Chia sẻ với bạn một thông tin thú vị trong bài đọc.
Chia sẻ với người thân những thông tin thú vị em đọc được về các vùng miền trên đất nước ta.
Em chia sẻ với người thân những thông tin thú vị em đọc được về các vùng miền trên đất nước ta.
- Miền Bắc là cái nôi của văn hóa Việt Nam. Qua các thăng trầm lịch sử, kinh đô của đất nước ta luôn tọa lạc tại mảnh đất này.
- Miền Trung thiên nhiên có phần hà khắc, con người quanh năm hứng chịu nhiều tai ương, xung quanh toàn là núi non, biển sông ngòi, đầm và đồng bằng.
- Miền Nam đất lành chim đậu là vựa lúa chính của cả nước, là vựa trái cây nổi tiếng với những trái ngon ngọt mát lành.
Đọc một bài đọc về trường học:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính: Tác giả, nội dung, thông tin em chú ý,...
b. Chia sẻ với bạn về Phiếu đọc sách của em.
Bài tham khảo 1:
Bài thơ “Cái trống trường em” của tác giả Thanh Hào nói về chiếc trống trường. Tiếng trống trường báo hiệu cho chúng ta biết giờ vào lớp, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ ra về…. Tiếng trống trường báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Và tớ rất ấn tượng về tình cảm của bạn học sinh với trống trường: gắn bó, thân thiết, coi trống như một người bạn.
Bài tham khảo 2:
Bài đọc “Ngôi trường mới” của tác giả Ngô Quân Miện kể về một bạn học sinh bước vào ngôi trường mới được xây lại. Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có nhiều điều mới, nhìn vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tớ đặc biệt chú ý bạn nhỏ nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì nhìn cũng đáng yêu.
Chia sẻ với người thân về những thông tin bổ ích trong sách báo em và các bạn đã đọc.
Em chia sẻ với người thân về những thông tin bổ ích trong sách báo em và các bạn đã đọc.
Đọc thông tin và chia sẻ với bạn chức năng của thân cây.
Chức năng thân cây: vận chuyển nước và chất khoáng hút từ rễ lên các bộ phận khác, vận chuyển các chất dinh dưỡng từ lá tới các bộ phận của cây.
Bạn M thường xuyên đọc và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. Khi đọc được thông tin trên một trang cá nhân có nội dung Việt Nam chuẩn bị đổi tiền, M đã nhanh chóng chia sẻ và còn kể lại cho nhiều người khác nghe. Nếu là bạn của M em sẽ
A. tin và chia sẻ cho người khác thông tin
B. không quan tâm vì đó là quyền tự do cá nhân của M
C. không tin nhưng cũng không chia sẻ
D. không tin và khuyên M nên cẩn thận khi chia sẻ các thông tin từ nguồn cá nhân
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Thế giới quanh ta
(a) Tìm đọc một bản tin hoặc một quảng cáo viết về:
(b) Ghi chép những thông tin chính trong bản tin hoặc quảng cáo vào Nhật ký đọc sách.
c. Cùng bạn chia sẻ:
- Bảng tin hoặc quảng cáo đã đọc.
- Nhật ký đọc sách.
d. Thi nhà thuyết minh nhí: Giới thiệu và chia sẻ với bạn về giá trị, ý nghĩa của công trình kiến trúc hoặc danh lam, thắng cảnh đã đọc
a. Cầu Vàng (Khu du lịch Sun World Ba Na Hills) khánh thành vào tháng 6.2018, sau 1 năm thiết kế và 1 năm thi công. Đây là một hạng mục nối vườn hoa Le Jardin D’amour với ga trung chuyển vào làng Pháp, do Công ty TA Landscape Architecture là đơn vị tư vấn thiết kế tổng thể cảnh quan. Móng mố trụ cầu tạo hình đôi bàn tay có kết cấu bê tông cốt thép, đắp vữa, cao 23,8 m, rộng 12,8 m. Đường kính các ngón tay khoảng 2 m, các trụ cầu và chân nhện được làm bằng thép ống. Kết cấu nhịp bằng hệ thống dầm thép chữ I liên kết với nhau theo dạng khung chắc chắn. Bề mặt đôi tay hoàn thiện bằng những vết loang, mảng rêu bám màu thời gian, tạo ấn tượng như đã trường tồn hàng trăm năm trên đỉnh Bà Nà núi Chúa. Thân cầu là dải lụa trên đôi tay dài 150 m, rộng 5 m, gồm 8 nhịp, nhịp dài nhất 21,2 m. Vỏ cầu được ốp bằng thép tấm sơn nhũ vàng phối hợp với lan can bằng inox mạ titan vàng bóng tạo hiệu ứng sáng rực trước ánh sáng mặt trời. Lối đi được ốp bằng gỗ kiền kiền dày 5 cm, đây là gỗ địa phương không bị mối mọt, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Nhờ thiết kế độc nhất vô nhị giữa khung cảnh lẫn trong mây và sương mù, du khách dạo bước trên Cầu Vàng có cảm giác như lạc vào tiên cảnh.
b. Cầu Vàng – Đà Nẵng – cầu có hình đôi bàn tay có kết cấu bê tông cốt thép - thân cầu là dải lụa trên đôi tay dài 150 m, rộng 5 m, gồm 8 nhịp, nhịp dài nhất 21,2 m.
c. Học sinh chia sẻ với bạn
d. Học sinh tự giới thiệu với bạn
Tập trung vào một hoặc hai cuốn sách mà em thấy thú vị và hữu ích nhất, đọc và ghi chép những thông tin cần thiết để có thể trao đổi với các bạn sau khi đọc.
Cuốn sách: “Đất rừng phương Nam” của tác giả Đoàn Giỏi
a. Cuốn sách đề cập đến thiên nhiên và con người phương Nam
b. Bố cục và nội dung chính:
- Cuốn sách gồm 20 chương
+ Chương 1: Xóm chợ nhỏ một vùng quê xa lạ
+ Chương 2: Trong tửu quán
+ Chương 3: Ông lão bán rắn
+ Chương 4: Đêm kinh khủng
+ Chương 5: Ôn lại ngày cũ
+ Chương 6: Bước đầu cuộc sống lưu lạc
+ Chương 7: Gia đình bố nuôi tôi
+ Chương 8: Đi câu rắn
+ Chương 9: Đi lấy mật
+ Chương 10: Trong lều người đàn ông cô độc giữa rừng
+ Chương 11: Rừng cháy
+ Chương 12: Chạm trán với hổ
+ Chương 13: Cái chết của Võ Tòng
+ Chương 14: Mũi tên thù
+ Chương 15: Phường săn cá sấu
+ Chương 16: Qua Sóc Miên
+ Chương 17: Sân chim
+ Chương 18: Rừng đước Cà Mau
+ Chương 19: Du kích trong rừng
+ Chương 20: Lên đường chiến đấu
c. Nhân vật, sự kiện, bối cảnh nổi bật được thể hiện trong cuốn sách
- Nhân vật: bé An
- Sự kiện: Cậu bé An lạc mất ba mẹ trong một lần cậu mải chơi và bị giặc đánh đến.
- Bối cảnh: Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta
d. Có những chi tiết nào quan trọng? Những đoạn văn, câu văn nào có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách?
- Những chi tiết quan trọng trong cuốn Đất rừng phương nam là hình ảnh người dân phương Nam phải đối mặt với bọn xâm lược bạo tàn, bè lũ tay sai hung ác. Từ đó thấy được tình hình của đất nước ta lúc bấy giờ.
- Những đoạn văn, câu văn có thể gợi lên ý nghĩa, vấn đề chính trong cuốn sách là:
+ “Cuộc sống của con người phải đâu chỉ thu hẹp trên mảnh đất vùng quê! Đã đành quê hương là nơi gắn bó với cuộc đời mình nhất, nhưng khi người ta còn trẻ tráng, phải bay nhảy hoạt động, đi đây đi đó chứ. Lúc nào cũng chạnh nghĩ về quê hương, đó là báo hiệu của tuổi già”
+ “Má nuôi tôi đưa tay lau một giọt nước mắt còn đọng trên má tôi. Lần đầu tiên, tôi nhìn thấy giọt lệ mình long lanh trong suốt, lăn rơi trong bàn tay nhăn nheo của một bà lão nghèo đã cúi đầu gánh chịu không biết bao nhiêu nỗi bất hạnh gần suốt cả đời người. Có phải giọt nước mắt nào cũng là biểu hiện của ủy mị và hèn yếu đâu.”
+ “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.”
e. Chủ đề, ý nghĩa, bài học mà em có thể rút ra sau khi đọc cuốn sách là:
- Chủ đề: Bức tranh sống động về vùng đất miền Tây Nam bộ hoang sơ, hùng vĩ và tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả.
- Ý nghĩa: Trân trọng những giá trị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Đất rừng phương Nam.
Qua tác phẩm được giới thiệu trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.
Đoạn văn tham khảo:
Thơ ca là một phần không thể thiếu trong nền văn học của mỗi quốc gia. Có lẽ, trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.
1. Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.
2. Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.
3. Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.
Đọc thông tin và chia sẻ với bạn về những rủi ro, thiệt hại do hạn hán, lũ, lụt gây ra.
- Hình 7: Bão làm tàu, thuyền chìm, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản.
- Hình 8: Hạn hán có thể gây cháy rừng.
- Hình 9: Bão, lũ lụt làm cho nhà cửa, cầu bị sập.
- Hình 10: Hạn hán làm đất đai khô cằn, thiếu lương thực.
- Hình 11: Lũ lụt cuốn trôi nhà cửa gây ảnh hưởng đến tính mạng con người.
- Hình 12: Hạn hán gây thiếu nước sinh hoạt.