Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc . Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa mênh mông là đế quốc trẻ (Đức, Mỹ) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.
=> Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX:
Thời gian |
Chiến tranh |
Kết quả |
1894- 1895 |
Chiến tranh Trung-Nhật |
Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu, Bành Hồ |
1898 |
Chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha |
Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô |
1899-1902 |
Chiến tranh Anh -Bô ơ |
Anh chiếm Nam Phi |
1904-1905 |
Chiến tranh Nga-Nhật |
Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin |
- Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh” năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
- Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).
- Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.
Liên minh Hiệp ước
ĐỨC - ÁO - HUNG <--> ANH - PHÁP - NGA
(1882) (1890 -1907)
* Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
* Nguyên nhân trực tiếp
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
- Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)
- Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi
=> chiến tranh đã được châm ngòi.
* Chiến tranh bùng nổ
- 28/6/1914, Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát
- 28/7/1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
- 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga.
- 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp
- 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.
- Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu
Thời gian |
Chiến sự |
Kết quả |
1914 |
Ở phía Tây: ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. |
Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. Cứu nguy cho Pa-ri. |
1915 |
Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. |
Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. |
1916 |
Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. |
Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. |
- Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.
- Tháng 2/1917, nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đã hô vang khẩu hiệu “Đả đảo chiến tranh”, “Đả đảo Nga hoàng”, “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công, lật đổ Chính phủ Nga hoàng. Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập và tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh.
- Viện cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển, tấn công cả tàu buôn cập bến các nước thuộc phe “Hiệp ước”, ngày 2/4/1917, Mỹ tuyên chiến với Đức. Sự tham chiến của Mỹ có lợi cho phe Hiệp ước.
- Trong năm 1917, chiến sự diễn ra trên cả hai mặt trận Đông Âu và Tây Âu. Hai bên ở vào thế cầm cự.
- Tháng 11/1917, dưới sự lãnh đạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích, nhân dân Nga đã đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là Cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô-viết ra đời, thông qua Sắc lệnh Hòa bình kêu gọi các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh nhưng không được hưởng ứng vì Anh, Pháp, Mỹ muốn kết thúc chiến tranh trong thế thắng. Trước tình thế đó, để bảo vệ chính quyền non trẻ, Nhà nước Xô-viết buộc phải ký riêng với Đức Hòa ước Bret Litốp (3/3/1918). Nước Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc.
- Đầu năm 1918, lợi dụng khi quân Mỹ chưa sang đến châu Âu, Đức tiếp tục tấn công Pháp. Tháng 7/1918, 65 vạn quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh, Pháp phản công mạnh mẽ quân Đức trên mọi mặt trận.
- Cuối tháng 9/1918, quân Đức liên tiếp bị thất bại. Các nước đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng. Bun-ga-ri (29/9), Thổ Nhĩ Kỳ (30/10), Áo –Hung (2/11).
- Trước nguy cơ thất bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3/10/1918). Ngày 9/11/1918, cách mạng Đức bùng nổ, Hoàng đế Vi-hem II phải chạy sang Hà Lan, nền quân chủ bị lật đổ. Ngày 11/11/1918, Đức phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Đức, Áo-Hung.
* Hậu quả của chiến tranh
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.
+ 10 triệu người chết.
+ 20 triệu người bị thương
+ Chiến phí 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu là con nợ của Mỹ.
- Bản đồ thế giới thay đổi .
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.