Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Bình Auth
Xem chi tiết
💢Sosuke💢
23 tháng 5 2021 lúc 16:35

Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1979 là hai cuộc đấu tranh *

A. mang tính chính nghĩa.

B. diễn ra trường kì.

C. thể hiện sự đối đấu Đông – Tây.

D. giành chính quyền.

Hắc Hoàng Thiên Sữa
23 tháng 5 2021 lúc 20:19

A

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 2 2021 lúc 11:29

* Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam:

- Diễn biến:

+ Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta.

+ Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

+ Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

+ Quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt.

- Kết quả:

+ Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt.

+ Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

* Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:

- Diễn biến:

+ Từ năm 1978, Trung Quốc cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia.

+ Sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

+ Quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã kiên cường chiến đấu.

- Kết quả: Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 5 2018 lúc 11:23

a) Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam

- Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn Pôn Pốt ở Cam-pu-chia đã quay súng bắn vào nhân dân ta. Chúng liên tiếp mở những cuộc hành quân khiêu khích dọc biên giới, lấn chiếm lãnh thổ nước ta.

- Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây - Nam nước ta.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi quân Pôn Pốt. Cuộc chiến tranh biên giới Tây - Nam nhanh chóng chấm dứt. Toàn bộ quân xâm lược Pôn Pốt bị quét khỏi nước ta, hòa bình được lập lại trên toàn tuyến biên giới Tây - Nam.

b) Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

- Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau.

- Nhưng từ năm 1978, Trung Quốc đã có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17 - 2 - 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Cuộc chiến đấu ngoan cường vì độc lập tự do của nhân dân ta, cùng với sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trong nước và thế giới, đã buộc Trung Quốc phải rút quân khỏi nước ta từ ngày 5 - 3 - 1979, đến ngày 18 - 3 -1979 thì rút hết quân.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 11 2019 lúc 2:12

Đáp án: C

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 6 2017 lúc 17:10

* Bảo vệ biên giới Tây Nam:

- Tháng 5 - 1975 Khơme đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó chiếm đảo Thổ Chu.

- Ngày 22 - 12 - 1978, chúng huy động bộ binh, pháo binh tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta đã tiêu diệt và quét sạch bọn chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta.

- Theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam kết hợp với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, tiêu diệt Pôn Pốt.

- Ngày 7 - 1 - 1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.

* Bảo vệ biên giới phía Bắc:

- Ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân ta đã đứng lên chiến đấu, đến ngày 18 - 3 - 1979, Trung Quốc rút khỏi nước ta.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 6 2018 lúc 11:56
Thời gian Chiến sự Kết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915 Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916 Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 4 2018 lúc 15:27

- 10/1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh

- 5/9 đến 16/10/1774: Đại hội lục địa lần 1 tổ chức tại Phi-la-đen-phi-a

- 4/1775: Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc nổ ra

- Đầu năm 1776, quân khởi nghĩa chiếm Bô-xton

- 10/5/1776, Đại hội lục địa lần 2 tuyên bố cắt đứt quan hệ với Anh.

- 4/7/1776 Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập

- 17/10/1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga

- 1781: Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh chấm dứt.

- 1783: Anh kí hiệp ước Vec-sai công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
12 tháng 4 2017 lúc 11:58

Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.
Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn".
Tháng 4 - 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 - 1775 quyết định thành lập "Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn - một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức - làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
Ngày 4-1 - 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ.

Đạt Trần
21 tháng 8 2017 lúc 21:52

Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần. Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn".Tháng 4 - 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 - 1775 quyết định thành lập "Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn - một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức - làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.Ngày 4-1 - 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ.

Tiểu Thư họ Nguyễn
22 tháng 8 2017 lúc 9:19

Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.
Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn".
Tháng 4 - 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 - 1775 quyết định thành lập "Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn - một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức - làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
Ngày 4-1 - 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ.


Park 24
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thanh Vân
19 tháng 10 2016 lúc 8:25
Đầu tháng 8/1914: phe Liêm Minh tuyên chiến với phe Hiệp Ước.9/1914: Pháp pahnr công thắng lợi.1915: phe Liên Minh tấn công Nga, Hai bên ở thế cẩm cự.1916: đức tấn công Pháp nhueng thất bại.Cuối 1916: phe Liên Minh chuyển từ thế phản công sang phòng ngự.
Phạm Ngọc Minh Tú
29 tháng 6 2016 lúc 13:13

 
-phe Liên Minh chiếm ưu thế. 
+ 3/8/1914, Đức đánh Bỉ rồi thọc sang Pháp, dự dịnh đánh bại Pháp, dự định đánh bại Pháp một cách chóp nhón. 
+Đầu 9/1914, quân Pháp phản công, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Đức bị tan rã. 
+1915, Đức, Aó-Hung, tấn công Nga, hai bên ở thế cầm cự và đều bị thiết hại nặng. 
-Từ tháng 2-tháng 12- 1916, Đức tấn công Vác-đoong của Pháp nhưng không dành được thắng lợi.Từ cuối 1916, quân Đức chuyển sang thế phòng ngự.

Dương Hoàng Minh
29 tháng 6 2016 lúc 13:15

Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Mở đầu cuộc chiến, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Nga. Vì vậy, Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, và ngay trong đêm ngày 3-8-1914 đã tràn vào Bỉ-một nước trung lập-rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân Anh sang tiếp viện, Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.

Giữa lúc đó, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã thất bại. Quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự nahu dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.

Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga. Chế độ Nga hoàng đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục đích loại Nga ra khỏi chiến tranh. Cuối năm, hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1 200km, từ song Đơ-nhi-ép đến vịnh R-ga.

Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều đưa ra những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, sử dụng máy bay để trinh sát và ném bom, thậm chí dùng cả hơi độc…Vì thế hai bên đều bị thiệt hại khá nặng nề, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-doong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc-doong, buộc phải rút lui.

Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.

Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng; đói rét; bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn 2 năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.


 

Huy Nguyen
Xem chi tiết
Minh Nhân
24 tháng 3 2021 lúc 18:34

Em tách lần lượt các câu hỏi ra nhé !

Huy Nguyen
24 tháng 3 2021 lúc 21:45

Diễn biến: Gồm 3 đợt:

Đợt 1 (13/3 – 17/3): cứ điểm Him Lam bị quân ta tiêu diệt cùng với đó là diệt 2000 địch và phá hủy 26 máy bay địch.Đợt 2 (30/3 – 26/4): cao điểm phía Đông khu trung tâm Mường Thanh bị quân ta đồng loạt tấn công, diễn ra ác liệt nhất ở đồi A1, C1. Trung tâm Mường Thanh – nơi tiếp tế bằng hàng không của địch bị ta kìm hãm, địch lâm vào khốn khó.Đợt 3 (1/5 – 7/5): Quân ta đồng loạt tấn công vào khu Mường Thanh, Hồng Cúm. Chiều 7/5, ta tiến đánh sở chỉ huy địch. Đúng 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát, toàn bộ địch đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi.  Kết quả:Chiến thắng Điện Biên Phủ có 16.200 tên địch bị tiêu diệt, 62 máy bay địch bị phá hủy và rất nhiều phương tiện chiến tranh địch bị ta thu giữ. Với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kế hoạch Na Va của Pháp bị đập tan. Bàn đàm phán giữa Pháp – Mỹ – Việt Nam diễn ra sau đó buộc Pháp rút quân khỏi nước ta.
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 18:57

c2:

Diễn biến

+ Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công Việt Bắc từ ngày 7/10/1947.

+ Khi địch vừa tấn công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị "phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp".

+ Trên khắp các mặt trận quân dân ta anh dũng chiến dấu từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.

+ Ở Bắc Cạn, quân dân ta đã chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã... buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11/1947.

+ Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là mặt trận phục kích ở đèo Bông Lau, đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của địch.

+ Ở mặt trận hướng tây, quân dân ta phcuj kích trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch.

+ Như vậy, hai gọng kìm đông và tây của Pháp bị bẻ gãy, không khép kín lại được.

+ Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.

Kết quả

+ Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

+ Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.

+ Bộ đội chủ lực càng trưởng thành qua thực tiễn chiến đấu.

Ý nghĩa

+ Với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

 + Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc thay đổi chiển lược chiến tranh ở Đông Dương, từ "đánh nhanh thắng nhanh", sang "đánh lâu dài", thực hiện chính sách "dùng người Việt trị người Việt",lấy "chiến tranh nuôi chiến tranh".