Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:24

- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.

- Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc, cảm thấy cô đơn, lạc lõng...

- Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên, hành động và lời nói giống như người điên dại.  

- Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.

Bình luận (0)
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:53

- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng phức tạp của Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp của Xuý Vân thể hiện trong mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài với nội dung tâm trạng bên trong.

- Nội dung suy nghĩ, tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn day dứt, oán hận, trách móc, cảm thấy cô đơn, lạc lõng...

 

- Hình thức bên ngoài cô phải đóng vai một người điên, hành động và lời nói giống như người điên dại.

- Nghệ thuật diễn tả: Tác giả đan xen các lời thật, lời điên để thể hiện sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu khác nhau để thể hiện sự thay đổi trong tâm lý, tâm trạng nhân vật.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2017 lúc 6:06

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 21:45

Học sinh dành thời gian xem các vở chèo, vở tuồng. 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 21:15

- Chèo là loại hình sân khấu truyền thống mang đặc điểm diễn kể dân gian, được cấu tạo bằng hai nhân tố cơ bản: tích và trò. Tích là cốt truyện kể bằng văn học, còn trò là nghệ thuật diễn đạt cốt truyện đó trên sân khấu. 

- Trò diễn trong Chèo là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật múa, âm nhạc và kịch bản văn học. Trong đó múa là một hình thức biểu đạt quan trọng của nhân vật, làm sinh động vở diễn và cuốn hút người xem. 

- Âm nhạc là cốt lõi của nghệ thuật sân khấu Chèo. Trong đó về phần hát bao gồm hơn một trăm các làn điệu chia thành các hệ thống khác nhau. Chèo sử dụng rất nhiều nhạc cụ dân gian như đàn nhị, trống. Trong đó trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa, và đệm cho câu hát. Âm nhạc trong Chèo ngày càng hấp dẫn và đa sắc màu khi có sự giao thoa giữa âm nhạc dân tộc và hiện đại.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 5 2018 lúc 12:40

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 1 lúc 20:31

Bài viết tham khảo:

Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:04

Đoạn văn: “Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng: tiếng suối và tiếng hát…..tĩnh mịch, sâu lắng của cảnh khuya”.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:41

- Một số chỉ dẫn sân khấu như: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra....

- Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo tiếng cười sảng khoái, khiến cho không khí tuồng càng về sau trở nên hấp dẫn. Đây cũng coi là một phần tạo nên cái hay cho tuồng, giúp cho vở tuồng trở nên đặc sắc hơn. Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho nhân vật tỏa sáng, lộ rõ bản chất, cá tính nhân vật.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
28 tháng 8 2023 lúc 16:39

Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu trong văn bản Vào chùa gặp lại:

+ Một trong những lí do, khiến Đàm Thân quyết định xuất gia là do những giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn ứng nhiệm. 

Một số chi tiết cho thấy sự kết hợp giữa yếu tố phi hư cấu:

+ Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.

+ Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.

 Ý nghĩa của sự kết hợp này có tác dụng nhấn mạnh trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Qua những chi tiết đó, ta có thể thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước.

Bình luận (0)