Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
17 tháng 11 2021 lúc 9:07

Tham khảo
👉🏻Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở (24 mẫu) - Tập làm văn lớp 3👈🏻

Đan Khánh
17 tháng 11 2021 lúc 9:08

Tham khảo:

Quê hương em là một làng chài nhỏ ven biển miền Trung với những bãi cát trắng nghiêng nghiêng đón sóng biển. Quanh năm, sóng biển vỗ rì rào, làm nhẵn thín những gò đá nhấp nhô sát mép nước. Mờ sáng, thuyền đi lưới cá về cập bãi. Dân chài đem cá lên chợ bán. Làng em có ngót hai trăm nóc nhà, có mái nhà khuất sau rặng dừa, bãi dương rì rào gió thổi. Đường làng cũng được tráng bê tông nhưng cũng có đoạn còn nguyên đường mang cát biển. Trẻ con trong làng đến lớp học gần đó, ở ngay giữa xóm chài. Lẫn trong tiếng sóng biển là giọng đọc bài của đám trẻ, giọng giảng bài của cô giáo. Vào ngày hội làng và tạ lễ cá ông, lớp học thường được nghỉ và được biến thành nơi dân làng tụ họp. Làng em tuy nghèo khó nhưng em vẫn yêu làng tha thiết. Mai này đi học xa quê, em sẽ mang theo trong tim mình tiếng sóng biển và làn gió mát của bãi dương bốn mùa lộng gió. Em yêu sao làng biển quê em.

Minh Anh
17 tháng 11 2021 lúc 9:21

Dù  đi đến đâu em cũng sẽ luôn nhớ về quê hương. Quê em ở Mê Linh.Em thích nhất cảnh đồng hoa ở quê em. Cảnh vật đó rất đẹp. Những bông hoa đầy sắc màu như: hoa hồng có màu đỏ,vàng,trắng; hoa loa ken màu trắng và hồng.....Em rất yêu quý và tự hào vì mình được sinh ra ở nơi đẹp nhưu vậy.

Xem chi tiết
kaneki ken
13 tháng 9 2020 lúc 19:46

Một ngày mới lại bắt đầu. Mặt trời dần dần hiện lên sau mấy dãy nhà cao tầng và bắt đầu chiếu ánh nắng dịu nhẹ của buổi sớm mai. Cả một khoảng không rộng lớn đang từ từ chuyển sắc. Thay thế cho màn đêm mờ ảo là ánh sáng hồng tươi đang lan tràn khắp không gian, cùng với ánh sáng, không khí cũng đang vận động. Nó trở nên nhẹ và trong, mát rượi, kích thích vào từng thớ thịt, khiến con người ta cảm thấy khoan khọái lạ thường. Bên dưới kia, hàng cây xanh cũng vừa tỉnh giấc, đang khẽ rùng mình. Trên những chiếc lá ướt đẫm hơi sương là những chú sâu còn ngái ngủ, khẽ cuộn tròn người trong lá chưa chịu chào đón bình minh. Những chú chim chăm chỉ hơn đã dậy từ rất lâu và đang cất lên những khúc ca chào đón ngày mới. Theo tiếng chim ca, những tia nắng vàng tươi cũng bắt đầu nhảy múa hát ca trên nhũng con đường. Không gian không còn yên tĩnh mà chuyển dần sang huyên náo rộn ràng. Đó là tiếng nói cười rộn rã của những cô cậu học trò đang rảo bước tới trường, là tiếng động cơ xe máy và tiếng còi tàu buổi sớm. Tất cả dường như đã bừng tỉnh để bắt đầu một ngày lao động mới...

                                     RÁNG HỌC NHA..!!! TỰ LÊN MẠNG TRA ĐI..!!! ĐỪNG CHỜ NGƯỜI KHÁC CHỈ..!!!

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 11 2023 lúc 20:14

- Cá sống dưới nước.

- Chó, mèo sống trên cạn.

- Chim bay trên trời.

Minh Lệ
Xem chi tiết
datcoder
24 tháng 10 2023 lúc 15:57

Bước 1: Xác định từ khóa Làng hoa cảnh chợ Lách ở Bến Tre

Bước 2: Mở trình duyệt web và gõ địa chỉ máy tìm kiếm vào thanh địa chỉ:

Bước 3: Gõ Làng hoa cảnh chợ Lách ở Bến Tre vào ô tìm kiếm

Bước 4. Kết quả tìm kiếm là danh sách các trang web có chứa từ khóa tìm kiếm.

PHẠM HƯƠNG TRANG
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
24 tháng 9 2021 lúc 20:04

tham khảo:

Cảnh bình minh ở biển em thật đẹp. Quang cảnh ấy khiến em nhớ mãi không quên. Buổi sáng em cùng bố mẹ thức dậy thật sớm để đi ra biển. Biển lúc này còn vắng bóng người. Mặc dù là giữa mùa hè nhưng những cơn gió biển khiến em cảm thấy se se lạnh. Trên mặt biển, những cơn gió nhẹ khiến cho sóng biển nhấp nhô.

Thi thoảng lắm mới có một con sóng đánh mạnh vào bờ. Ông mặt trời lúc này mới từ từ nhô lên khỏi mặt biển. Em có cảm giác như mặt trời ở biển to hơn và gần hơn bao giờ hết. Cứ như với tay ra là có thể chạm vào. Ông mặt trời di chuyển mỗi lúc một nhanh, chẳng mấy chốc đã như quả cầu lửa lơ lửng giữa không trung. Ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm nước biển trở nên lấp lánh như dát vàng. Không gian cũng trở nên bừng sáng hơn.

Phía đằng xa, một vài chiếc thuyền đi đánh cá đêm đã trở về. Những người ngư dân đang túm tụm lại với nhau để kiểm tra mẻ cá của mình. Mùi cá biển hòa quyện với mùi gió, mùi cát tạo nên một mùi đặc trưng của biển.

Nhắm mắt lại em vẫn như đang nhìn thấy cảnh bình minh trên biển. Nếu có dịp được quay lại biển, em vẫn sẽ ngắm cảnh bình minh trên biển thêm nhiều lần nữa.

Jack nè
Xem chi tiết

ê văn chứ ko phải sử fan jack à cu

Khách vãng lai đã xóa
Jack nè
2 tháng 9 2021 lúc 19:55

sử mà văn đâu đọc hộ lại cái kết nối tri thức môn lịch sử xem có ko?-_-

Khách vãng lai đã xóa

nhìn nhầm ok ok

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn bích ngọc
Xem chi tiết
Mùa hè ở quê tôi

Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra từ bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. 

Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật là lạ, nhưng cũng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, cái nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, cái nắng làm tô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. 

Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xúc bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên. Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. 

Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê quen thuộc. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ … 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều". 

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương. 

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình rũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. 

Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà về văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm. 

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hòa lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. 

Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hòa âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hóa chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình. Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. 

Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ. 

Mùa hè nuôi dưỡng tâm hồn tôi

Nếu như xuân đến mang theo những làn mưa bụi giăng giăng êm đềm, thu sang mang theo hương nồng ổi chín và cái gió lạnh dịu ngọt và đông đến mang theo cái se lạnh cắt thịt thì hè về lại khoác lên cho vạn vật tấm áo mới rực rỡ, óng ánh hơn. Chính vì thế nên mùa hè luôn tỏa nắng trong tâm hồn em.

Mùa hè là mùa của nắng. Nắng hè không yên ả, dịu dàng mà gay gắt, rực rỡ như đang căng hết sức lực để làm bừng sáng và ấm nóng không gian sau những tháng ngày lạnh giá mà nàng đông ghé qua. Vạn vật như thêm luồng sinh khí mới, tươi tắn và rạng ngời hơn. 

Những cành cây bàng, cây phượng hay những đầm sen đang rung rinh theo gió, đùa nghịch với nắng hồng. Mọi vật như đang khoác lên mình chiếc áo mới, óng ánh, tươi trẻ, sặc sỡ để cùng hòa mình vào bữa tiệc khổng lồ của trần gian. Những cây phượng vĩ in trên nền trời mâm xôi gấc khổng lồ để cùng giao duyên với vạn vật. Và ông mặt trời như đang reo vui trên đỉnh non cao. 

Có lẽ một âm thanh không thể thiếu là tiếng ve rộn ràng như những bản nhạc giao hưởng đầy mời gọi và quyến rũ, góp phần hoàn thiện không khí rộn ràng, náo nức khi hè về. Để ý mới thấy, trong vườn nhà em những cây rau nhỏ lá xanh mướt mỡ màng, béo mũm hơn hẳn. Cảm giác không gian ngập tràn lời ca tiếng hát reo vui của chim muông, của hương sắc tinh khôi, của lòng người say đắm.

Mùa hè đến cũng là lúc làng quê đang vào vụ gặt. Những cánh đồng với đợt sóng lúa nối đuôi nhau chạy dài tít tận chân trời. Thỉnh thoảng, nghe đâu đây như có tiếng thì thầm của những bông lúa uốn câu đang ghé sát nhau. Khắp không gian tràn ngập hương lúa đồng nội, ngào ngạt sánh quyện cùng với công sức mồ hôi của các bác nông dân. 

Từng đoàn xe kéo chở những xe lúa đổ về sân. Chà! Cảnh tượng ấy mới đẹp và thịnh vượng làm sao. Trên cánh đồng, nhấp nhô hình ảnh các bà các mẹ, các chị gặt lúa. Một dáng vẻ cần mẫn, rất truyền thống, rất Việt Nam đã đổ bóng vào trang văn, trang thơ bao đời nay của dân tộc. Tiếng cười nói, tiếng cắt lúa huyên náo đâu đây khiến cuộc sống của làng quê mới êm đềm, no ấm biết mấy. 

Xa xa, những đàn trâu, đàn bò thung thăng gặm cỏ. Còn đây là những chú bé chăn trâu thả diều đang vắt vẻo trên cây cầu. Mùa hè đã phủ lên làng bản, núi sông một màu vàng óng ả, tươi tắn khiến khắp nơi như một bức tranh vàng rực sáng, ấm êm.

Mỗi lần hè về, tôi thường hay cùng lũ bạn đi câu cá, bắt cua, vi vu cùng tiếng sáo diều du dương. Những âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức, vào giấc ngủ êm đềm mỗi tối. Một tuổi thơ đầy ngọt ngào, rất quê mùa, một cái quê mùa rất đẹp, rất duyên, rất trong sáng, nên thơ. Hè cũng là lúc tôi được ầu ơ trong tiếng ru của bà vào mỗi buổi chiều êm, gió mát rượi và tôi ngả đầu vào lòng bà. Hơi ấm của tình thương yêu đã vỗ về cho tôi vào giấc ngủ say.

Thế đấy, mùa hè đã nuôi dưỡng trong tôi một tâm hồn sôi nổi, tinh nghịch và tươi trẻ. Đó là mùa của nắng, của gió mát, trăng thanh và những kỉ niệm êm đềm luôn sống mãi trong lòng tôi.

Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra từ bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. 

Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật là lạ, nhưng cũng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, cái nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, cái nắng làm tô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. 

Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xúc bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên. Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. 

Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê quen thuộc. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ … 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều". 

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương. 

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình rũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. 

Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà về văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm. 

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hòa lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. 

Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hòa âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hóa chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình. Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. 

Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ. 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 1 lúc 22:33

- Điều em thích nhất nơi em ở là con người. Mọi người ở đây rất thân thiện và hòa đồng, luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Em cảm thấy rất ấm áp và được yêu thương khi sống ở đây.

- Em đã làm nhiều việc để thể hiện tình cảm và sự gắn bó với nơi em sống. Em tham gia các hoạt động cộng đồng như dọn rác ở công viên, giúp đỡ người già và trẻ em,... Em cũng tham gia các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật để giao lưu và học hỏi thêm về văn hóa của nơi em ở.

Leonor
Xem chi tiết

Thánh Gióng là một trong những người mang trên mình những sức mạnh phi thường như siêu nhân, nột phát khua tre làm cho cả một bầy đàn giặc chết và chạy bán sống bán chết. Thánh Gióng là anh hùng cứu dân, cứu nước.

Khách vãng lai đã xóa
Nie =)))
12 tháng 9 2021 lúc 21:59

1.- Gần nơi em sống có khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (số 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội) có thể giúp tìm hiểu về Lịch sử.
- Giới thiệu về: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu
+ Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.
+ Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng 7 tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho các khoa thi năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481 thời Lê Sơ. Trong những năm tiếp theo, nhà Lê Sơ đã cho dựng thêm 5 tấm bia tiến sĩ các khoa thi năm 1487, 1496, 1502, 1511 và 1514. Đến thời nhà Mạc, do tiến hành nội chiến với nhà Lê Trung Hưng nên chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1518 (thời nhà Lê Sơ) và năm 1529. Như vậy, trong suốt thời kỳ nhà Mạc nắm giữ kinh thành Thăng Long, đã có 22 khoa thi tiến sĩ được tổ chức nhưng chỉ có duy nhất một khoa thi được dựng bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khoa thi năm 1529. Sang triều đại Lê Trung Hưng, các khoa thi tiến sĩ Nho học được khôi phục ngay từ thời vua Lê Trung Tông còn đóng đô ở Thanh Hóa. Sau khi chiếm lại được Thăng Long, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn nhưng cũng phải đến năm 1653 thì nhà Lê Trung Hưng mới tiến hành một đợt dựng bia tiến sĩ lớn nhất tại Văn Miếu với 25 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1554 đến năm 1652. Sau đó, tới năm 1717 lại có một đợt dựng bia lớn thứ 2 dưới triều đại nhà Lê Trung Hưng với 21 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1656 đến năm 1715. Với hai đợt dựng bia tiến sĩ lớn và sau đó là các lần dựng bia thường xuyên sau mỗi khoa thi cho tới khoa thi năm 1779 thì nhà Lê Trung Hưng đã dựng phần lớn trong tổng số 82 bia tiến sĩ (68/82). Sang triều đại nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân – Huế nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại Văn Miếu (Hà Nội) nữa. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu Huế từ khoa thi năm 1822.
+ Tất cả 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Cách thức dựng bia cũng rất độc đáo: đá dựng bia được lựa chọn kỹ càng, sau đó được thiết kế, trang trí, chạm khắc các hoa văn và khắc bài văn ký. Vì được làm hoàn toàn bằng tay nên công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo rất lớn của những người thợ.
+ 82 bia đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của tư liệu. Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học vô giá. Những văn bia này được viết bằng chữ Hán với cách viết khác nhau khiến cho mỗi tấm bia như một bức tranh chữ, một tác phẩm thư pháp. Mỗi dòng chữ trên 82 tấm bia đá là nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp chúng ta nghiên cứu về con người và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng… 
+ Bên cạnh đó, mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với những hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính cách điệu cao như hoa lá, mây, trăng, long, ly, quy, phượng. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây như một tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật và điêu khắc Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII.
+ Đến nay, bia tiến sĩ Văn Miếu vẫn là những bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi dựng. Phần lớn các hoa văn và văn tự còn rõ, có khả năng đọc được. Tính hiếm có và không thể thay thế ở nội dung và cách thức dựng bia, giá trị lịch sử – mỹ thuật và ảnh hưởng xã hội của tấm bia khiến cho 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) trở nên vô cùng đặc sắc.
+ Chiều ngày 9/3/2010 tại Ma Cao, Trung Quốc, Ủy ban ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO.

2. giới thiệu về Thánh Gióng 

Thánh Gióng là ai?

Truyện Thánh Gióng thì ai trong chúng ta đều cũng biết từ lúc tấm bé. Nhưng sử sách thì có nhiều dị bản và truyện kể dân gian cũng cũng khác nhau nhiều, biến dạng theo bao đời truyền tụng. Sau đây chúng tôi căn cứ vào những tư liệu cổ: Việt điện U linh tập (năm 1329), Lĩnh Nam Chích quái (khoảng 1370-1400)(1) và vài học giả có uy tín chép lại như Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Trọng Miên(2) cũng như theo lời truyền tụng của dân gian, để viết lai thần thoại về Thánh Gióng với những chi tiết đáng chú ý nhất. Truyện Thánh Gióng này được viết lại chủ yếu dựa vào Lĩnh Nam chích quái và thêm vào các chi tiết do truyền tụng kể lại mà các nhà Nho đã bỏ đi vì thiên kiến hoặc hạn chế bởi tư tưởng Nho giáo.

Vào đời Hùng Vương thứ 3, thiên hạ thái bình, dân vật đầy đủ, Ân Vương lấy sự thiếu lễ tiến cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta. Hùng Vương nghe được mới triệu quần thần hỏi về kế hoạch đánh hay giữ. Có nhà phương sĩ nhắc vua là ngày xưa cha Lạc Long Quân có căn dặn lúc chia tay với mẹ Âu Cơ rằng: “Tuy đôi bên kẻ ở rừng người ở biển, nhưng mỗi khi bên nào gặp hoạn nạn thì phải báo tin cho nhau không được bỏ nhau”. Vậy phải cầu Long Quân để nhờ âm phù.

Hùng Vương nghe theo mới đắp đàn trai giới, đặt vàng bạc lụa là ở trên bàn, đốt hương cầu tế 3 ngày thì trời cảm sấm mưa. thoắt thấy một ông già cao hơn sáu thước, mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ, ngồi ở ngã ba mà nói cười, ca múa. Người ta trông thấy, ngỡ là người phi thường mới tâu với vua. Vua thân hành ra bái yết, rước vào trong đàn. Ông già không ăn, không uống, không nói năng gì cả. Hùng Vương đến trước hỏi rằng:

-Nay binh nhà Ân sắp sang đánh, nếu có kiến thức gì xin bày cho.

Trong giây lát ông già lấy thẻ ra bói, thưa với vua rằng:

-Sau 3 năm giặc mới qua đánh.

Vua lại hỏi kế hoạch để đánh giặc. Ông già đáp:

-Nếu có giặc đến thì phải tinh luyện sĩ tốt… rồi tìm khắp thiên hạ có ai dẹp được giặc thì phong cho tước ấy, hễ được người ấy thì dẹp được giặc ngay.

Nói đoạn, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân.

Vừa đúng 3 năm, biên binh cáo cấp có quân Ân sang. Hùng Vương y theo lời nói của lão nhân, sai sứ đi khắp thiên hạ để tìm người dẹp giặc.

Sứ giả đến làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Trong làng có một bà già ngoài sáu mươi. Trước đó mấy năm, một hôm bà ta đi chơi ngoài đồng, trông thấy một dấu chân to lớn như của người khổng lồ. Bà cụ lấy làm lạ, bèn ướm thử bàn chân nhỏ của mình vào. Tự nhiên bà thấy xúc động cả người và bà thụ thai. Bà sinh ra một đứa con trai, dặt tên là Gióng. Đã lên 3 tuổi mà đứa bé không biết nói, không biết lật, không ngồi dậy được. Bà mẹ lo buồn vô hạn.

Đến ngày sứ giả Hùng Vương đi qua làng rao tìm người tài giỏi đi đánh giặc. Bà mẹ nghe sứ giả đến, nói hờn với con:

-Sinh được thằng này chỉ biết ăn uống chứ không biết đánh giặc để lĩnh thưởng của triều đình mà đến ơn bú mớm.

Đứa trẻ nghe mẹ nói, thình lình nói lên:

-Mẹ hãy gọi sứ giả vào đây, con hỏi thử xem là việc gì.

Bà mẹ kinh sợ và mừng rỡ bảo với xóm làng:

-Con tôi đã biết nói.

Xóm làng cũng lấy làm lạ, biết không phải người thường, vội cử người đi mời sứ giả đến nhà. Sứ giả hỏi:

- Mày là đứa trẻ mới biết nói mà bảo kêu ta đến làm gì?

Đứa trẻ tự nhiên ngồi nhỏm dậy bảo sứ giả rằng:

- Lập tức về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao 18 thước, một gươm sắt dài 7 thước, một cái nón sắt. Trẻ này cỡi ngựa, đội nón đi đánh giặc cho, giặc sẽ phải tan tành, nhà vua việc gì phải lo.

Sứ giả chạy về trình báo với vua. Vua mừng bảo rằng:

- Thế thì ta không lo gì vậy.

Quân thần đều tâu:

- Một người đánh giặc làm sao phá nổi?

Vua nói:

- Đó là Long Quân giúp ta, lời lão nhân đã nói trước không phải là nói không, các người không nên ngờ.

Rồi sai đi tìm sắt cho được 10 cân luyện thành ngựa sắt, gươm sắt và nón sắt. Khi sứ giả đem tất cả đến, bà mẹ thấy thế cả kinh, lo hoạ đến mình, sợ hỏi con. Đứa trẻ cười nói rằng:

- Mẹ đem cơm thật nhiều cho con ăn, con đi đánh giặc, mẹ đừng lo sợ.

Rồi đứa trẻ lớn lên rất nhanh, áo cơm hàng ngày bà mẹ cung cấp không đủ. Hàng xóm nấu thêm cơm, làm thịt trâu, rượu, bánh trái, thế mà đứa trẻ vẫn không no bụng, vải lụa gấm vóc mặc chẳng kín mình, phải lấy thêm hoa cây lô mà che.

Khi quân nhà Ân kéo đến Trâu Sơn, đứa trẻ mới duỗi chân đứng dậy, mình cao hơn 10 trượng, nghĩnh mũi mà nhẩy, nhẩy mũi hơn mười tiếng rồi tuốt gươm nói lớn lên rằng:

- Ta là thiên tướng đây!

Ròi Gióng đội nón, cầm gươm nhảy lên mình ngựa. Tự nhiên ngựa thét ra lửa, phi như gió bão, cuồn cuộn như sấm sét, mang Gióng ra chiến trường. Quan quân theo sau đến sát luỹ giặc, dàn trận dưới núi Trâu Sơn. Giặc Ân trong thấy kinh hãi, vừa chống đỡ vừa tìm đường bỏ chạy, bị ngựa sắt phun lửa chết cháy hay bị gươm của Gióng chém đứt lìa, thây chết ngổn ngang. Vua Ân bị chém chết ở Trâu Sơn. Đang lúc tả xông hữu đột thì thanh gươm bị gãy, Gióng với tay nhổ luôn cả bụi tre bên đường quật vào đám giặc đang chạy toán loạn. Dư đảng la liệt sụp lạy và hô rằng:

- Thiên tướng, chúng tôi hết thảy xin đầu hàng.

Đánh tan giặc xong, Gióng phi ngựa chạy lên núi Việt Sóc, cởi quần áo bỏ lại rồi cỡi ngựa bay lên trời.

Tương truyền những ao hồ ở trong vùng từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn là dấu chân ngựa sắt của Gióng để lại. Ngày nay ở chỗ giặc bị đốt cháy trước kia còn mang tên là làng Cháy. Rừng tre lúc đó bị hun nóng trở thành màu vàng đến nay nòi giống của nó vẫn giữ dấu tích cũ, người ta gọi là tre đằng ngà.

Hùng Vương nhớ đến công lao của Gióng, không biết lấy gì đền báo mới tôn làm Phù Đồng Thiên Vương, lập đền thờ ở vườn nhà làng ấy, cho ruộng 100 khoảng để làm lễ hưởng tế Xuân Thu.

Đời nhà Ân với 27 vua, trải qua 640 năm, không dám đem binh sang đánh nữa.

Man di bốn phương nghe được như vậy cũng đến thần phục, về phụ với vương. Sau vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần vương, lập miếu tại làng Phù Đổng (nay ở huyện Tiên Du) bên chùa Kiến Phúc(3), tạc tượng ở núi Vệ Linh, Xuân thu đều có lễ tế vậy(4).

Thần Hậu Tắc là ai?

Thần Hậu Tắc là Thần Kê. Lúa Tắc nghĩa là cây Kê. Hậu có nghĩa là: a) thần (hậu thổ: thần đất; hậu đế: trời); b) vua (hậu phi: vợ vua)(5). Tắc là Kê trong ngũ cốc: lúa, miến, đậu, mì, kê. Tên khoa học của kê là Panicum miliaceum: cỏ kê. Tiếng Anh và tiếng Pháp là Millet. Tiếng Đức là Hirse. Học giả Hán học người Đức Eberhard dịch thần Hậu Tắc là Hirsegott (thần Kê)(6), nhà Hán học người Pháp Maspero dịch Hậu Tắc là Souverain Millet (vua Kê)(7). Hậu Tắc nguyên Hán văn là Hou Chi là thần Kê.

Vào khoảng 3.000 năm TCN, tại châu thổ sông Hoàng Hà, miền Bắc Trung Hoa cổ đại, thì cây kê là lương thực chủ yếu. Phía bắc sông Hoàng Hà đất đai khô cằn, không trồng được lúa nước, chỉ có loại kê hoang dã sống được. Nền nông nghiệp khô ấy với cây kê là nguồn lương thực chính của nền văn hoá Ngưỡng Thiều (yangShao). Nền nông nghiệp lúa tắc (cây kê) ấy đã được khẳng định qua các di chỉ khảo cổ học như di chỉ Từ Sơn, Ban Pha, Đại văn khẩu (Davenkou) thuộc khu bán đảo Sơn Đông(8). Hai loại kê chủ đạo là kê nếp và kê tẻ(9). Cây kê giữ vai trò chủ lực trong lương thực thời ấy đến nỗi chữ Lương (trong nghĩa lương thực) gồm có chữ Kê(10) và đã được Eberhard gọi là “một thứ hạt tuyệt vời” (Korn par excellence)(11).

Sách Lễ ký (I, 29 và XX, 17) viết rằng kê là loại lương thực quan trọng nhất trong sinh hoạt hàng ngày của con người thời ấy. Món kê được trân trọng dùng làm lễ vật cúng tổ tiên vào ngày đông chí (lễ ký XI, 27). Trong những bữa tiệc sang trọng, món kê được mang ra đầu tiên để chiêu đãi khách (Lễ ký XX, 17). Từ cây kê nuôi sống con người rất quan trọng này, nó được tôn lên làm thần Kê có tên là Hậu Tắc để cầu mong bảo đảm cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Granet gọi Hậu Tắc là thần Mùa Màng (Dieu des Céréales)(12). Trang Tử quan niệm rằng bản thân hạt và cây là một biểu tượng cho sự tái sinh liên tục khi ông nói “Vũ trụ luôn luôn biến hoá… từ loại kê tới loại rêu… loại sâu, bướm, ve sầu, chim.. ngựa, người, cuối cùng trở về với cái cơ”(13). Chính cái bản thể của hạt và cây (sự sống liên tục) đã trở thành đối tượng của sự thờ cúng vì nó biểu tượng cho sự bất tử và sự thiêng liêng. Kê là biểu tượng của sự sống, thịnh vượng, được nhận rõ ở nguồn gốc của nó: hạt giống. Cây kê được tôn lên làm thần Hậu Tắc, như thần Lúa (mẹ lúa) của cư dân Đông Nam Á lúa nước hoặc thần Bắp Ngô  - Xachiquet-zal của châu Mỹ La tinh hay thần Đại Mạch Deme-ter (nữ thần Phồn thực) trong nền văn hoá Lưỡng Hà và sau đó là văn hoá Hy Lạp La Mã cổ đại(14). Sau này nhà Chu (1122-225 TCN) còn nhận thần Hậu Tắc làm ông tổ triều đại mình. Nhiều triều đại Trung Hoa sau đó cũng nhận thần Hậu Tắc làm ông tổ triều đại mình(15). Do đó trong lễ tế Xã Tắc tại Trung Hoa sau này thần Hậu Tắc luôn được phối hợp với việc cúng tế tổ tiên.

Thần Hậu Tắc là thần thực vật từ hạt kê nuôi sống con người, khác với Thánh Gióng là nhân thần, có một cuộc đời hoạt động (đánh giặc Ân). Thần Hậu Tắc chỉ có nhiệm vụ chăm lo mùa màng bội thu để dân được no ấm. Vì thế không thấy nói đến cuộc sống của thần Hậu Tắc tại nhân gian như thế nào. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có nhiều điểm tương đồng khá kỳ lạ giữa hai vị thần Hậu Tắc và Thánh Gióng liên quan đến văn hoá nông nghiệp và sự phồn thực, đặc trưng cho nền văn hoá người Việt Cổ.

Những nét tương đồng chính giữa Thánh Gióng và thần Hậu Tắc

Ht

Khách vãng lai đã xóa
Hacker♪
12 tháng 9 2021 lúc 21:59

Phù Đổng Thiên Vương (chữ Hán: 扶董天王), cũng gọi Sóc Thiên vương (朔天王) nhưng hay được gọi là Thánh Gióng (chữ Nôm: 聖揀), là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Khách vãng lai đã xóa