Những câu hỏi liên quan
Võ Lê Bảo Long
Xem chi tiết
Võ Lê Bảo Long
Xem chi tiết
Võ Lê Bảo Long
Xem chi tiết
Võ Lê Bảo Long
Xem chi tiết
Võ Lê Bảo Long
Xem chi tiết
Võ Lê Bảo Long
Xem chi tiết
2moro
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 7 2021 lúc 22:40

1. Thể thơ: tự do

Từ láy: rơi rơi, vất vả

Từ trái nghĩa: tình thương >< đắng cay

2. Thầy đã ''gieo mầm'' những lời yêu thương với học trò, mang tình thương đến cho học trò...

Người học trò: 

''Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính thương sao dáng thầy''

3. BPTT: liệt kê và ẩn dụ

Tác dụng: Cho thấy thầy giáo đã già đi nhưng vẫn luôn yêu thương và dìu dắt học trò qua những khó khăn

4. Dù sau này có gì khó khăn nhưng người học trò vẫn luôn ghi nhớ lời thầy dặn

5. Thông điệp: Hãy luôn ghi nhớ lời thầy cô dạy và luôn yêu quý, biết ơn thầy cô

 

Bình luận (1)
Đạt Trần
6 tháng 7 2021 lúc 9:24

Câu 3: Mình không chắc lắm nhưng có thể là liệt kê với hoán dụ(Lấy bộ phận chỉ tổng thể) sẽ đúng hơn

Tác dụng: Diễn tả nỗi xót xa của người học trò khi chứng kiến người thầy của mình ngày một già đi. Nhưng dẫu có già có yếu đi nữa thì thầy vẫn làm trọn cái phẩm giá của nghề giáo, vẫn hết lòng dạy dỗ, dìu dắt học trò. Từ đó, tác giả bày tỏ niềm biết ơn khôn cùng của mình tới người thầy.

Câu 5: Mình lý giải luôn ạ

Quãng đời đi học của mỗi người luôn đẹp nhất, ở đó chúng ta có bạn bè thân yêu, ở đó chúng ta có những người thầy, người cô dạy dỗ dìu dắt chúng ta. Được thầy cô yêu thương, dạy dỗ chúng ta phải biết ơn công lao và luôn khắc ghi những bài dạy của thầy cô, đó là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta. Cha mẹ sinh ta ra, dạy dỗ ta và đến trường thì thầy cô cũng như cha mẹ thứ 2 của ta vậy. Thầy cô luôn muốn chúng ta được hưởng những điều tốt nhất. Không ai có thể trẻ mãi "Sinh, lão, bệnh, tử", thầy cô rồi sẽ già, mắt sẽ nheo, da sẽ nhăn,... nhưng tấm lòng của thầy cô vẫn luôn hướng về chúng ta, bụi phấn vẫn rơi đầy vì bao lứa học sinh. Dù cho sau này ta có lớn, ơn này mãi không thể quên. Và có thể chúng ta hãy thương xuyên tìm gặp, hỏi han, động viên bởi thứ tình cảm thầy trò ấy đáng giá hơn bất cứ thứ vật chất nào. Nếu có thể chúng ta sẵn sàng giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 12 2023 lúc 22:30

Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

        “Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì.”

“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”,  “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Bình luận (0)