Điều gì có thể xảy ra trong tình huống sau?
Điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
- Hình 6: Có thể xảy ra va chạm với xe khác và 2 anh em bị thương nặng. Vì người anh đeo tai nghe khi lái xe sẽ không nghe được tín hiệu từ các phương tiện khác và cả 2 anh em đều không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Hình 7: Hai bạn nhỏ có thể bị ngã vì chạy theo xe ô tô.
- Hình 8: Có thể xảy ra tai nạn giao thông vì chở quá số người cho phép và hai bạn nhỏ không đội mũ bảo hiểm.
- Hình 9: Bạn nam có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu chẳng may thuyền gặp sự cố vì bạn ấy không mặc áo phao bảo hộ.
- Hình 10: Bạn nam mặc áo xanh có thể bị ngã vì thả hai chân khỏi bàn đạp, không kiểm soát được tốc độ khi xuống dốc.
- Hình 11: Có thể sẽ gặp tai nạn vì hai bạn đang đi trên đường ray.
Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong tình huống sau?
- Tình huống: Một nhóm bạn chơi đùa bên bờ biển. Lúc này, trời nổi gió, biển động mạnh.
- Các bạn nhỏ có thể bị song cuốn hoặc bị ngã xuống biển, gây chấn thương.
Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống dưới đây?
Tình huống 1: Tùng thường xuyên đi ngủ muộn thì sức khỏe của Tùng sẽ có thể ngày càng đi xuống, hôm sau có thể Tùng sẽ dậy muộn dẫn đến đi học muộn,...
Tình huống 2: Minh luôn thực hiện đúng giờ học, giờ chơi và tranh thủ làm việc nhà. Điều này cho thấy Minh đã sử dụng thời gian hợp lý. Việc sử dụng thời gian hợp lý giúp Minh có sức khỏe tốt, học tập tốt được thầy cô, bạn bè, các thành viên trong gia đình yêu quý
- Chuyện gì có thể xảy ra với các bạn trong tranh?
- Em sẽ khuyên bạn điều gì trong tình huống đó?
- Chuyện có thể xảy ra với các bạn trong tranh là:
1) Có thể bị bỏng
2) Có thể bị điện giật
3) Có thể bị té
4) Có thể làm người khác bị thương
- Em sẽ khuyên bạn:
1) Hãy tìm thứ gì đó như khăn để giảm độ nóng truyền đến tay.
2) Nên cầm đúng cách
3) Hãy chậm rãi, từ từ
4) Chú ý, quan sát, cẩn thận khi đưa dụng cụ cho người khác, nhất là khi đó là vật sắc nhọn nguy hiểm.
Trong Tiếng việt có thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt. Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy. qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp
- Để tránh tình trạng, khi hội thoại phải nói đúng đề tài giao tiếp, nói đúng vấn đề quan tâm
- Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống trên?
- Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ?
- Tình huống 1: Đi hàng 3 có thể gây cản trở các phương tiện giao thông vào rất dễ xảy ra tai nạn.
- Tình huống 2: Đi ngược chiều có thể xảy ra tai nạn. Vì nếu không tuân thủ có thể gây tai nạn cho chính bản thân mình hoạc người điều khiển phương tiện.
Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống sau
Tình huống1: T có thể gạt qua bài kiểm tra đó đi một bên để tập trung cho tiết học này. Rồi sau đó sau tiết học thì ngẫm nghĩ mình đã mắc sai lầm gì trong bài kiểm tra đó để tìm cách khắc phục
Tình huống 2: Em sẽ nói với cả lớp rằng vì không thời tiết ko đảm nên không đi chơi là để đảm bảo an toàn cho cả lớp và bảo rằng là chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội đi chơi khác mà.
- Quan sát các bức tranh trong mỗi tình huống dưới đây và đóng vai thể hiện cách ứng xử có văn hóa nơi công cộng.
- Thảo luận sau đóng vai:
+ Các nhân vật trong tình huống đã có cách ứng xử như thế nào ở nơi công cộng?
+ Em rút ra điều gì từ những cách ứng xử trên?
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách em điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Gợi ý:
- Tình huống xảy ra như thế nào?
- Cảm xúc khi đó của em là gì?
- Cảm xúc đó đã thay đổi như thế nào?
- Em đã làm gì để điều chỉnh được cảm xúc của mình?
- Lúc em nhận được 10 điểm bài kiểm tra, em vui đến mức không tin nó là thật, từ một cảm xúc bồi hồi lo lắng, em đã vờ oà và phải hít thở sâu nhiều lần để bình tĩn lại