Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:57

  Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:

- Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.

- Mức độ tham gia vào câu chuyện:

+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.

+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.

=> Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.

Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:51

Phương pháp giải:

- Đọc lại các văn bản đã học để tổng hợp kiến thức.

- Dựa vào kiến thức về người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba để hoàn thành bảng trên.

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Người kể chuyện thứ nhất

Người kể chuyện thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

Người kể chuyện xưng “tôi”

Người kể chuyện giấu mình, không xưng “tôi”

Chức năng của lời kể

Có tác động chủ quan đến câu chuyện

Tác động khách quan đến câu chuyện

Khả năng bao quát điểm nhìn

Khả năng bao quát không rộng, câu chuyện mang tính chủ quan nhiều hơn

Khả năng bao quát rộng, câu chuyện mang tính khách quan hơn

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện, có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến các nhân vật trong truyện

Không thân thiết, gần gũi, mà chỉ là nghe và kể lại

Khả năng tác động đến người đọc

Tạo độ tin cậy cao cho người đoc, khả năng tác động cao

Mang lại độ tin cậy không cao, khả năng tác động thấp

Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 22:54

:

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

Người kể chuyện xưng “tôi” hoặc hình thức tự xưng tương đương

Người kể chuyện ẩn danh, chỉ được nhận biết qua lời kể

Chức năng của lời kể

Kể, tả, bình luận, khắc họa bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá trực tiếp đối với sự việc, nhân vật.

Kể, tả, bình luận, khắc họa bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá gián tiếp đối với sự việc, nhân vật.

Khả năng bao quát của điểm nhìn

Thường không thể biết hết mọi chuyện (người kể chuyện hạn tri)

Thường biết hết mọi chuyện (người kể chuyện toàn tri)

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác…

Không trực tiếp xuất hiện trong truyện như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện

Khả năng tác động đến người đọc

Tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.

Tác động đến lý trí của người đọc, có thể định hướng người đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:40

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Dấu hiệu nhận biết

Người kể xưng “tôi”

Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật

Chức năng của lời kể

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của người kể

Đánh giá khách quan sự việc

Khả năng bao quát của điểm nhìn

Khả năng bao quát xoay quanh nhân vật “tôi”

Khả năng bao quát rộng, toàn bộ câu chuyện

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Là người trực tiếp chứng kiến, có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến các nhân vật trong truyện

Không thân thiết, gần gũi, là người ngoài cuộc

Khả năng tác động đến người đọc

Tạo độ tin cậy cho người đọc, khả năng tác động cao

Mang lại tính khách quan cho người đọc

Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Anh
19 tháng 10 2016 lúc 20:17

Nhận được món quà từ người bà yêu dấu , tôi vui mừng khôn tả . Trong khoảng khắc hạnh phúc tuyệt vời ấy , tôi đã cảm động đến nỗi òa khóc rồi sà vào lòng bà :

- Cháu cảm ơn bà ạ !

Thảo Phương
Xem chi tiết

- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Sự phân biệt giữa lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng”, hai dòng thơ cuối) và lời của nhân vật (đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích dẫn nguyên văn lời của các nhân vật).

+ Cách người kể chuyện gọi tên nhân vật (“Thuý Vân”) và cách thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng gọi “chị”, “em” giữa hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân.

+ Miêu tả cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.

+ Người kể chuyện không hề xưng “tôi”, “chúng tôi” khi trần thuật.

trang phan
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 6:54

Tham khảo!

- Ngôi kể: người kể chuyện ngôi thứ nhất ( là một cậu bé tên Phrăng).

- Tác dụng: Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật trong truyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Câu chuyện về “buổi học cuối cùng” càng thêm ý nghĩa hơn.

buithinguyet
Xem chi tiết
Lê Mai Phương
4 tháng 8 2019 lúc 10:57

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:

- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

Quỳnh bĩu môi:

- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.

Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:

- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: "Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác". Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.

Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.

Lê Phương
Xem chi tiết