Tác giả đã giải thích như thế nào về khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo?
Theo em, học như thế nào là năng động, sáng tạo và học như thế nào là thiếu năng động, sáng tạo? Trong hoạt động thể dục thể thao, có người cho rằng muốn đạt giải chỉ cần có sức khỏe thật tốt là được không có gì phải sáng tạo nếu có thì chỉ trong cuộc thi cờ vua, cờ tướng mà thôi Em cho biết suy nghĩ của mình về vấn đề trên?
Bé Lan hỏi chị: Năng động, sáng tạo là gì? Người như thế nào thì được gọi là người năng động, sáng tạo? Bằng kiến thức đã học, em hãy giải đáp thắc mắc của bé Lan; đồng thời, hãy giúp bé hiểu được ý nghĩa của năng động sáng tạo đối với con người? Giúp mình vs ạ
Một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn là tạo tình huống truyện độc đáo. Theo anh (chị), tác giả đã sáng tạo tình huống gì trong truyện ngắn này? Tình huống đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định?
Tình huống truyện độc đáo:
- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm
+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định
+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng
+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.
+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm
Bằng kiến thức đã học ở bài năng động sáng tạo Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: "Đi một ngày đàn Học một sàng khôn"
Tham khảo:
Theo nghĩa tường minh thì “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là những hiểu biết, học hỏi thêm nhiều điều mới mà ta bắt gặp trên đường đi ấy. Câu tục ngữ có hai vế “một ngày đàng” và “một sàng khôn” rất đăng đối, cân xứng nhau. Hơn nữa nó còn thể hiện sự tăng tiến đồng đều.
Là một công dân trong thời đại phát triển ấy, chúng ta luôn phải cố gắng hết sức mình để đạt thành công. Ai ai cũng cần phải ra sức học tập, trau dồi tri thức để có thể tiến kịp bước phát triển nhanh của xã hội hiện đại ngày nay. Vì vậy câu hỏi: Học tập bằng cách nào để đạt hiệu quả nhất luôn là điều khiến chúng ta trăn trở. Năm xưa, ông cha ta răn dạy: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Câu tục ngữ đó vẫn còn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa cao đẹp để mỗi người vận dụng trong cuộc sống hôm nay.
Câu tục ngữ " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" đặc biệt ở chỗ kết hợp từ ngữ rất sáng tạo. "Ngày đàng" ở đây chính là ngày đường, mang ý nghĩa không gian và thời gian. Vế thứ nhất " Đi một ngày đàng" với ý nghĩa chỉ con người đi ra ngoài vào một khoảng thời gian nhất định và đến bất kì địa điểm nào đó. Đây là tiền đề cũng đồng thời là cơ sở để "học một sàng khôn". Trong sự đối xứng về mặt ý nghĩa với vế thứ nhất, vế hai "học một sàng khôn" ý muốn nói đến kết quả học hỏi thu lượm được rất lớn. Từ "Sàng khôn" ở đây mang tính biểu trưng và tạo nên khá nhiều liên tưởng thú vị.
Trong câu tục ngữ, từ "sàng" được sử dụng với nghĩa đen chỉ một loại đồ vật sử dụng chất liệu là tre, hình tròn, nông, mắt thưa giúp làm sạch trấu và lọc gạo tấm. Theo quan niệm dân gian, đơn vị đong đo bằng "sàng" là lớn và nhiều. Vậy "học một sàng khôn" là học được các điều bổ ích, điều tốt trong nhân gian để mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống và xã hội, bên cạnh đó giúp trưởng thành hơn. Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" chính là lời khuyên nhủ mỗi chúng ta không nên ngồi mãi trong căn phòng chật hẹp tù túng mà phải ra ngoài tận hưởng cái hay cái đẹp của cuộc đời và càng đi nhiều bạn sẽ càng hiểu biết rộng, ngay cả những điều trước đây mình chưa hề biết, trải nghiệm và khám phá những điều hay của cuộc sống.
Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội.
Đối tượng: người nghe là toàn thể đồng bào (người nước mình, anh em, dân Việt Nam...)
- Tác giả đặt vấn đề thẳng thắn, trực tiếp, gây ấn tượng mạnh mẽ vấn đề: Việt Nam chưa có luân lí xã hội
- Để gạt đi sự ngộ nhận có thể có người nghe về sự hiểu biết của chính họ về vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều.
- Tác giả loại bỏ sự xuyên tạc không cần thiết: “Một tiếng bè bạn không thể thay thế cho luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì?”
→ Tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh
câu 1 : em hiểu như thế nào về quan điểm văn chương còn sáng tạo ra sự sống . của hoài thanh ? bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 7 , em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu giải thích và chứng minh ý kiến trên trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt gạch chân , chú thích rõ tác dụng của câu đặc biệt đó
tính năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện tại?cách rèn luyện tính năng động sáng tạo
Tham khảo:
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người đã làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
-
- Học sinh cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động... nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc.
- Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
- Học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đức tính này sẽ giúp các em có thái độ tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lí các tinh huống trong học tập, lao động.. Nhằm đạt kết quả cao trong mọi công việc
- Để trở thành người năng động, sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống
Những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập:
– Thực hiện tốt nhiệm vụ, nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của người học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.
– Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đốn đốc.
– Nhiệt tình tham gia các công việc ở nhà, ở trường, ở cộng đồng theo sự phân công của tổ chức.
– Có suy nghĩ, cải tiến phương pháp học tập, lao động với mong muốn làm tốt hơn công việc đã nhận.
– Biết trao đổi kinh nghiệm với người khác, trước hết Ịà bạn bè để cùng tiến bộ.
– Có thái độ nghiêm khắc, quyết tâm sửa chữa lối sống tự do cá nhân, thiếu trách nhiệm, cẩu thả, ngại khó, sống buông thả, lười suy nghĩ, uể oải trong học tập, lao động…
) Nêu một số biểu hiện của người có tính năng động, sáng tạo ? Là học sinh em rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào?
Sau khi thực hiện vai trò một người đọc thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với tác giả, một người viết kiên nhẫn và sáng tạo, em hãy làm một diễn giả có khả năng thuyết phục cao để giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của mình. Hãy đem đến ngày hội với sách những bài viết, tác phẩm của em.
Cuốn sách: Hachiko chú chó đợi chờ
Sách là người bạn cũng như người thầy thân thiết của mỗi chúng ta. Ngay từ khi còn nhỏ em đã được bố mẹ cũng như thầy cô truyền cảm hứng về việc yêu sách và thói quen đọc sách. Chính vì vậy em đã đọc được rất nhiều điều bổ ích, thú vị cũng như những câu chuyện cảm động đến từ những cuốn sách hay. Một trong số các cuốn sách mà em rất thích là cuốn “Hachiko chú chó đợi chờ”. Em được biết cuốn sách này đã được dựng thành phim và nội dung câu chuyện trên phim cũng rất cảm động, để lại cho người xem rất nhiều cảm xúc sâu lắng.
Tác giả của cuốn sách là Luis Prats (nằm trong danh mục sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế). Trang bìa cuốn sách chính là hình vẽ minh họa về chú chó Hachiko, Hachiko là một giống chó akita của Nhật Bản. Với cách trình diễn bằng thuốc nước rất đẹp vững chắc sẽ đọng lại trong người đọc những sắc màu khó phai. Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, lúc chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông tới nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại tới nhà ga đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư nhắm mắt xuôi tay, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm mướn việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng ko thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở tổ quốc Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất toàn cầu. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn ko thể kìm được mỗi lần đọc sách.
Em tin dù là người mạnh mẽ tới đâu cũng sẽ phải rung động lúc đọc cuốn sách này. Sau lúc đọc cuốn sách em đã nuôi một chú chó, em rất yêu quý nó và cũng đặt cho nó cái tên Hachiko, tới nay chú chó đã gần 5 tuổi.
rong pha sáng của quang hợp năng lượng ánh sáng có tác dụng
A. Kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi quỹ đạo.
B. Quang phân li nước tạo các điện tử thay thế các điện tử của diệp lục bị mất.
C. Giải phóng O2.
D. Cả A, B và C.