Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 8 2023 lúc 20:28

Lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân: lời nói “cậy” với mong muốn, hi vọng thiết tha, gửi gắm đầy sự tin tưởng, hành động “ngồi lên”, “lạy”, “thưa” kính cẩn, trang trọng, lí lẽ chặt chẽ, thấu tình, hợp lí.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Lời nói: cậy em

- Hành động: ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

- Lí lẽ: giữa đường đứt gánh tương tư, sóng gió bất kì, hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, xót tình máu mủ thay lời nước non.

⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.

GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 8 2023 lúc 20:30

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình: tự ti.

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về Từ Hải: khiêm nhường, nhỏ nhẹ, chân thành, đầy tình nghĩa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 11 2019 lúc 7:26

Giọng điệu của Thúy Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai.

    + Hoạn Thư bị đưa đến như một phạm nhân, Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” khi vị thế hai người hoàn toàn thay đổi.

    + Sau sự mỉa mai, Kiều chỉ đích danh con người Hoạn Thư ác độc, nham hiểm xưa nay hiếm trong giới đàn bà (Đàn bà dễ có mấy tay- Đời xưa mấy mặt đời này mất gan)

- Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ (tay, mặt, gan), khẳng định Hoạn Thư là người ghê gớm

    + Kiều nêu ra quy luật ác giả ác báo

→ Kiều thẳng tay trừng trị Hoạn Thư, dứt khoát, rõ ràng

GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 1 lúc 15:59

Truyện Kiều chứa đựng tư tưởng nhân đạo lớn lao, sâu sắc, độc đáo. Tư tưởng đó trước hết được thể hiện quá cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du thuộc số ít tác giả thời trung đại quan tâm, trân trọng con người một cách toàn diện - cả tâm hồn và thể xác. 

* Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:

– Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm tiền trên thân xác những người con gái.

– Lên án xã hội đồng tiền đã chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.

à Ngòi bút tả thực của Nguyễn Du đã phơi bày bộ mặt thật của xã hội phong kiến thối nát, trong đó đồng tiền có thể xoay chuyển tất cả, thao túng con người, dung túng cho cái ác.

* Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người

– Khắc họa sống động vẻ đẹp ngoại hình của chị em Thúy Kiều, lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ con người.

– Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn: Thúy Vân thanh cao, đài các, Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà.

– Ca ngợi tài năng của Thúy Kiều: cầm kì thi họa đều tinh thông

* Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh:

– Xót thương cho những kiếp tài hoa bạc mệnh.

– Thương cho những kiếp người bị chà đạp, bị ức hiếp, bị biến thành món hàng cho người ta mua bán.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 8 2023 lúc 20:23

- Những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác Truyện Kiều:

+ Truyện là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,..Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.

+ Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của cong người, được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Ở đời Kiều có hai bi kịch lớn hết sức đau đớn: bi kịch tình yêu và bi kịch nhân phẩm.

Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 20:28

- Những nội dung: 

+ Tiếng nói đồng cảm trước bi kịch của con người trong Truyện Kiều thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều. Nhân vật phải chịu một cuộc đời hội tụ đầy đủ những bi kịch của con người nói chung và phụ nữ nói riêng: tình yêu, gia đình, nhân phẩm,…

+ Tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người thể hiện tập trung qua tình yêu của Kim Trọng với Thúy Kiều, tình yêu Kim – Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu không mất. Trải qua biết bao đau khổ nhưng Thúy Kiều vẫn vươn lên với khát vọng mạnh mẽ. Sau đó khi gặp Từ Hải, đây là nhân vật hiện thân của khát vọng tự do, công lí. 

→ Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người. Đó cũng là giá trị nhân đạo của kiệt tác văn chương này.