Nghe viết: Gió (3 khổ thơ đầu).
Nghe – viết: Ngày khai trường (3 khổ thơ đầu)
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng
Nhìn các thầy, các cô
Ai cũng như trẻ lại
Sân trường vàng nắng mới
Lá cờ bay như reo
Nội dung:Niềm vui, sự hào hứng của học sinh vào ngày khai trường
Cách viết:Viết đúng chính tả, chú ý từ ngữ dễ sai: hớn hở, trẻ lại, reo.
Nghe – viết: Bé nhìn biển (3 khổ thơ đầu).
? - Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ?
- Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?
- Mỗi dòng thơ có 4 tiếng.
- Nên viết mỗi dòng thơ từ ô thứ 3 hoặc thứ 4.
Nghe-viết: Cô giáo lớp em (khổ thơ 2 và 3)
? Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
? Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào?
- Mỗi dòng thơ có 5 chữ
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa.
Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu).
Em chú ý nghe viết đúng chính tả.
Nghe – viết : Lượm (hai khổ thơ đầu)
? Đếm số chữ của mỗi dòng thơ.
? Nên viết các dòng thơ từ ô nào trong vở ?
? Đếm số chữ của mỗi dòng thơ.
Trả lời:
Mỗi dòng thơ gồm 4 chữ.
? Nên viết các dòng thơ từ ô nào trong vở ?
Trả lời:
Nên viết các dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
Nghe – viết: Ngày hôm qua đâu rồi ? (khổ thơ cuối)
? Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào ?
? Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở của em ?
? Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào ?
- Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa.
? Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở của em ?
- Nên viết mỗi dòng thơ từ ô thứ 4
Nghe – viết: Cái trống trường em (hai khổ thơ đầu)
? Tìm các dấu câu trong bài chính tả.
- Những chữ đứng đầu mỗi câu thơ phải viết hoa và tên bài thơ : Cái, Mùa, Suốt, Trống, Bồng, Trong, Bọn, Chỉ.
Thơ là tiếng lòng hãy nghe tiếng lòng của Viễn Phương qua 3 khổ thơ đầu bài viếng lăng bác
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
dựa vào khổ thơ trên viết đoạn văn khoảng 6 câu nêu cảm nhận về vẻ đeph của đất nước
cíu t với ạ, t c.ơn
Có thể nói trong dòng văn học thời kì kháng chiến chống Pháp là dòng văn học phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng. Trong giai đoạn này những sáng tác chủ yếu hướng về cảm hứng đất nước, dân tộc với những người lính đang bảo vệ Tổ quốc. Song hành với “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm vốn là những tác phẩm xuất sắc, “Đất nước” của Nguyền Đình Thi cũng đã làm rực rỡ không kém cho nền văn hóa thời kì oanh liệt này. Đặc biệt là đoạn “Mùa thu nay khác rồi... Những buổi ngày xưa vọng nói về” đã phản ánh rõ nét chủ đề của bài thơ:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi.
Đứng giữa đất trời Việt Bắc mênh mông, nhà thơ đã nhớ lại một mùa thu đã xa của Hà Nội, mùa thu mà người chiến sĩ phải giã từ những gì thân thương nhất, từng góc phố, ngôi nhà, để ra đi vì nhiệm vụ của mình, để lại sau lưng cả một khung trời Hà Nội chỉ còn là “Những phố dài xao xác hơi may”. Thế nhưng thay vào quá khứ buồn đau đó là cả một hiện tại vui tươi và hết sức lạc quan. Tư thế của người chiến sĩ ấy không phải là tư thế của một người ra đi mà là tư thế của một con người làm chủ đất nước. “Mùa thu nay khác rồi”. Thật vậy, chiến thắng “Thu Đông” năm 1947 đã làm thay đổi tất cả. Mùa thu Việt Bắc đã đem lại cho con người ngập tràn niềm vui:
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
Hoàn toàn đối lập với mùa thu xưa, mùa thu nay là một nốt nhạc rộn rã, tươi vui và sống động. Cả rừng tre như reo vui trong gió. Thật kì lạ, cơn gió mùa thu không mang đến cái hơi may, cái sầu thảm mà trái lại, nó còn cung cấp cho sự vật một nhựa sống tràn trề, trời thu cũng vậy. Câu thơ làm ta liên tưởng đến bầu trời “Với áo mơ phai dệt lá vàng” của Xuân Diệu. Nhưng giờ đây, bầu trời đã được mùa thu khoác lên mình một chiếc áo mới có lẽ là xinh xắn hơn, và rực rỡ hơn chứ không phải là một màu héo úa, tàn tạ. Ta hình dung tác giả đang đứng trước khung trời Việt Bắc, một không gian khoáng đãng, một buổi sáng trong lành, một bầu trời cao xanh, tất cả đều mang một sức sống mới. “Trong biếc nói cười thiết tha” nhưng cái gì “trong biếc”? Ai nói cười? Câu thơ quả thật là khó hiểu, có đến ba vị ngữ và đồng thời khả năng xuất hiện chủ ngữ rất nhiều. Phải chăng cái cảm giác mà nhà thơ đã có được khi cảm xúc về mùa thu ở Việt Bắc? Có lẽ ở đây, ít nhiều mùa thu cũng nhuốm một màu sắc của tâm trạng, tâm trạng của một con người được làm chủ đất nước:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
Câu thơ vang lên, dõng dạc như một tuyên ngôn của đất nước, dân tộc và con người Việt Nam. “Đây là của chúng ta”, phải, Nguyễn Đình Thi như muốn nói to lên cho đồng bào và cho cả kẻ thù biết rằng chúng ta đã có được chủ quyền đất nước của mình vốn đã bị đánh cắp bấy lâu nay.
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Ba câu thơ nhưng chỉ có một cấu trúc, ở đây, điệp từ “những” đã làm cho không gian như rộng thêm ra. “Những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông”, đất nước Việt Nam dường như được trải ra vô tận. Con người Việt Nam đã được đứng lên cương vị làm chủ một đất nước rộng lớn, trù phú, quả thật, niềm vui đó đâu còn gì bằng, nhất là đối với chúng ta, những con người từng bị áp bức, bóc lột, mất chủ quyền biết bao năm qua. Nhịp thơ mạnh mẽ, hùng hồn bỗng chợt lắng xuống.
Nước chúng ta,
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Niềm vui thắng lợi đã làm cho nhà thơ chợt nghĩ về truyền thống đấu tranh của dân tộc đã được phát huy trong cuộc kháng chiến. Đó là sự anh dũng, kiên trì, bất khuất. Quá khứ dường như được hiện lên trên trước mắt nhà thơ. “Chưa bao giờ khuất”. Những người dân, những chiến sĩ, những anh hùng thuở xưa, dẫu họ có ngã xuống, có hi sinh, nhưng dường như tâm hồn, cùng với tên tuổi họ vẫn còn, vẫn sống với chúng ta hôm nay. Nhưng có lẽ, Nguyễn Đình Thi còn muốn nói xa hơn nữa, xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua bao ách đô hộ, họ, những con người kiên cường ấy, chưa hề khuất phục trước bất kì một kẻ thù nào. Và đó đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc, nó thấm nhuần trong từng tấc đất, từng mảnh vườn để rồi hôm nay, và cả mai sau, mỗi khi có giặc đến, thì nó lại trở nên dữ dội trong lòng người, như là một chí khí mãnh liệt sẵn sàng đánh thắng kẻ thù xâm lược để bảo vệ và giành lại đất nước thân yêu.
“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là một thành tựu xuất sắc của văn học, trong thời kỳ chống Pháp. Giọng điệu khi tươi vui khi hùng hồn, khi lắng đọng. “Đất nước” còn có thể được xem là một đoạn để nối tiếp bản trường ca về cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc Việt Nam từ mấy thế kỉ qua.
Cho khổ thơ sau
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phơi
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Nội dung chính của đoạn thơ trên?
A. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu đất nước
B. Bộc lộ niềm vui của tác giả khi chứng kiến vẻ đẹp của mùa thu
C. Khẳng định sự khác biệt của mùa thu mới với những mùa thu khác
D. Kể về những sự kiện diễn ra trong mùa thu