Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-phe Liên Minh chiếm ưu thế.
+ 3/8/1914, Đức đánh Bỉ rồi thọc sang Pháp, dự dịnh đánh bại Pháp, dự định đánh bại Pháp một cách chóp nhón.
+Đầu 9/1914, quân Pháp phản công, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Đức bị tan rã.
+1915, Đức, Aó-Hung, tấn công Nga, hai bên ở thế cầm cự và đều bị thiết hại nặng.
-Từ tháng 2-tháng 12- 1916, Đức tấn công Vác-đoong của Pháp nhưng không dành được thắng lợi.Từ cuối 1916, quân Đức chuyển sang thế phòng ngự.
Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)
Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
Mở đầu cuộc chiến, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Nga. Vì vậy, Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, và ngay trong đêm ngày 3-8-1914 đã tràn vào Bỉ-một nước trung lập-rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân Anh sang tiếp viện, Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.
Giữa lúc đó, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã thất bại. Quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự nahu dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.
Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga. Chế độ Nga hoàng đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục đích loại Nga ra khỏi chiến tranh. Cuối năm, hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1 200km, từ song Đơ-nhi-ép đến vịnh R-ga.
Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều đưa ra những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, sử dụng máy bay để trinh sát và ném bom, thậm chí dùng cả hơi độc…Vì thế hai bên đều bị thiệt hại khá nặng nề, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-doong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc-doong, buộc phải rút lui.
Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.
Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng; đói rét; bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn 2 năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
Kẻ lại bảng và điền những nội dung thích hợp vào ô trống:
Tại sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì
+ Đây là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau nhằm tranh giành thị trường và thuộc địa.
+ Cuộc chiến tranh này chỉ đem lại lợi ích cho các nước thắng trận mà thôi (Mĩ, Anh và Pháp)
+ Cuộc chiến tranh này gây tổn hại nghiêm trọng cho nhân dân thế giới.
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất làm hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều nhà cửa, phố xá, nhiều công trình văn hoá bị thiêu huỷ trong chiến tranh …. Chi phí cho cuộc chiến tranh này lên tới 85 tỉ đôla.
Nói: "chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh phi nghĩa và là chiến tranh đế quốc" Vì hai lý do cơ bản sau:
Xét về mục đích của cuộc chiến tranh:
Như chúng ta đã biết cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc bắt nguồn từ quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa và được chuẩn bị trong nhiều năm. Nguyên nhân cơ bản của cuộc chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc chủ yếu là mâu thuẩn giữa đế quốc Đức và đế quốc Anh.
Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây ra chiến tranh còn có một âm mưu khác: cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 ở Châu Âu và cuộc cách mạng 1905 ở Nga làm cho những mâu thuẩn xã hội trong các nước tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Phong trào đấu tranh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản các nước đế quốc gây ra chiến tranh nhằm đánh lạc hướng chú ý của công nhân đối với các vấn đề chính trị và xã hội trong nước, tuyên truyền chủ nghĩa Xôvanh để ngăn cản sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước, đàn áp giai cấp vô sản, chia rẽ phong trào công nhân thế giới.
Xét về mặt tính chất của cuộc chiến tranh:
Cuộc chiến tranh do các nước đế quốc chuẩn bị và tiến hành nhằm giành giật thuộc địa của nhau là một cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động. Nó là sự kế tục chính sách cướp bóc, nô dịch bằng thủ đoạn bạo lực đối với nhân dân các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, chia và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa đang giãy chết.
Như vậy, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đứng về cả hai phe tham chiến mà xét thì đều là cuộc chiến tranh ăn cướp, chiến tranh đế quốc, hậu quả của sự phát triển các lực lượng kinh tế, chính trị trên nền tảng chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Để che đậy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản các nước đế quốc đã ra sức tuyên truyền để lôi kéo quần chúng ủng hộ mình trong việc tiến hành chiến tranh. Các nước đều nêu lên khẩu hiệu chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ văn hóa, bảo vệ tự do của các dân tộc. không chỉ ở Anh, Pháp, Đức, Nga mà ở bất cứ nước nào các đảng tư sản và chính phủ đế quốc cũng đều che dấu mục đích thực sự của cuộc chiến tranh. Họ tìm cách làm cho nhân dân tin rằng tiến hành chiến tranh là để cứu vớt dân tộc, cố chứng minh rằng nước mình bị tấn công nên phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ tổ quốc.
Tóm lại, nói chiến tranh thế giới lần thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa là vì nó xuất phát từ mục đích không chính đáng, tính chất không chính nghĩa giữa các nước đế quốc với nhau
Đánh giá tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu này e thi m.n trả lời như thi hộ e với
Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất là cuộc chiến tranh Đế quốc và phi nghĩa.
Đế quốc vì là cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với nhau (Anh, Pháp, Đức, Nga....) nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa.
Còn phi nghĩa vì chiến tranh đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại (hơn 10triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc bị thiêu huỷ....).
Nước Mỹ, Anh, Pháp có phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai hay không? Vì sao?
Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc chiến tranh. Vì thái độ của các nước này:
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.
+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xítđể đổi lấy hoà bình.
+ Tại Hội nghị Muyních (9/1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Phápđã kí một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết của Hítle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
- Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít (phe trục), các nước Mĩ, Anhvà Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít.
Nước Mỹ, Anh, Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
Vì:
Từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Đức, Ý, Nhật đã phát xít hóa bộ máy thống trị, đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới.
Năm 1937, ba nước Đức, Ý, Nhật hình thành khối phát xít được mệnh danh là trục "Bec-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô". Khối này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm chiến tranh chia lại thị trường thế giới.
Sau khi chiếm Đông Bắc Trung Quốc (1931), từ năm 1937, Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Phát xít Ý tiến hành xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935) cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939).
Sau khi xóa bỏ hòa ước Vec-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại Đức" gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu.
Trước các cuộc xâm lược của liên minh phát xít, Liên Xô xem phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, nên chủ trương liên kết với tư bản Anh, Pháp, Mĩ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Chính phủ Anh, Pháp, Mĩ đều có chung mục đích là giữ nguyên trạng trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn chống cộng sản. Vì thế giới cầm quyền các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Lợi dụng sự dung dưỡng, thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ, Hít-le đã sáp nhập Áo vào Đức, yêu cầu chính phủ cắt vùng đất Xuy-dét cho Đức...
29/9/1938, Hiệp định Muy-nich được kí kết. Theo đó, Anh, Pháp trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hit-le về chấm dứt mọi thôn tính châu Âu. Sau khi chiêm Xuy-đét, Hit-le thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939). Không dừng lai ở đó, Hít-le bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan.
Sau khi kí xong Hiệp ước "Không xâm phạm lẫn nhau Xô – Đức" (23/8/1939), rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Như vậy, rõ ràng chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp, không can thiệp của Mĩ đã không cứu vãn được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Thủ phạm gây chiến tranh là phát xít Đức, Ý, Nhật nhưng các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện (dung túng và nhượng bộ), họ cũng phải chịu một phần về sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng các nước Mĩ, Anh, Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ chiến tranh. |
|
- Thái độ cụ thể của các nước: + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập” ở Tây bán cầu, không tham gia vào Hội Quốc liên, không tham gia vào sự kiện ngoài châu Mĩ. |
|
+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành chướng của chủ nghĩa phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình. |
|
+ Tại Hội nghị Muy-ních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Pháp đã kí một hiệp định trao vùng xuy-đét của Tiệp Khắc choĐức để đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. |
|
+ Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít, các nước Mĩ, Anh, Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơchiến tranh, hơn nữa còn có hành động dung dưỡng, thoả hiệp chủ nghĩa phát xít nên Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ. |
Tại sao năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới mới (NEP)? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này? Chỉ rõ bài học kinh nghiệm chính sách kinh tế mới để lại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
LÀM THÀNH BÀI VIẾT HOÀN CHỈNH EM VỚI Ạ!
1. Hoàn cảnh - Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bốn năm chiến tranh đế quốc và 3 năm nội chiến đã để lại những hậu quả nặng nề cho đất nước. |
|
+ Kinh tế: nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, với tổng thiệt hại lên đến 39 tỉ rúp, bằng 1/4 tài sản quốc gia năm 1913. |
|
+ Chính trị: các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, liên tiếp gây bạo loạn ở nhiều nơi; Tình trạng đói kém làm phân tán và làm suy giảm tinh thần đội ngũ công nhân; chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp…Nước Nga Xô viết lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị, điều này đe dọa sự tồn vong của chính quyền Xô viết. |
|
- Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, Đại hội X Đảng Bônsêvích Nga, tháng 3-1921 đã quyết định thực hiện chính sách Kinh tế mới (NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng. |
|
2. Nội dung - Trong nông nghiệp, nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. |
|
- Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt… |
|
- Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi; Nhà nước mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ. |
|
- Chính sách kinh tế mới thể hiện sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự do buôn bán, nhưng nhà nước vẫn nắm các vị trí then chốt để thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết kinh tế. |
|
3. Ý nghĩa - Chính sách Kinh tế mới đưa nước Nga Xô viết vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị… |
|
- Chính sách kinh tế mới khẳng định trong khôi phục kinh tế cần bắt đầu từ nông nghiệp đó là khâu căn bản; Chính sách kinh tế mới đã để lại những bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước sau này. |
|
4. Bài học để lại cho Việt Nam - Chính sách kinh tế mới đã chỉ ra và xác định rõ nội dung kinh tế của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. Cần xác định nông nghiệp là một mặt trận quan trọng… |
Chúc bạn hk tốt nha
Bối cảnh và những thách thức lịch sử đặt ra cho triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX? Tại sao triều Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ ? Hậu quả?
LÀM THÀNH BÀI VIẾT HOÀN CHỈNH CHO EM VỚI Ạ
1. Bối cảnh - Việt Nam trước nguy cơ bị xâm lược từ bên ngoài + Đến giữa thế kỷ XIX, cùng với quá trình tiến lên chủ nghĩa đế quốc của tư bản phương Tây, một loạt các nước châu Á, trong đó có Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa. Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhòm ngó. Trong cuộc chạy đua giữa các nước tư bản phương Tây, cuối cùng tư bản Pháp đã “bám sâu” được vào Việt Nam, thông qua Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. |
0,25 |
+ Từ khi thất thế ở Ca-na-đa, Ấn Độ…Pháp càng muốn có thuộc địa ở Viễn Đông, mà trước hết là ở Việt Nam. |
0,25 |
- Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX: chế độ phong kiến Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. + Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chế độ quân chủ chuyên chế… |
0,25 |
+ Kinh tế nông nghiệp, công – thương nghiệp ngày càng sa sút… |
0,25 |
+ Đường lối đối ngoại sai lầm khiến cho Việt Nam ngày càng bị cô lập. Việc cấm đạo và bài xích đạo Thiên Chúa tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng. |
0,25 |
+ Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Hàng loạt các cuộc khởi nông dân nổ ra như khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương… |
|
2. Những thách thức lịch sử - Bối cảnh lịch sử trên đặt triều Nguyễn trước sự lựa chọn một trong hai con đường: + Hoặc là tiến hành cải cách nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng ở trong nước, mở rộng quan hệ bang giao để khôn khéo bảo toàn chủ quyềnđộc lập. |
|
+ Hoặc là chìm đắm trong chính sách thủ cựu và tự cô lập nhằm cố gắng bằng mọi cách duy trì chế độ chế độ quân chủ chuyên chế lạc hậu. |
|
3. Triều Nguyễn duy trì đường lối bảo thủ, hậu quả - Vì quyền lợi của dòng họ và giai cấp triều Nguyễn đã thi hành chính sách bảo thủ… hậu quả là đặt Việt Nam vào tình thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp. |
tại sao nhà nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ ? hậu quả?
giúp em với ạ
- Nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách như cũ, vẫn tiến hành đối kháng với nhân dân, thậm chí còn tăng các biện pháp áp bức bốc lột tàn bạo: các thứ thuế, kìm hãm các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa...
- Kể từ Gia Long đến Tự Đức đã có hơn 500 cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Có thể thấy nhà Nguyễn chỉ vì quyền lợi ích kỉ củagiai cấp mình mà hi sinh quyền lợi của cả dân tộc nên đã tổ chức chống lại sự xâm lăng của Pháp nhưng không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng chiến như trước. Mặt khác, đất nước ta tuy có nguy cơ bị xâm lăng, nhưng không tất yếu phải mất, nước nhà Nguyễn với những việc làm kể trên đã biến cái không tất yếu thành cái tất yếu. Do vậy, nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trong việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
ko biết có đúng ko đấy
Ngắn gọn là vì nhà Nguyễn ăn chơi sa đọa , chỉ lo đến chức vị của mình mà không lo cho nước và nhân dân .
Hậu quả của đường lối bảo thủ đó là đất nước bị xâm lăng , tài nguyên bị khai thác kiệt quệ , nhân dân sống trong cảnh đói khổ.
Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đến Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
Vị thế của các đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Đức mất hết thuộc địa và một phần lãnh thổ. Anh, Pháp , mĩ mở rộng lãnh thổ của mình