BÀI 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Park 24

Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

Hoàng Thị Thanh Vân
19 tháng 10 2016 lúc 8:25
Đầu tháng 8/1914: phe Liêm Minh tuyên chiến với phe Hiệp Ước.9/1914: Pháp pahnr công thắng lợi.1915: phe Liên Minh tấn công Nga, Hai bên ở thế cẩm cự.1916: đức tấn công Pháp nhueng thất bại.Cuối 1916: phe Liên Minh chuyển từ thế phản công sang phòng ngự.
Phạm Ngọc Minh Tú
29 tháng 6 2016 lúc 13:13

 
-phe Liên Minh chiếm ưu thế. 
+ 3/8/1914, Đức đánh Bỉ rồi thọc sang Pháp, dự dịnh đánh bại Pháp, dự định đánh bại Pháp một cách chóp nhón. 
+Đầu 9/1914, quân Pháp phản công, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Đức bị tan rã. 
+1915, Đức, Aó-Hung, tấn công Nga, hai bên ở thế cầm cự và đều bị thiết hại nặng. 
-Từ tháng 2-tháng 12- 1916, Đức tấn công Vác-đoong của Pháp nhưng không dành được thắng lợi.Từ cuối 1916, quân Đức chuyển sang thế phòng ngự.

Dương Hoàng Minh
29 tháng 6 2016 lúc 13:15

Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Mở đầu cuộc chiến, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Nga. Vì vậy, Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, và ngay trong đêm ngày 3-8-1914 đã tràn vào Bỉ-một nước trung lập-rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân Anh sang tiếp viện, Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.

Giữa lúc đó, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã thất bại. Quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự nahu dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.

Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga. Chế độ Nga hoàng đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục đích loại Nga ra khỏi chiến tranh. Cuối năm, hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1 200km, từ song Đơ-nhi-ép đến vịnh R-ga.

Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều đưa ra những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, sử dụng máy bay để trinh sát và ném bom, thậm chí dùng cả hơi độc…Vì thế hai bên đều bị thiệt hại khá nặng nề, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-doong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc-doong, buộc phải rút lui.

Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.

Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng; đói rét; bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn 2 năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.


 

không nói hahahahahha
29 tháng 6 2016 lúc 13:41

Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

Ngày 28-7-1914, Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3-8 tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Mở đầu cuộc chiến, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng, sau đó quay sang đánh Nga. Vì vậy, Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây, và ngay trong đêm ngày 3-8-1914 đã tràn vào Bỉ-một nước trung lập-rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân Anh sang tiếp viện, Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.

Giữa lúc đó, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga, Pa-ri được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã thất bại. Quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự nahu dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.

Năm 1915, Đức dồn binh lực sang Mặt trận phía Đông cùng Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga. Chế độ Nga hoàng đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục đích loại Nga ra khỏi chiến tranh. Cuối năm, hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài 1 200km, từ song Đơ-nhi-ép đến vịnh R-ga.

Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều đưa ra những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, sử dụng máy bay để trinh sát và ném bom, thậm chí dùng cả hơi độc…Vì thế hai bên đều bị thiệt hại khá nặng nề, nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-doong, hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12-1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc-doong, buộc phải rút lui.

Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo-Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.

Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng; đói rét; bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhanh chóng nhờ buôn bán vũ khí. Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn 2 năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thị Vân
Xem chi tiết
YếnChiPu
Xem chi tiết
Nguyen thi huyền
Xem chi tiết
요정
Xem chi tiết
Lan Vy
Xem chi tiết
Như Triệu
Xem chi tiết
Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Đặng Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết