Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thị Như Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Thị Như Nguyệt
21 tháng 1 2022 lúc 15:10
Mình đang cần gấp! Bạn nào xong trước mình tích nhé!
Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thị Thanh Trúc
21 tháng 1 2022 lúc 15:13

THAM KHẢO

Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.
- Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn thọ! - Gióng hô lớn.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.

Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:
- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta và các chư tiên. Trầm chuẩn tâu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong ái khanh làm Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.

Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!

Khách vãng lai đã xóa
hieu luyen
Xem chi tiết
Jenny
5 tháng 10 2023 lúc 17:03

Thánh gióng là câu truyện truyền thuyết kể lại của những con người Việt Nam câu truyện được xoay quanh nhân vật thánh gióng.

Minh Ngọc
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
30 tháng 9 2021 lúc 11:04

Tham khảo:
 

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

 

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

 

Tham khảo:

 

Dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành mà chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng ướm thử bàn chân mình lên những vết chân lạ, về nhà mang thai đến mười hai tháng mới sinh hạ một đứa con trai khôi ngô. Nuôi đến ba tuổi, đứa bé vẫn nằm một chỗ, chưa biết đi đứng, cười nói.

Gặp lúc giặc Ân quấy nhiễu, vua sai sứ giả đi rao khắp nơi tìm bậc hiền tài ra đánh giặc cứu dân. Nghe tin, cậu bé làng Gióng bỗng bật lên tiếng nói nhờ mẹ mời sứ giả vào. Cậu yêu cầu sứ giả xin vua đúc cho ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt để mình dẹp tan giặc dữ. Từ đó, cậu lớn nhanh, ăn mạnh đến nỗi dân làng phải rủ nhau góp cơm gạo đến giúp.

Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung roi vun vút. Ngựa phun lửa xông thẳng vào đội hình giặc khiến chúng ngã chết như rạ.

Roi gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre bên đường. Quân giặc thua to, tan vỡ cả, đám sống sót tìm đường lẩn trốn. Tráng sĩ đuổi theo đến chân núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay vút lên trời.

Vua Hùng nhớ ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Từ đó hàng năm vào tháng tư, ở đây hội Gióng được mở ra tưng bừng, nô nức, thu hút người khắp nơi về tham dự.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
27 tháng 11 2023 lúc 23:31

Bài tham khảo: Kể chuyện Thánh Gióng

Xin chào các bạn, hôm nay tôi rất vui khi được kể cho các bạn nghe một câu truyện truyền thuyết mà tôi cực kì tâm đắc đó là truyền thuyết Thánh Gióng.

Các bạn biết không, vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?

Lúc đó tình hình đất nước ta lâm nguy lắm các bạn ạ, giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

Một điều kì lạ đã xảy ra, từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.

Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Ai nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lửa xông thẳng vào quân giặc hết lớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.

Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà. Vừa rồi, tôi đã kể cho các bạn nghe câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng, các bạn có thấy câu chuyện đó thật hấp dẫn và nhiều ý nghĩa không. Mặc dù đã đọc câu chuyện này rất nhiều lần nhưng mỗi lần đọc lại niềm tự hào lại trào dâng trong tôi. Nhắc nhở tôi phải cố gắng học tập, rèn luyện để cống hiến cho đất nước. 

Phúc Trần
Xem chi tiết
Arima Karma
Xem chi tiết
Minh Hồng
29 tháng 12 2021 lúc 11:36

Tham khảo

 

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

 

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

Huỳnh Thùy Dương
29 tháng 12 2021 lúc 11:38

TK:

Trong lịch sử nước ta có rất nhiều vị anh hùng cứu nước, tiêu biểu trong đó là Thánh Gióng - biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của dân tộc ta. Sau đây, tôi sẽ kể mọi người nghe về truyền thuyết người anh hùng làng Gióng một mình đánh đuổi giặc Ân bảo vệ nước nhà.

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng già tuy chăm chỉ làm ăn và có tiếng là sống phúc đức, nhưng mãi vẫn chưa có con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai và 12 tháng sau bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ là cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ giặc Ân tràn vào xâm lược nước ta, thế mạnh như chẻ tre. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Khi sứ giả đến làng Gióng, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

 

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con; đành phải nhờ bà con, làng xóm gom góp gạo để nuôi cậu bé. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ.

Vào lúc ấy, khi giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc tan vỡ, sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết.

Dẹp giặc xong, Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời.

 

Để nhớ ơn người anh hùng dẹp tan giặc Ân cứu nước, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.

Nhiều đời sau người ta còn kể, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình có màu ngả vàng là do dấu tích ngựa phun lửa bị cháy. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau. Đến nay, cứ mỗi dịch tháng Tư, làng lại mở hội gọi là "Hội khỏe Phù Đổng"

 

Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
16 tháng 9 2018 lúc 11:18

Em hãy kể lại truyền thuyết " Thánh Gióng " bằng lời văn của em. 

Trẻ em trên đất nước ta đều muốn làm tráng sĩ như Thánh Gióng. Em cũng thích câu chuyện về vị Phù Đổng Thiên Vương này và thỉnh thoảng lại kể lại cho em trai em nghe. Cu cậu nghe đi nghe lại câu chuyện này có khi đến hàng trăm lần mà vẫn chưa chán và luôn hỏi: “Chị ơi tại sao Thánh Gióng vươn vai một cái là thành tráng sĩ mà sáng nào em cũng vươn vai mấy lần nhưng vẫn bé tí thế này?”. Em chỉ cười đáp: “Bao giờ gặp Thánh Gióng chị sẽ hỏi cho”. Không ngờ, em đã gặp này trong mơ và được nghe những lời khuyên hết sức bổ ích. Em vẫn nhớ mãi về giấc mơ này.

Trong mơ, em thấy mình đang ở một ngôi làng nhỏ, ngôi nhà bên cạnh em im ắng lạ thường. Em định gõ cửa thì thấy một điều kì lạ xảy ra: tay em xuyên qua cánh cửa. em bèn bước vào. Rồi em nhìn thấy một bà mẹ đang ngồi cạnh cái nôi trong có đứa bé. Lúc đầu, em không biết đó là ai nhưng sau đó em biết là Thánh Gióng lúc nhỏ khi người mẹ than thở: “Trời ơi, sao tôi khổ thấy này? Chúng tôi chỉ có một đứa con trai nhưng đã lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói!”/

Đúng lúc đó, cậu bé bật đứng dậy, đòi mẹ gọi sứ giả vào. Cậu xin sứ giả roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để lên đường ra trận đánh giặc. Bà con hàng xóm láng giềng giúp đỡ cậu bằng cách góp cơm gạo, quần áo cho cậu, tiễn cậu đến tận cổng làng.

Em quan sát sự phi thường của Thánh Gióng khi người ra chiến trận đánh giặc, thầm phục ngài vì đã dùng hết sức lực của mình để cứu nước. Dường như dòng máu yêu nước đã chảy trong ngài là một cậu bé lên ba.

Khi Thánh Gióng đánh thắng quân giặc, ngài cởi áo giáp, chuẩn bị bay về trời thì em chạy đến. Khi bắt gặp ánh mắt khó hiểu của em, Thánh Gióng lên tiếng:

-         Cháu có điều gì muốn hỏi ta phải không?

-         Dạ vâng ạ! – Em đáp – Ngài làm thế nào mà lại có sức mạnh phi thường như vậy ạ?

-         À, đó là do rất nhiều điều. Thứ nhất, ta không chỉ là con của nhân dân Văn Lang vĩ đại mà còn là con của thần thánh. Ta đã lớn lên tại đất Việt, ta biết ơn bố mẹ ta và những người láng giềng tốt bụng, luôn luôn sẻ chia, giúp đỡ nhau.

Thứ hai, hãy luôn về phe chính nghĩa thì cháu sẽ luôn chiến thắng. Đứng về phe ác. Ở đó, cháu sẽ bị nhiễm thói xấu xa, độc ác.

Thứ ba, hãy chăm tập luyện, vận động và giữ vững sự khỏe khoắn cả về thể xác lẫn tinh thần. Hãy giữ cho tâm hồn mình thật trong sạch.

Và điều cuối cùng: Cháu thử xem ai đã cho ta cái ăn, cái mặc? đó là nhân dân. Nhưng nếu chỉ một người tì chắc ta sẽ không bao giờ được như thế này. Phải có sự đoàn kết, cháu ạ. Và đoàn kết là sức mạnh phi thường nhất, cũng là chìa khóa của thành công.

Hãy ghi nhớ lời ta. Kết hợp cả bốn điều trên, ta sẽ có sức mạnh vô song, không ai địch nổi. Hãy nhớ nhé!

Em chưa kịp nói lời cảm ơn thì “Reeng… Reeng…”, cái đồng hồ báo thức kêu lên. Em ngẫm nghĩ về lời khuyên của Phù Đổng Thiên Vương và thấy nó thật là có ích. Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ áp dụng những lời khuyên của ngài vào cuộc sống.

Thời Khi Cuồng Tam
16 tháng 9 2018 lúc 11:19

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
#Japhkiel#

oOo hello the world oOo
16 tháng 9 2018 lúc 11:19

2 người này chép mạng

~_Yurry_~
Xem chi tiết
Lê Tự Nhân
18 tháng 12 2018 lúc 20:57

dễ thì tự làm, đăng làm cái gì

Ngô Minh Gia Huy
Xem chi tiết
Leonor
11 tháng 11 2021 lúc 15:42

Tham khảo!

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

 

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

Số 17 Huỳnh Nhật Huy 6a3
11 tháng 11 2021 lúc 15:44

Tham khảo ( bánh chưng bánh giày)

Bài này chỉ tham khảo

Có rất nhiều câu chuyện cổ hay mà trong trương trình Ngữ văn lớp Sáu mà em đã được học từ đầu năm đến giờ như truyện Thánh Gióng, Sự tích hồ Gươm, … Nhưng câu chuyện khiến em thích nhất là truyện Bánh chưng bánh giầy. Hôm nay em sẽ kể về câu chuyện này cho cô và các bạn cùng nghe.

Các bạn có biết không, ngày xưa, vào đời Vua Hùng Vương thứ 6, lúc về già, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhưng vì vua có tới hai mươi người con trai, ngôi báo lại chỉ có thể truyền cho một người duy nhất. Sao một hồi suy nghĩ lâu, vua đã có cách để chọn ra người xứng đáng với ngôi vua.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mời họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Ai trong số các con tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ dân Trời Đất, tổ tiên có ý nghĩa nhất, ta sẽ truyền ngôi cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được vua truyền ngôi cho. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Lang Liêu đang tỏ ra rất băng khoăn. Chàng là một người có tính tình hiền hậu, chăm chỉ, rất mực hiều thảo. Nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ nên chàng lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người, ăn mãi không chán. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Chàng liền làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật dẻo thơm làm những bánh vuông vức, có nhân thịt đậu, để tượng hình Đất. Lại lấy lá xanh bọc ngoài, chẻ lạt buộc lại cẩn thận, rồi cho vào nồi lớn đổ nhiều nước, đun thật kĩ. Cùng với gạo nếp, chàng đồ xôi, giã nhuyễn, làm thành những chiếc bánh tròn trặn, xinh xắn để tượng trương cho hình Trời,…

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những của ngon vật lạ đến bày trên mâm cỗ của mình. Ôi thôi, bao nhiêu là sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Trong khi đó trên mâm cổ của Lang Liêu thì chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn cho họp mọi người lại, truyền rằng:”Những chiếc bánh tròn này tượng trương cho hình Trời, ta đặt tên cho loại bánh này là bánh Giầy. Còn những chiếc lá tượng trưng cho hình Đất, ta đặt tên cho bánh này là bánh Chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong,… là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,…; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngũ ý nhắc người ta phải biết sống thân ái, đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta sẽ truyền ngôi vua cho con.”

Và cũng từ đó, người dân nước ta rất chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi Tết đến, nhà nhà làm bánh Chưng, bánh Giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

Trong những câu chuyện cổ luôn gắn liền với lịch sử, với một phong tục tạp quán của dân tộc Việt Nam ta. Ở truyện Bánh chưng bánh giầy cũng như thế. Truyện đã cho ta biết rằng dân rất chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi, và việc tại sao chúng ta lại làm bánh chưng bánh giầy mỗi dịp tết đến xuân về. Em rất thích chuyện bánh Chưng, bánh Giầy. Em mong muốn những câu chuyện cổ sẽ luôn được mọi người biết tới và trân trọng chúng như em vậy.