Những câu hỏi liên quan
vinh le
Xem chi tiết
vinh le
25 tháng 4 2022 lúc 19:18

ai trả lời nhanh giúp mình vs

 

Bình luận (0)
Đào Thành Lộc
Xem chi tiết
Trần Thị Hà Phương
3 tháng 2 2016 lúc 22:23

1. Thoát khủng hoảng kinh tế: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

2. Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0% vào năm 1988 và 9,5% năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8% (năm 1999) và đã tăng lên 8,4% vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).

3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4. Hình thành vùng kinh tế trọng điểm: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.

5. Xóa đói, giảm nghèo: Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.

 

Bình luận (0)
tinh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 10 2019 lúc 3:09

Một số thành tựu đã đạt được là:

    - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài (tính đến năm 2006).

    - Lạm phát được đẩy lùi.

    - Tốc độ tăng trường GDP khá cao. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).

    - Cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu, tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất, tỉ trọng của khu vực nông - lâm ngư nghiệp từng bước giảm.

    - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét.

    - Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Bình luận (0)
Huy Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 10 2023 lúc 17:47

- Tăng trưởng kinh tế và sự đa dạng hóa: Sự đổi mới đã giúp Việt Nam phát triển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp truyền thống thành một nền kinh tế đa ngành, đa dạng hóa hơn. Ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ chốt như chế biến thực phẩm, dệt may, điện tử, ô tô, và ô tô phụ tùng đã phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành một địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp.

- Thành tựu trong xuất khẩu: Công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào việc tăng cường xuất khẩu, giúp gia tăng thu nhập cho đất nước. Các mặt hàng như điện tử, dệt may, giày dép, và linh kiện ô tô đã trở thành các sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

- Phát triển khu công nghiệp: Qua việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, Việt Nam đã thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ vào sự đầu tư và phát triển hạ tầng, các khu công nghiệp đã đóng góp vào tạo ra việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước.

- Đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm: Sự đổi mới công nghệ đã giúp ngành công nghiệp Việt Nam cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến đã giúp tăng năng suất sản xuất, khắc phục sự lạc hậu và cải thiện sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bình luận (0)
Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Hòa Bình
3 tháng 2 2016 lúc 8:30

* Những thành tựu 

- Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu.

- Hàng hóa trên thị trường nhất là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi.

- Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức.... đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

- Đã kìm chế được một bước đà lạm phát.

- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và có sự điều tiết của nhà nước.

- Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Công cuộc đổi mới như là một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

* Những tồn tại yếu kém :

- Đất nước chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Nhiều vấn đề kinh tế  - xã hội nhức nhối chưa được giải quyết.

- Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn còn cao, người lao động vẫn còn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp.

- Chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

- Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, đời sống của những người lao động chủ yếu bằng lương và trợ cấp xã hội cũng như một bộ phận nhân dân vẫn còn giảm sút.

Bình luận (0)
nguyễn trướng phi
Xem chi tiết
Nguyên Thảo
Xem chi tiết
Trâm Anhh
26 tháng 7 2021 lúc 16:23

Tạm thời điểm khác trong công cuộc đổi mới của ĐCS VN có gì khác với Liên Xô thì mình chưa tìm ra, mới được phần thành tựu thôi nha bạn :v

Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới 1968-1991

- Thành tựu kinh tế:

+ Lương thực thực phẩm đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 đã có dự trữ và xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống.

+ Hàng hóa tiêu dùng dồi dào, đa dạng; lưu thông thuận lợi, hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

+ Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ năm 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn năm 1989), dầu thô… tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.

+ Kiềm chế lạm phát từ 20% (1986) còn 4,4% (1990).

+ Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân. Khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ; tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

 - Chính trị:

+ Bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.

+ Chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Trang
25 tháng 11 2018 lúc 21:56

bn tham khảo đây nhé

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/25701.html

Bình luận (0)