lí;

- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước,…

- Xử lý nước thải hợp lí

- Phân loại rác thải.

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Đặc điểm của nước băng tuyết: 

Là nước ở thể rắn, chiếm 70% lượng nước ngọt trên Trái Đất.Bao phủ gần 10% diện tích các lục địa, phân bố rải rác ở các đỉnh núi cao, chiếm khoảng 3% diện tích băng trên toàn Trái Đất.Hình thành do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, tích tụ, nén chặt trong thời gian dài.Diện tích, khối lượng luôn thay đổi (có lúc băng mở rộng hoặc có lúc băng tan).