Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích hình thức vùng chuyển canh ở nước ta.
Dựa vào thông tin mục 3, hình 11.5 và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.
Tham khảo
* Đặc điểm địa hình:
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Địa hình đảo:
+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...
+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.
+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.
* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.
+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;
+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.
- Hướng gió thay đổi theo mùa:
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;
+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.
- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.
- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.
* Đặc điểm hải văn:
- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.
- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.
+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.
+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.
- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.
- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:
+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).
+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).
Dựa hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên một số hoạt động khai thác tài nguyên vùng biển, đảo nước ta.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế ở vùng biển Việt Nam.
Tham khảo
*Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
*Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
tham khảo
* Yêu cầu số 1: Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta:
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên,…)
- Phát triển nghề sản xuất muối.
- Phát triển hoạt động du lịch biển.
- Xây dựng các cảng nước sâu.
- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.
* Yêu cầu số 2: Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng biển
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai và hiện tượng thời tiết bất lợi: bão, nước dâng, sóng lớn, xói lở bờ biển,... gây thiệt hại về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
+ Ở một số nơi, tài nguyên thiên nhiên có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.
Dựa vào kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy trình bày những nét chính về môi trường và tài nguyên thiên nhiên vùng biển, đảo nước ta.
tham khảo
- Môi trường biển, đảo nước ta:
+ Chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt. Ở một số nơi nuôi trồng thuỷ sản, đầm, vịnh, cửa sông ven biển có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.
+ Gần đây, diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng các hệ sinh thái biển (rạn san hô, cỏ biển,..) có xu hướng suy thoái ở một số nơi.
- Tài nguyên môi trường biển, đảo:
+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn loài hải sản, trong đó khoảng hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao.
+ Tài nguyên khoáng sản ở vùng biển, đảo nước ta phong phú. Nhiều khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,..
+ Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển, đảo,... thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tham khảo
Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.Tài nguyên vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn với hàng nghìn loài hải sản, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao; Tài nguyên khoáng sản cũng vô cùng phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,...; Bờ biển dài với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp,...Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,...) bị suy thoái,...Dựa vào thông tin trong mục a và các kiến thức đã học, hãy:
- Nêu một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta.
- Cho biết việc phát triển kinh tế ở vùng biển đảo nước ta có những thuận lợi, khó khăn gì.
Tham khảo
* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)
- Phát triển các hoạt động du lịch biển.
* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo
- Thuận lợi:
+ Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...
+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.
- Khó khăn:
+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.
+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.
Dựa vào hình 15.4, hình 15.5 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên một số mỏ khoáng sản vùng biển Việt Nam
- Trình bày đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta
THAM KHẢO:
Câu 1. Một số mỏ khoáng sản ở vùng biển Việt Nam:
- Than đá: Cẩm Phả, Lạc Thủy, Quỳnh Nhai, Sơn Dương,...
- Dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,...
- Bô-xít: Đắk Nông, Măng Đen, Krông Buk,...
- A-pa-tit: Cam Đường
Câu 2. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta:
Dầu mỏ và khí tự nhiên: trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ mét khối khí. Các bể trầm tích lớn như: sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,...Muối: đường bờ biển dài, độ muối trung bình cao => Thuận lợi để sản xuất muối (Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận,...)Một số tài nguyên khoáng sản khác:- Quặng titan: Có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung với trữ lượng khoảng 650 triệu tấn.
- Cát thủy tinh: phân bố ở nhiều nơi như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế,...
- Ngoài ra vùng biển Việt Nam còn có phốt pho, băng cháy, đồng, chì, kẽm,...Dựa vào hình 10.3 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch ở một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt
(*) Trình bày:
- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình khoảng 180C đến 190C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.
=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Dựa vào hình 15.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tài nguyên sinh vật của vùng biển nước ta.
THAM KHẢO:
- Tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta rất phong phú và đa dạng.
+ Về thực vật, nước ta có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; đã phát hiện trên 600 loài rong biển, khoảng 400 loài tảo biển cùng nhiều loài cỏ biển có giá trị.
+ Về động vật, biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như: cá nục, cá trích, cá thu, cá chuồn,... Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có hàng nghìn loài giáp xác (tôm, cua,..) và các loài nhuyễn thể (mực, ốc, trai, sò,...), hàng trăm loài chim biển (yến, hải âu,..) cùng nhiều loài có giá trị khác.Dựa vào hình 10.1, hình 10.2 và các thông tin trong bài, em hãy phân tích những ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp nước ta.
Tham khảo
* Thuận lợi
- Khí hậu nước ta cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, gồm các cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế và năng suất cao.
- Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, do đó, hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 – 3 vụ/năm) với nhiều hình thức canh tác như: xen canh, luân canh, gối vụ,...
- Khí hậu có sự phân hoá đã:
+ Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới;
+ Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,...
* Khó khăn:
- Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài em hãy:
- Xác định trên bản đồ một số hệ thống sông lớn.
- Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước sông của một hệ thống sông lớn ở nước ta
Tham khảo
1.
- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:
+ Hệ thống sông Hồng
+ Hệ thống sông Thu Bồn
+ Hệ thống sông Cửu Long.
2.
(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng
(*) Trình bày:
a. Đặc điểm mạng lưới sông:
- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.
- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).
- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
b. Đặc điểm chế độ nước sông:
- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)
+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
2:
Tham khảo:
Hệ thống sông Cửu Long:
- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:
+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)
+ Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.
- Có nhiều phụ lưu.
- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.
Dựa vào thông tin và hình 6.8, 6.9 trong mục 2, hãy phân tích vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất và sinh hoạt ở nước ta.
Tham khảo
* Vai trò của vai trò của hồ, đầm đối với sản xuất:
- Nông nghiệp:
+ Các hồ, đầm nước ngọt là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi.
+ Hồ, đầm là mặt nước tự nhiên để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn như đầm phá Tam Giang, đầm Thị Nại, hồ thuỷ điện Hoà Bình,...
- Công nghiệp:
+ Các hồ thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La, Yaly,..) là nơi trữ nước cho nhà máy thuỷ điện.
+ Hồ cung cấp nước cho các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực - thực phẩm, khai khoáng,...
- Dịch vụ:
+ Một số hồ, đầm thông với các sông, biển có giá trị về giao thông.
+ Nhiều hồ, đầm có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái với tính đa dạng sinh học cao, khí hậu trong lành được khai thác để phát triển du lịch, như hồ Tơ Nưng, hồ Ba Bể,…
* Vai trò của vai trò của hồ, đầm đối với sinh hoạt:
- Phục vụ nhu cầu nước trong sinh hoạt, là nguồn ngọt lớn.
- Đóng vai trò đảm bảo an ninh nguồn nước, nhất là ở các khu vực có mùa khô sâu sắc.