Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 22:27

Tham khảo
1.

Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản

- Nhiều loại tài nguyên khoáng sản nước ta vẫn chưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ tiềm năng và giá trị;

- Một số loại tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả, vẫn còn tình trạng khai thác quá mức.

- Công nghệ khai thác một số khoáng sản chưa tiên tiến, gây lãng phí tài nguyên và những hệ quả như xói mòn, trượt đất, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước và huỷ hoại môi trường ở những nơi khai thác khoáng sản.
2.

Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản nước ta

- Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản Việt Nam.

- Áp dụng các biện pháp quản lí chặt chẽ việc thăm dò, khai thác khoáng sản; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

- Áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường nghiên cứu, sử dụng các nguồn vật liệu thay thế, tài nguyên năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời; Năng lượng gió,…)

Nguyệt Trương
Xem chi tiết
Tuong Vy nguyen
1 tháng 5 lúc 13:18

Biểu hiện:
- Sự suy giảm của các loài sinh vật động vật và thực vật.
- Sự lão hóa của các cây trồng.
- Sự sụt giảm của các nguồn nước sạch.
- Sự thay đổi khí hậu.
Nguyên nhân:
- Sự phát triển của công nghiệp và dân cư.
- Sự phá hoại của các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên (khai thác mỏ, cây trồng, đào rừng, đào đất).
- Sự ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Sự thay đổi khí hậu.
Giải pháp:
- Phát triển các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các chương trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Hạn chế sự khai thác quá mức của các tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng cường việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng các hệ thống thông tin và báo cáo về tình trạng tài nguyên thiên nhiên.
- Hỗ trợ các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách tạo ra các chương trình hỗ trợ tài chính.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 23:19

 Tham khảo: Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng

- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt của người dân…

- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:47

- Nêu một số đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Mỹ La-tinh.

a) Địa hình và đất: Nhìn chung, khu vực Mỹ La-tinh có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.

- Khu vực phía tây: là miền núi cao, bao gồm: sơn nguyên Mê-hi-cô và vùng núi trẻ Trung Mỹ, hệ thống núi An-đét cao và đồ sộ bậc nhất thế giới chạy sát bờ Thái Bình Dương.

- Khu vực phía đông: là miền núi thấp, sơn nguyên và đồng bằng, bao gồm:

+ Sơn nguyên Guy-a-na và sơn nguyên Bra-xin, bề mặt nhiều nơi phủ đất feralit hình thành từ dung nham núi lửa;

+ Phần trung tâm sơn nguyên Guy-a-na và phần đông sơn nguyên Bra-xin được nâng lên thành một số dãy núi.

+ Các đồng bằng La-nốt, La Pla-ta là những vùng đất thấp, bề mặt được bồi đắp phù sa dày, khá bằng phẳng. Riêng đồng bằng A-ma-dôn có phần lớn diện tích là đầm lầy, rừng rậm phát triển.

- Vùng biển Ca-ri-bê: có nhiều đảo, đất màu mỡ.

b) Khí hậu

- Khí hậu của phần lớn lãnh thổ Mỹ La-tinh có tính chất nóng, ẩm.

- Do phạm vi lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ và đặc điểm địa hình nên khí hậu Mỹ La-tinh phân hóa đa dạng thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau, như:

Đới khí hậu xích đạo quanh năm nóng, ẩm, bao gồm: phần phía tây đồng bằng A-ma-dôn, duyên hải phía tây Cô-lôm-bi-a và Ê-cu-a-đo.

Đới khí hậu cận xích đạo một năm có hai mùa (mùa khô và mùa mưa) rõ rệt, bao gồm: toàn bộ phần phía bắc Nam Mỹ, đông và nam đồng bằng A-ma-dôn, bắc sơn nguyên Bra-xin.

Đới khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây, có ở khu vực Trung Mỹ, phía nam đồng bằng A-ma-dôn.

Đới khí hậu cận nhiệt có mùa hạ nóng, mùa đông ấm và đới khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, bao gồm: toàn bộ phần lãnh thổ phía nam của lục địa Nam Mỹ.

Các vùng núi cao ở phía tây lục địa Nam Mỹ có kiểu khí hậu núi cao.

c) Sông, hồ

- Mạng lưới sông khá phát triển, có nhiều sông lớn và dài, phần lớn các sông nhiều nước quanh năm như A-ma-dôn, Ô-ri-nô-cô,...

- Các hồ ở Mỹ La-tinh đa số là hồ nhỏ, nằm trên các độ cao lớn, có nguồn gốc kiến tạo, núi lửa, băng hà.

d) Sinh vật

- Thảm thực vật của Mỹ La-tinh rất đa dạng, bao gồm: rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới, xa van và rừng thưa, hoang mạc và bán hoang mạc,...

- Giới động vật ở Mỹ La-tinh rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu, như: thú ăn kiến, cá sấu Nam Mỹ, vẹt, lạc đà Nam Mỹ (La-ma),...

e) Khoáng sản

- Mỹ La-tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.

- Khoáng sản phong phú về chủng loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-xin - trữ lượng 80 tỉ tấn,...); chì - kẽm, bạc (Bô-li-vi-a, Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,...). Ngoài ra còn có thiếc, man-gan, ni-ken,...

g) Biển

Mỹ La-tinh giáp ba đại dương, có vùng biển rộng.

- Tài nguyên sinh vật biển phong phú tạo thuận lợi cho ngành khai thác thuỷ sản phát triển, nhất là ở vùng biển Thái Bình Dương.

- Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.

- Nhiều nơi, nhất là khu vực Ca-ri-bê có các bãi biển đẹp, nước trong xanh thuận lợi phát triển du lịch biển.

Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:47

- Phân tích ảnh hưởng một trong những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Mỹ La-tinh.

 - Ảnh hưởng của địa hình và đất đai:

+ Các đồng bằng châu thổ: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam có đất phù sa màu mỡ, là những vùng nông nghiệp trù phú, dân cư tập trung đông đúc.

+ Phía đông nam có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 400m, chủ yếu là đất feralit thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt.

+ Miền tây có địa hình hiểm trở, đất đai nghèo dinh dưỡng không thuận lợi cho sản xuất nhưng có thể trồng rừng, chăn nuôi gia súc.

- Ảnh hưởng của khí hậu:

+ Miền đông có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và cư trú. Tuy nhiên, mưa tập trung vào mùa hạ gây ra lũ lụt ở hạ lưu sông, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

+ Miền tây khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

- Ảnh hưởng của sông, hồ:

+ Ở miền đông, sông ngòi có giá trị cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thông đường thủy, tuy nhiên vào mùa hạ nước sông dâng cao gây ra lũ lụt cho nhiều vùng đất rộng lớn ở hạ lưu.

+ Các hồ nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển du lịch; các hồ nước mặn thích hợp phát triển du lịch.

- Ảnh hưởng của tài nguyên sinh vật:

+ Rừng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thảo nguyên ở miền tây được sử dụng để chăn nuôi gia súc.

+ Hệ động vật phong phú có giá trị về nguồn gen, bảo tồn…

- Ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản: sự giàu có, phong phú về khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

- Ảnh hưởng của biển:

+ Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác.

+ Các vùng biển có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao tạo thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.

+ Ven biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển, một số vùng biển, đảo có tiềm năng phát triển du lịch.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 8 2023 lúc 9:50

tham khảo

- Môi trường biển, đảo nước ta:

+ Chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt. Ở một số nơi nuôi trồng thuỷ sản, đầm, vịnh, cửa sông ven biển có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.

+ Gần đây, diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng các hệ sinh thái biển (rạn san hô, cỏ biển,..) có xu hướng suy thoái ở một số nơi.

- Tài nguyên môi trường biển, đảo:

+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn loài hải sản, trong đó khoảng hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao.

+ Tài nguyên khoáng sản ở vùng biển, đảo nước ta phong phú. Nhiều khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,..

+ Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển, đảo,... thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 9:50

Tham khảo

Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.Tài nguyên vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn với hàng nghìn loài hải sản, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao; Tài nguyên khoáng sản cũng vô cùng phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,...; Bờ biển dài với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp,...Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,...) bị suy thoái,...
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Khái niệm: Là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.

* Đặc điểm

- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu,... của các lãnh thổ.

- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, được phân loại dựa vào thuộc tính tự nhiên, dựa vào công dụng kinh tế và khả năng bị hao kiệt.

* Vai trò của tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.

- Yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp,...

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn.

- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định cho sản xuất trong nước.

- Tài nguyên thiên nhiên có thể được khai thác để xuất khẩu, tích luỹ vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh,...

Minh Lệ
Xem chi tiết

Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên:

* Khai thác tài nguyên đất

- Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và được khai thác thác từ rất lâu để trồng trọt.

- Gần đây, các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại kết hợp các phương thức đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn phân bón sinh học nên năng suất sinh học rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hóa đất.

* Khai thác tài nguyên nước

- Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực: giao thông thủy, phát triển thủy điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghệp,...

- Việc khai thác quá mức cùng lượng chất thải rất lớn trong sản xuất và sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước => Các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải, chú trọng tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt.

* Tài nguyên khoáng sản

- Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú nhưng khai thác theo quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường và khoáng sản dần cạn kiệt.

- Các nước Bắc Mỹ đã có nhiều biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.

* Khai thác các tài nguyên khác

- Sinh vật biển:

+ Do tiếp giáp ba đại dương nên Bắc Mỹ có nguồn sinh vật biển rất phong phú và đa dạng.

+ Hàng năm, một lượng lớn thủy hải sản được đánh bắt, đáp ứng nhu cầu của người dân => Các nước Bắc Mỹ quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể.

- Rừng:

+ Bắc Mỹ sở hữu tài nguyên rừng giàu có, nhưng thời gian dài rừng bị khai thác mạnh nên diện tích rừng suy giảm nhanh.

+ Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng như: ban hành luật về rừng, quy định trồng mới rừng sau khi khai thác,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 0:00

Tham khảo
- Ví dụ: Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 23:16

Tham khảo

- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt,…. => đây là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

- Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí, công nghệ khai thác còn lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt, vì vậy cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

- Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:

+ Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.

+ Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

+ Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.

+ Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.

khanhboy hoàng
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 10 2023 lúc 15:23

- Tình hình sử dụng tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay vẫn đang đối mặt với một số thách thức và hạn chế. Một ví dụ cụ thể là việc quản lý và sử dụng nước trong ngành nông nghiệp.

- Ví dụ cụ thể: Trong lĩnh vực nông nghiệp, nước được sử dụng một cách không hiệu quả và không bền vững. Các hệ thống tưới tiêu truyền thống sử dụng nước lãng phí và gặp khó khăn trong việc theo dõi và quản lý lượng nước sử dụng. Ngoài ra, sự tăng cường sản xuất nông nghiệp và mở rộng diện tích canh tác đã dẫn đến sự suy giảm nguồn nước ngầm và nước mặt. Các tuyến sông và con đập chứa nước cũng đang phải đối mặt với quá trình ô nhiễm và sự cạnh tranh về nước sử dụng.

- Biện pháp đề xuất: 
+ Quản lý và theo dõi nguồn nước
+ Khuyến khích tái sử dụng nước
+ Khuyến khích các phương pháp nông nghiệp bền vững
...