Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Linh Phương
Xem chi tiết
Phong Thần
26 tháng 5 2021 lúc 10:40

#Tham_khảo

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

- Yếu tố cổ điển:

+ Thể hiện qua hình ảnh thơ quen thuộc: Cánh chim, chòm mây, con người.

+ Thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình: bộc lộ tâm trạng quá thiên nhiên.

+ Thể hiện qua thời gian nghệ thuật.

+ Thể hiện qua bút pháp điểm xuyết- nhãn tự "hồng".

- Yếu tố hiện đại:

+ Thể hiện qua tâm trạng nhân vật trữ tình: buồn mà không bị lụy, hành động và cố gắng.

+ Hình ảnh hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động, con người nổi bật là trung tâm tác phẩm.

+ Tinh thần lạc quan trong gian khó của Bác Hồ.

+ Tứ thơ vận động theo sự phát triển.

05. Tiến Dũng 12C3
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 1 2022 lúc 7:26

B

phung tuan anh phung tua...
10 tháng 1 2022 lúc 7:26

chắc là A

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 9 2017 lúc 7:55

Đáp án C

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 7 2023 lúc 21:46

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.

Nổi bật ở đoạn thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.

Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.

TLam☕☘

Tây Ẩn
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dũng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 12 2019 lúc 17:32

Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:

Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó

...

Biết làm có được mà dám theo

- Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới

- Ý nghĩa đoạn thơ:

+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác

+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
7 tháng 12 2017 lúc 10:55

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:

"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

....

Biết làm có được mà giám theo."

- Trong đoạn thơ này tác giả đã đề cập đến cuộc sống hiện thực của mình: "thước đất cũng không có", "văn chương hạ giới rẻ như bèo", ...cuộc sống của thi sĩ thực nghèo khó, đến tấc đất cũng không có. Thi sĩ chỉ có "một bụng văn" tuy nhiên lại rẻ như bèo nên làm quanh năm cũng không đủ tiêu, lại bị o ép đủ điều. Cuộc sống của thi sĩ thật khó khăn, nghèo túng.
- Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".

Nguyễn Thị Minh Tâm
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
31 tháng 10 2021 lúc 9:19

Tham khảo!

Câu 1:

- Năm sinh - năm mất: 701 - 762

- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, được mệnh danh là Thi Tiên

- Quê quán: ở Tam Cúc

- Cuộc đời:

Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.Quanh ông luôn có rất nhiều giai thoại, những nổi tiếng nhất chính là giai thoại về cái chết vì muốn vớt ánh trăng vàng của ông.

- Đặc điểm thơ Lí Bạch:

Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóngHình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩNgôn ngữ tự nhiên mà điêu luyệnÔng thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn

Câu 2:Xuất xứ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Tương Như dịch, in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Cuộc đời Lí Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đi khắp nơi trong thiên hạ để thảo chí thăm thú. Tuy vậy, không lúc nào trong ông quên đi quê hương mình. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.

Câu 3:

Thể thơ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bài thơ Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh được viết bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.

Khác với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư)Đây là thể thơ ra đời trước thời Đường - có trước các thể thơ đường luậtKhông gò bó, bắt buộc tuân thủ theo các niệm luật và phép đối như thơ đườngSố chữ của 1 câu là 5 nhưng số câu thì không hạn định

Câu 4:Bố cục bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 12 câu thơ đầuCảnh đêm trăng sáng và tâm trạng của tác giả
Phần 22 câu thơ cuốiNỗi nhớ quê hương của tác giả
Hương Nguyenthi
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 2 2021 lúc 20:45

Em tham khảo các ý sau :

 

Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau:

+ Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.

+ Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hồn thiêng khi sa cơ lỡ vận.

︵✰Ah
2 tháng 2 2021 lúc 20:47

- Bài thơ “Nhớ rừng” là bài thơ hay của Thế Lữ, nhưng cũng là bài thơ hay của phong trào Thơ Mới. Điểm nổi bật của tâm hồn lãng mạn là giàu mộng tưởng, khát vọng và cảm xúc. Người nghệ sỹ lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám-1945 cảm thấy cô đơn, tù túng trong xã hội bấy giờ nhưng bất lực, họ chỉ còn biết tìm cách thoát li thực tại ấy bằng chìm đắm vào trong đời sống nội tâm tràn đầy cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét khuôn khổ, gò bó và sự tầm thường. Nó có hứng thú giãi bầy những cảm xúc thiết tha mãnh liệt, nhất là nỗi buồn đau. - Cảm xúc lãng mạn trong bài thơ nhớ rừng được thể hiện khá rõ ở những khía cạnh sau:

+ Hướng về thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ bằng một cảm giác trào dâng mãnh liệt. Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.

+ Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận.

                                        ~~~~Tham khảo~~~~

Diệp Vi
3 tháng 2 2021 lúc 7:29

LÃNG MẠN Ở BÀI THƠ NHỚ RỪNG CỦA THẾ LỮ ĐƯỢC THỂ HIỆN:*) Tác giả khao khát về một thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường tráng lệ  với một cảm giác trào dâng mãnh liệt.*) Thế giới ấy hoàn toàn đối lập với thực tại tầm thường, giả dối. Trong baì thơ, thế giới mộng tưởng chính là cảnh đại ngàn hùng vĩ và kèm theo đó là cảnh oai hùng của chúa sơn lâm.*) Diễn tả thấm thía nỗi đau trong tinh thần bi tráng, tức là nỗi uất ức xót xa của hòm thiêng khi sa cơ lỡ vận.*) Nhưng đằng sau sự lãng mạn đó là niềm khao khát tự do của người dân mất nước thuở ấy!