Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Giang
11 tháng 5 2022 lúc 16:54

 nha

Bình luận (0)
Bùi Ngọc Hân
11 tháng 5 2022 lúc 16:54

D

Bình luận (0)
Đàm Khánh Hưng
11 tháng 5 2022 lúc 17:08

D bạn nhé

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
8 tháng 11 2018 lúc 15:32

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 5) Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo.

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 5) Vùng biển nước ta là bộ phận của Biển Đông

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 5) Dầu khí đang được khai thác ở vùng biển phía Bắc nước ta.

Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Học kì 2 có đáp án (Đề 5) Nhiều vùng ven biển nuôi hải sản vì biển nước ta rất nghèo hải sản.

Bình luận (1)
":-
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 3 2022 lúc 10:50

Tham Khảo
-Vùng ngũ Hồ, Đông Bắc Hoa kì có công nghiệp sớm phát triển, mức đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp và hải cảng lớn nên dân cư đông đúc .
-Coócđie có địa hình hiểm trở ở phía Bắc Canada và bán đảo Alaxca quá lạnh lên dân cư thưa thớt.
 

Bình luận (0)
Hạ Hạ
17 tháng 3 2022 lúc 10:53

Câu 1: 

Do chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên nên ở miền bắc và ở phía tây dân cư thưa thớt. Bán đảo A-la-xca và phía bắc Ca-na-đa mật độ dưới 1 người/km2. Phía tây trong khu vực hệ thống Cooc-đi-e mật độ dân cư thưa thớt từ 1 - 10 người/km2.

Câu 2:

Nguyên nhân là do công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, thuận lợi phát triển công nghiệp, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn, dân cư tập trung đông.

Bình luận (0)
kodo sinichi
17 tháng 3 2022 lúc 11:58

Tham Khảo
-Vùng ngũ Hồ, Đông Bắc Hoa kì có công nghiệp sớm phát triển, mức đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp và hải cảng lớn nên dân cư đông đúc .
-Coócđie có địa hình hiểm trở ở phía Bắc Canada và bán đảo Alaxca quá lạnh lên dân cư thưa thớt.
 

Bình luận (0)
nguyenthuylinh
Xem chi tiết
nguyenthuylinh
24 tháng 4 2020 lúc 16:01

mọi người ơi chữa hộ mình xem hay chưa nhé !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Gia Hân 2/3
27 tháng 4 2020 lúc 14:12

rat hay

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 1:14

Tham khảo

- Đặc điểm về môi trường biển, hải đảo:

+ Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.

+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái,...

+ Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể, như: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,...

- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng.

+ Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận. Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp.

+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng. Gồm các bãi biển đẹp, các vịnh biển có phong cảnh độc đáo, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển biển và hải đảo,.. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 12:11

- Vùng kinh tế trọng điểm: là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp.

- Các tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bình luận (0)
Võ Thị Thùy Dung
Xem chi tiết
Ngô Việt Hà
2 tháng 3 2016 lúc 14:03

    *Vùng biển nước ta có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ; Đảo lớn nhất: Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

    *Những cảng lớn quan trọng ở ba miền.

·                    Miền Bắc: Cảng Hải Phòng

·                    Miền Trung: Cảng Đà Nẵng.

·                    Miền Nam: Cảng Sài Gòn.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 8 2023 lúc 1:15

Tham khảo

* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)

- Phát triển các hoạt động du lịch biển.

* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo

- Thuận lợi:

Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.

+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 0:06

Tham khảo
1.

- Tên một số đảo: đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quốc (Kiên Giang ), đảo Phú Quý (Bình Thuận ),…

- Tên một số quần đảo: quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang),…
2.

 Đặc điểm

Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...

Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền. Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.

- Địa hình đảo và quần đảo:

+ Việt Nam có hàng nghìn đảo. Ba đảo lớn nhất nước ta là: đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) và Cái Bầu (Quảng Ninh), còn lại chủ yếu là đảo nhỏ. Hệ thống đảo ven bờ tập trung chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa.

+ Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là: Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).

+ Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng về kinh tế - chính trị và an ninh quốc phòng.

Bình luận (0)