Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát “Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái" bằng một trong ba kiểu (diễn dịch, quy nạp, phối hợp).
Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát: "Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái" bằng một trong ba cách (diễn dịch, quy nạp, phối hợp).
tham khảo
Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát: “Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái” bằng một trong ba cách: diễn dịch, quy nạp và tổng – phân – hợp.
– Các em xem lại khái niệm và cách triển khai mỗi đoạn văn ở phần rèn luyện kĩ năng viết ở Bài 4 để vận dụng vào bài tập này.
– Chỉ viết một trong ba cách theo mô hình gợi ý sau:
Đoạn văn diễn dịch:
Cách thức | Ví dụ |
Nêu ý khái quát | Con người Việt Nam là những con người giàu lòng nhân ái. |
Phát triển băng các ý cụ thể | Người Việt yêu cuộc sống hoà bình, ghét chiến tranh:… |
Đoạn văn quy nạp.
Cách thức | Ví dụ |
Nêu các ý cụ thể | Người Việt luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau: “Thương người như thể thể thương thân”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng” |
Nếu ý khái quát |
|
Đoạn văn phối hợp:
Cách thức | Ví dụ |
Nếu ý khái quát |
|
Phát triển bằng các ý cụ thể | Người Việt yêu thiên nhiên, cây cỏ, chim muông... |
Tổng hợp các ý cụ thể | Sức mạnh của con người Việt Nam không chỉ đến từ lòng yêu nước mà còn bắt nguồn từ lòng nhân ái, khoan dung. |
Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Bác. (dựa vào SGK, phần Kiến thức cơ bản đã trình bày ở trên và theo những gợi ý dưới đây)
a. Văn chính luận
- Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).
- Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gi quý hơn độc lập tự do (1966).
- Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sứ.
- Đặc điểm nghệ thuật: da dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo...
b. Truyện và kí
- Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước...
- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.
c. Thơ ca
- Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Nhà văn Viên Ưng - Trung Quốc).
+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.
- Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích...).
- Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng , Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trân), Cảnh khuya...
Từ tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " kết hợp với những hiểu biết xã hội , hãy viết 1 đoạn văn (2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của về vai trò của niềm tin trong cuộc sống . ( GỢI Ý LÀM BÀI...)+ Nêu khái niệm lòng tin hay niềm tin trong cuộc sống làm gì ? + Nêu những biểu hiện đa dạng của lòng tin trong cuộc sống + Vậy ,tại sao chúng ta cần có lòng tin trong cuộc sống ? + Bình luận về mặt trái cuae lòng tin + Liên hệ bản thân mình về vấn đề lòng tin trong cuộc sống
Em tham khảo:
Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau, tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu. Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.
Hãy viết một đoạn văn theo hướng quy nạp hoặc diễn dịch với câu chủ đề:
"Chị Dậu là người hết lòng yêu thương chồng con và giàu đức hi sinh
Bài 1: Trong thời gian dịch bệnh viêm phổi do vi rút corona hoành hành, gây bao hoang mang lo sợ cho người dân vì họ không biết cách phòng bệnh kịp thời thì ý thức tình người của một số bộ phận đã đi xuống trầm trọng. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc một cá nhân, cơ sở đã lợi dụng tăng giá khẩu trang y tế mục đích làm giàu thiếu đạo đức. Em hãy viết đoạn văn quy nạp nêu cảm nhận của em về vấn đề trên
Theo cảm nhận của em trong thời gian dịch bệnh đang hoàng hành biết khẩu trang đang rát hiếm nên nhiều người bất chấp lợi dụng dịch bệnh để buôn bán các khẩu trang y tế với giá đắt đỏ để làm giàu . Hành vi này thể hiện trong xã hội của chúng vẫn còn rất nhiều người tham lam . Nhiều người chậm chân sẽ không có khẩu trang hay nước rửa tay làm người dân thêm nhiều rũi ro , nhà của em cũng đang kieng trì cùng người dân vượt qua dại dịch . Em nghĩ chúng ta nên mua khẩu trang ở những trạm y tế có uy tín để không bị lừa gạt .
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Lưu ý:
– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?
• Kể câu chuyện bằng lời của mình.
• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.
• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.
– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
1.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
giúp với
Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” (trích“Những ngày thơ ấu”- Nguyên Hồng) đã cho ta thấy tình yêu thương cháy bỏng của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh.”
Dựa vào văn bản “Trong lòng mẹ”, hãy viết tiếp đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ ý kiến trên..
Viết đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.Trình bày đoạn văn theo 1 trong ba cách diễn dịch quy nạp hoặc tổng phân hợp. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn.
Viết đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận của em về hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945.Trình bày đoạn văn theo 1 trong ba cách diễn dịch quy nạp hoặc tổng phân hợp. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn.