Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 8 2023 lúc 20:24

Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc" vì nét nổi bật chính trong các sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều  quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh.

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 8 2023 lúc 20:23

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 20:27

Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc, thương người và tự thương mình: 

+ Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. 

+ Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. 

+ Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 21:31

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thơ chữ Hán:

+ Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Ông hướng về những số phận đau khổ, bất hành với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…

+ Khi viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, ông vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

+ Từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương. Đây là một nét mới trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du.

Bình luận (0)
Despacito
Xem chi tiết
★Čүċℓøρş★
25 tháng 12 2017 lúc 18:49

Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : "Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân. Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

Nhà thơ dùng từ Hán Việt "tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ dẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân : 
Vân xem trang trong khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngóc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyêếtnhường màu da,

Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng. Đặc biệt, các từ " thua ", "nhương " cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân trên những chặng đường đời .

Còn đây là bức chân dung của nàng kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thủy tinh , nét xuân sơn

Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng .đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Những nghệ thuật nhân hóa , thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, điển cố,liệt kê, đối ngữ, tương hỗ đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy kiều đến tuyệt điỉnh, khiến cho :
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
"Hoa" và "liễu" là những loài vô tri, vô giác, vậy là phải "ghen" , "hờn", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mạn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng. Còn đối với con người , nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại cái nữa thì nước người ta bị đổ Chao ôi ! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân
Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ,đài các, kiêu sao , có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều . Nhất là các từ "ghen" , "hờn" , Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bảo tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng .
Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng :
Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai

Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai. Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm ,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương .
Khúc nhà tay lựa nên chương .

Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác . Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc . Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là " Bạc mệnh " - đưa con tinh thần của Thúy Kiều - đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sâầunão đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim . Phải chăng " một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn ?
Nhìn chung , Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều , nhà thơ đã cực tả Thúy vân , tưởng như sắc đạp của Thúy Vân không ai hơn được nữa , để rồi sau đó , Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹpcủa Thúy Kiều là tuyệt đỉnh . Còn tài của nàng cũng là tuyệt đỉnh . ( Giáo sư Nguyễn Lộc )
Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Đó là một cái nhìn của con gnười có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước triều dâng . Nguyễn du dã mở đườngbcho tư tưởng của mình đi trước thời đại . Bởi lẽ , trong xã hôi phong kiền đầy rẫy nhưng bất công , ngang trái , hà khắc , phụ nữ luôn bị lép vế , bị ruồn rẫy , chà đạp , xô đẩy đến bức đường cùng .
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cá hay chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê ,
Em đềm trướng rủ màn che .
Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm , có thể lấy chồng nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận , vui vẻ trong cảnh trướng rủ màn che , không tơ tươởngđến những kẻ dđ tìm tình yêu , đi ve vãn con gái như ong bướm tìm hoa . Chính những nét hồn nhiên , trong sáng . thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành - phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều .

Tóm lại . bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú , tính tế , kỳ diệu , bằng một bút pháp điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con người , nhất là người phụ nữa, Nguyễn du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn chị em Thúy Kiều. Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Càng nâng niu , quý trọng truyện Kiều ,chúng ta càng cảm phục tài năng và đức độ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Đó là một cái nhìn của con người có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước tràn ly

Xem Thêm Tại : Phân Tích Đoạn Trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Nghị Luận Văn Học, Những Bài Văn Mẫu | Kênh Truyện Nguyễn Du là một thi hào dân tộc ta. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiệm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương . Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nhận vật, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử tiểu thuyết bằng thơ trích đoạn Chị em Thúy Kiều đả thể hiện được trọn vẹn vè đẹp, tài năng va đức hạnh của hai chị em nàng Thúy kiều. Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều với tất cả lòng quý mến, trân trọng của nhà thơ.

Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều” nằm trong phần : "Gặp gỡ và đính ước”, sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều. Với nhiệt tình trân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi, tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiều thành những tuyệt sắc giai nhân. Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em Thuý Kiều trong bốn câu đầu:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

Nhà thơ dùng từ Hán Việt "tố nga” chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọi chung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều. Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trong sáng như tuyết trắng. Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện. Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người. Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân là vẻ đẹp trang trọng, quý phái, phúc hậu: Sau khi giới thiệu vẻ dẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ , Nguyễn Du bắt đầu miêu tả vẻ đẹp riêng của Thúy Vân : 
Vân xem trang trong khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngóc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyêếtnhường màu da,

Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng. Đặc biệt, các từ " thua ", "nhương " cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân trên những chặng đường đời .

Còn đây là bức chân dung của nàng kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thủy tinh , nét xuân sơn

Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng .đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Những nghệ thuật nhân hóa , thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, điển cố,liệt kê, đối ngữ, tương hỗ đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy kiều đến tuyệt điỉnh, khiến cho :
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
"Hoa" và "liễu" là những loài vô tri, vô giác, vậy là phải "ghen" , "hờn", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mạn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng. Còn đối với con người , nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại cái nữa thì nước người ta bị đổ Chao ôi ! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân
Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ,đài các, kiêu sao , có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều . Nhất là các từ "ghen" , "hờn" , Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bảo tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng .
Nếu như ở Thúy Vân , Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều , nhà thơ vưa miêu tả nhan sắc , vừa ca ngợi tài năng :
Sắc đành tài một , tại đành hoạ hai

Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai. Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm ,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương .
Khúc nhà tay lựa nên chương .

Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác . Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc . Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là " Bạc mệnh " - đưa con tinh thần của Thúy Kiều - đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sâầunão đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim . Phải chăng " một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn ?
Nhìn chung , Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều , nhà thơ đã cực tả Thúy vân , tưởng như sắc đạp của Thúy Vân không ai hơn được nữa , để rồi sau đó , Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹpcủa Thúy Kiều là tuyệt đỉnh . Còn tài của nàng cũng là tuyệt đỉnh . ( Giáo sư Nguyễn Lộc )
Có thế nói rằng , lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà , hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn du một cách say sưa , nồng nhiệt ,tập trung và trân trọng nhất. Đó là một cái nhìn của con gnười có tấm lòng nhân dạo mênh mông như ngọn nước triều dâng . Nguyễn du dã mở đườngbcho tư tưởng của mình đi trước thời đại . Bởi lẽ , trong xã hôi phong kiền đầy rẫy nhưng bất công , ngang trái , hà khắc , phụ nữ luôn bị lép vế , bị ruồn rẫy , chà đạp , xô đẩy đến bức đường cùng .
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cá hay chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê ,
Em đềm trướng rủ màn che .
Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm , có thể lấy chồng nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận , vui vẻ trong cảnh trướng rủ màn che , không tơ tươởngđến những kẻ dđ tìm tình yêu , đi ve vãn con gái như ong bướm tìm hoa . Chính những nét hồn nhiên , trong sáng . thơ ngây đã nuôi dưỡng , bồi đắp cho sự hình thành - phát triển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này , đặc biệt là Thúy Kiều .

Bình luận (0)
Phúc
28 tháng 12 2017 lúc 20:41

"Truyện Kiều" là một kiệt tác văn học, kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Trong "Truyện Kiều", nhà thơ Nguyễn Du - một con người có trái tim tràn đầy tình yêu thương, đã từng viết: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" - đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm.
"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười."
Với nghệ thuật ước lệ, dùng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả con người, tác giả đã gây được ấn tượng đẹp về hai chị em con nhà viên ngoại họ Vương qua vẻ đẹp hình dáng mảnh mai, thanh cao và vẻ đẹp tâm hồn trong trắng. Nguyễn Du đã ca ngợi, tôn vinh và trân trọng vẻ đẹp ấy của hai nàng. Vẻ đẹp trang trọng, đài các mà cũng rất thuần hậu của Vân được thể hiện qua hình ảnh ước lệ, các tính từ "đầy đặn", "nở nang" cùng một số chi tiết hoá bằng hình ảnh như khuôn mặt, nét ngài, "mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da". 
Vân trang trọng là thế, xinh đẹp là thế nhưng "Kiều càng sắc sảo mặn mà - So bề tài sắc lại là phần hơn". Tác giả đã dành sự ưu ái cho vẻ đẹp của Kiều bởi ở nàng, ngoài vẻ đẹp về hình thức còn sáng ngời vẻ đẹp của tâm hồn, tài năng, trí tuệ. Vẻ đẹp của nàng làm cho thiên nhiên phải hờn, phải ghen vì nó vượt lên trên vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ lúc bấy giờ. 
"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
...
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên "Bạc mệnh" lại càng não nhân."
Nguyễn Du dùng những câu thơ đầy trân trọng để ca ngợi và khẳng địng tài năng của Kiều. Tiếng đàn của nàng thể hiện tâm hồn của một trái tim đa sầu, đa cảm...
"Phong lưu rất mực hồng quần
...
Tường đông ong bướm đi về mặc ai."
Phẩm hạnh của hai nàng được tác giả nâng niu, ca ngợi sống mẫu mực, giữ gìn khuôn phép. 
Qua đó, Nguyễn Du đã phần nào thể hiện sự trăn trở, quan tâm, lo lắng cho số phận, cuộc đời hai chị em bằng những dự cảm về tương lai. Vẻ đẹp của Vân đoan trang, phúc hậu, thiên nhiên phải chấp nhận nhường bước để cho Vân đi trên con đường bình lặng. Vẻ đẹp của Kiều làm thiên nhiên đố kị, hờn ghen, dự báo một cuộc đời không êm đềm bởi vì Nguyễn Du đã rất nhiều lần nói đến trong tác phẩm của mình: "Chữ tài liền với chữ tai một vần".
Đoạn trich "Chị em Thuý Kiều" thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật khắc hoạ nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. Bằng trái tim đầy yêu thương, chia sẻ, cảm thông, tác giả đã vượt lên trên ý thức về phong kiến để ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 21:32

* Giá trị nhân đạo:

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật ký cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.  Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.

+ Với niềm thương cảm sâu sắc, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh.

+ Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.

+ Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với số phận tài hoa mà bi kịch, do vậy từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương.

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.

- Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng

* Giá trị hiện thực:

- Tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
27 tháng 8 2023 lúc 20:24

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 21:37

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.

Bình luận (0)
Hưng Bùi
Xem chi tiết
Ngô Văn Ngọc Khánh
24 tháng 3 2020 lúc 20:11

Nguyễn khánh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 7 2018 lúc 2:59

Tác dụng của các trạng ngữ trong đoạn trích:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

Bình luận (0)