Tìm trong những từ dưới đây các cặp từ có nghĩa giống nhau.
a) Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau?
- Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa?
b) Tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng.
a) - sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán
Đều chỉ tên các con vật.
- sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi
Đều chỉ tên các loài cây.
* Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng có nghĩa:
- sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán
M: xóc (đòn xóc, xóc đồng xu).
xói: xói mòn, xẻ: xẻ gỗ
xáo: xáo trộn, xít: xít vào nhau
xam: ăn nói xam xưa, xán: xán lại gần
- sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi
M: xả (xả thân), xi: xi đánh giầy
xung: nổi xung, xung kích
xen: xen kẽ; xâm: xâm hại, xâm phạm
xắn: xắn tay; xấu: xấu xí
b) Các từ láy là:
1. an-at: man mát, ngan ngát, chan chát, sàn sạt...
ang-ac: nhang nhác, bàng bạc, càng cạc, khang khác...
2. ôn-ôt: sồn sột, tôn tốt, mồn một, dôn dốt...
ông-ôc: lông lốc, xồng xộc, tông tốc, công cốc...
3. un-ut: vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, chun chút...
ung-uc: sùng sục, nhung nhúc, trùng trục, khùng khục...
Xếp các từ sau thành những cặp từ có nghĩa giống nhau
nổi tiếng : lừng danh (a-2)
mềm yếu : yếu đuối (b-3)
tự hào : kiêu hãnh (c-1)
nổi tiếng-lừng danh
mềm yếu-yếu đuối
tự hào-kiêu hãnh
buồn nhớ những ngày qua em vui nghĩ những ngày xa đang gần tìm những từ trái nghĩa trong câu các câu thơ dưới đây và phân tích các tác dụng của cặp từ trái nghĩa tìm được?
a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.
b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.
a) lắm: đẹp lắm, lắm của, ngại lắm, lắm điều, lắm thầy thối ma…
nắm: nắm tay, nắm đấm, nắm cơm, nắm chắc, nắm vững.
lấm: lấm tấm, lấm láp, lấm la lấm lét, lấm chấm…
nấm: cây nấm, nấm đất, nấm mồ, nấm rơm, nấm hương…
lương: lương thực, lương y, lương bổng, lương giáo, lương tri, lương tâm, lương thiện…
nương: nương rẫy, nương cậy, nương nhờ, nương náu, nương tử, nương tay…
lửa: củi lửa, lửa lòng, khói lửa, lửa tình, lửa hận…
nửa: nửa đêm, nửa đời, nửa chừng, nửa úp nửa mở, nửa vời, nửa nạc nửa mỡ…
b) trăn: con trăn, trăn gió, trăn đất, trăn trở…
trăng: trăng gió, trăng hoa, trăng non, trăng treo, trăng trối…
dân: dân biểu, dân ca, quốc dân, nhân dân, dân chủ, dân cày, dân chúng, dân công, dân quân, dân lập, dân dã…
dâng: nước dâng, dâng biếu, dâng công…
răn: răn bảo, khuyên răn…
răng: hàm răng, răng rắc, răng cưa, răng sữa, sâu răng…
lượn: bay lượn, lượn lờ…
lượng: trọng lượng, lượng sức, lượng giác, lưu lượng, độ lượng…
SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 86
a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm dầu l hay n. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó.
M: la hét / nết na
b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy tìm những từ ngữ có các tiếng đó.
M: lan man / mang vác
a)
la: la lối, con la, la bàn…
na : quả na, na ná…
lẻ : lẻ loi, tiền lẻ, lẻ tẻ…
nẻ : nứt nẻ, nẻ mặt, nẻ toác…
lo : lo lắng, lo nghĩ, lo sợ…
no: ăn no, no nê…
lở: đất lở, lở loét, lở mồm…
nở: hoa nở, nở mặt…
b)
man: miên man, khai man…
mang: mang vác, con mang…
vần : vần thơ, đánh vần…
vầng : vầng trán, vầng trăng…
buôn : buôn bán, buôn làng…
buông : buông màn, buông xuôi…
vươn : vươn lên, vươn người…
vương : vương vấn, vương tơ…
Bài 1:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây:
(từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ nhiều nghĩa,từ đồng âm)
a)........................................ là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
b)....................................... là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.Các nghĩa đó có mối liên hệ với nhau.
c)........................................ là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
d)......................................... là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Bài 2:Khoanh vào chữ cái trước dòng chỉ gồm các từ đồng nghĩa.
a) buồn,sầu tủi
b) vui,mừng ,lo
c) nhiều lắm ,vắng
d) hiền,lành ,láu lỉnh
giải giúp mk nha
Bài 1:
a) Từ đồng nghĩa
b) Từ nhiều nghĩa
c) Từ trái nghĩa
d) Từ đồng âm
Bài 2:
Khoanh đáp án A
Bài 1 :
a,Từ đồng nghĩa
b, Từ nhiều nghĩa
c, Từ trái nghĩa
d,Từ đồng âm
Bài 2 :
a, buồn, sầu
b,vui,mừng
c, nhiều,lắm
d, hiền ,lành
học tốt
Bài 1
a).......Từ đồng nghĩa.......... là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
b)..........Từ nhiều nghĩa.......... là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.Các nghĩa đó có mối liên hệ với nhau.
c)............Từ trái nghĩa.......là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
d)........Từ đồng âm.......là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Bài 2
A) buồn,sầu tủi
Xếp các từ dưới đây thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) :
a) đẹp – xấu, ngắn – dài, nóng – lạnh, thấp – cao
b) lên – xuống, yêu – ghét, chê – khen
c) trời – đất, trên – dưới, ngày – đêm
Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa giống với từ ước mơ? Đặt câu với 2 trong số các từ tìm được.
Đồng nghĩa với từ ước mơ: ao ước, hoài bão, mong ước, khát vọng
Đặt câu:
Mong ước lớn nhất của tôi hiện tại là về kịp gặp ông nội lần cuối.
Tuổi 20 tôi đến đây mang theo nhiều khát vọng thanh xuân.
Các từ trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào ? (Đó là những từ đổng nghĩa, đồng âm hay là một từ nhiều nghĩa?). Đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp trong bảng dưới đây :
Ví dụ | Từ đồng nghĩa | Từ nhiều nghĩa | Từ đồng âm |
a) đánh cờ đánh giặc đánh trống |
+ | ||
b) trong veo trong vắt trong xanh |
+ | ||
c) thi đậu xôi đậu chim đậu trên cành |
Đọc thầm :
Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với bàn chân không. Có đồng chí nhắc :
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
Theo tập sách ĐẦU NGUỒN
Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau ?
a) Leo – chạy
b) Chịu đựng – rèn luyện
c) Luyện tập – rèn luyện
Cặp từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.