Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
- Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo. Đo nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.
- Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim.
- Tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm, tác động của adrenaline đến hoạt động của tim.
2. Kết quả và giải thích
a. Từ kết quả đo huyết áp và nhịp tim ở người, hãy giải thích sự thay đổi của các chỉ số này ngay sau khi hoạt động và sau khi nghỉ ngơi một thời gian.
* Gợi ý kết quả đo:
Bảng 1. Kết quả đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở người
Nhịp tim (nhịp/ phút) | Huyết áp tối đa (mmHg) | Huyết áp tối thiểu (mmHg) | |
Trước khi chạy nhanh tại chỗ | 75 | 118 | 78 |
Ngay sau khi chạy nhanh | 90 | 125 | 83 |
Sau khi nghỉ chạy 5 phút | 80 | 119 | 79 |
+ Nhịp tim tăng lên khi chạy vì: Khi chạy, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ xương hoạt động.
+ Sau đó, khi ngồi nghỉ ngơi, sự giảm tiêu thụ O2 và đào thải CO2 lúc này sẽ làm giảm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim dần giảm về trạng thái bình thường.
b. Tìm hiểu hoạt động của tim ếch:
- Cho biết kết quả hoạt động của tim ếch sau khi đã cắt rời khỏi cơ thể: Khi tim ếch đã cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn khả năng hoạt động.
- Kết quả đếm nhịp tim của ếch trước và sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm.
+ Kết quả: Học sinh thực hiện xác định và kích thích dây thần kinh đối giao cảm – giao cảm rồi ghi kết quả vào bảng:
Thời điểm | Số nhịp tim |
Trước khi kích thích 15 – 20 giây | |
Sau khi kích thích 15 – 20 giây |
→ Khi kích thích, tim ngừng đập ở thì tâm trương. Sau khi kích thích 15 – 20 giây, tim lại đập trở lại bình thường.
+ Giải thích: Hoạt động của tim chịu sự chi phối của dây đối giao cảm – giao cảm. Khi kích thích vào vị trí giữa dây đối giao cảm – giao cảm, xung thần kinh từ dây thần kinh đối giao cảm đến tim trước gây ra các tác dụng giảm nhịp tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong tim, nếu cường độ kích thích cao sẽ làm tim ngừng đập ở thì tâm trương.
- Kết quả đếm nhịp tim của ếch trước và sau khi kích thích bằng adrenaline.
+ Kết quả: Khi nhỏ adrenaline, cường độ co tim tăng.
+ Giải thích: Adrenaline là loại hormone có ảnh hưởng đến hoạt động của tim theo hướng làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.
- Từ kết quả thực hành, em hãy nhận xét vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm, tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch.
+ Vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm đến hoạt động của tim ếch: Dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, lực co tim.
+ Tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch: Adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.
3. Kết luận
- Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Ở người trưởng thành, giá trị huyết áp tối đa bình thường trong khoảng 90 – 140 mmHg; huyết áp tối thiểu bình thường trong khoảng 60 – 90 mmHg. Nhịp tim, huyết áp là các chỉ số quan trọng trong thăm khám sức khỏe.
- Nhịp tim và huyết áp có thể thay đổi tùy theo trạng thái hoạt động của cơ thể.
- Tim có tính tự động là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
- Hoạt động của tim được điều hòa bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
QUAN SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.
(1) – Xác định tuổi của cây dựa vào số vòng gỗ.
(2), (3) – Kiểm tra tác dụng của việc bấm ngọn, tỉa cành đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(4) – Kiểm tra sự tác dụng của kích thích tố đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(5) – Tìm hiểu về quá trình biến thái ở động vật.
2. Kết quả và giải thích
a. Vì sao khi đếm vòng gỗ ta có thể tính được tuổi ở các cây gỗ lâu năm?
- Khi đếm vòng gỗ ta có thể tính được tuổi ở các cây gỗ lâu năm vì hằng năm, hoạt động của tầng sinh mạch thuộc mô phân sinh bên của cây sẽ tạo ra lớp tế bào mạch gỗ. Mỗi vòng gỗ gồm lớp gỗ sớm màu sáng và lớp gỗ muộn tối màu, mỗi vòng gỗ tương ứng với một năm, căn cứ vào số vòng gỗ đó ta có thể tính được tuổi của cây.
b. Sự sinh trưởng của các cây để nguyên so với các cây được bấm ngọn, tỉa cành và phun kích tố có gì khác nhau? Giải thích.
- Các cây được bấm ngọn có chồi bên phát triển hơn so với cây để nguyên. Do đỉnh sinh trưởng của cây là nơi sản sinh ra auxin, cắt bỏ chồi đỉnh khiến hàm lượng auxin giảm, từ đó loại bỏ ưu thế ngọn và kích thích sự phát triển của các chồi bên.
- Các cây được tỉa cành có thân chính phát triển, chồi mới hình thành nhanh hơn cây để nguyên. Do cắt bỏ cành làm giảm hàm lượng auxin, thúc đẩy cây hình thành chồi mới.
- Cây được phun kích tố có rễ/ thân/ lá phát triển hơn. Do kích thích tố (chất điều hòa sinh trưởng) có tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật. Phun kích thích tố với liều lượng phù hợp có tác dụng kích thích ra rễ/ tăng chiều cao/ phát triển số lá,…
c. Trong thí nghiệm chứng minh tác dụng của bấm ngọn, nếu vị trí bấm ở gần gốc cây thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.
- Nếu vị trí bấm ở gần gốc cây thì không quan sát được kết quả của thí nghiệm. Do hormone auxin được tổng hợp ở các cơ quan đang sinh trưởng mạnh (như chồi ngọn, lá non,…), auxin sẽ không được tổng hợp ở vị trí gần gốc → Không quan sát được kết quả thí nghiệm.
d. Kết quả sẽ như thế nào nếu phun kích thích tố lên các cây đã được bấm ngọn hoặc tỉa cành?
- Nếu phun phun kích thích tố lên các cây đã được bấm ngọn hoặc tỉa cành thì sẽ kết quả thí nghiệm sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Do kích thích tố có tác dụng kích thích tăng chiều cao, số lá,… do đó cây sẽ phát triển mạnh hơn.
e. So sánh đặc điểm của con non và con trưởng thành trong các giai đoạn phát triển của loài động vật đã quan sát. Sự khác nhau giữa con non và con trưởng thành có ý nghĩa gì đối với chúng?
* Gợi ý: Quan sát quá trình biến thái ở ếch.
- Nòng nọc nở ra từ trứng có cấu tạo rất khác so với ếch trưởng thành. Nòng nọc không có chi, có đuôi, có mang ngoài, có giai đoạn nòng nọc 2 chân, nòng nọc 4 chân. Qua thời gian, các cơ quan cũ của nòng nọc (mang ngoài, đuôi,…) tiêu biến, các cơ quan mới hình thành và phát triển thành ếch trưởng thành.
- Sự khác nhau giữa con non và con trưởng thành có ý nghĩa: Giúp ếch thích nghi để duy trì sự tồn tại của chúng đối với các điều kiện khác nhau của môi trường sống.
3. Kết luận.
(1) – Xác định được tuổi của cây dựa vào số vòng gỗ.
(2) - Bấm ngọn có tác dụng kích thích sự phát triển của chồi bên.
(3) – Tỉa cành có tác dụng kích thích mầm mới tăng trưởng, hạn chế sâu hại,…
(4) – Kích thích tố có ảnh hưởng sự sinh trưởng, phát triển của cây.
(5) – Quá trình biến thái ở ếch là biến thái hoàn toàn.
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT VÀ TRỒNG CÂY BẰNG THỦY CANH, KHÍ CANH
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
a. Chứng minh sự hút nước ở rễ.
b. Chứng minh sự vận chuyển nước trong thân.
c. Chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.
d. Kiểm tra ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
e. Quan sát thành phần cấu tạo của khí khổng dưới kính hiển vi.
g. Chứng minh một số loài cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.
2. Kết quả và giải thích
a. Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nguyên nhân nào?
- Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nước đã được rễ cây hấp thụ.
b. Vì sao cánh hoa và bên trong thân chuyển sang màu mực?
- Nước và một số chất tan trong nước được rễ cây hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Do đó, khi cho cành hoa vào cốc nước nhỏ thêm mực, mạch gỗ sẽ vận chuyển dòng nước màu mực lên các bộ phận khác của cây dẫn đến cánh hoa và mạch gỗ chuyển sang màu mực.
c. Vì sao túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước?
- Túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước do chậu (2) vẫn còn lá, lá thực hiện quá trình thoát hơi nước; hơi nước thoát ra bị túi nylon giữ lại.
d. Vì sao trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước?
- Trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước vì:
+ Chậu (1) bị tưới thiếu nước, lượng nước thoát ra ngoài cao hơn lượng nước hấp thụ được nên xảy ra hiện tượng mất cân bằng nước, làm cho một số lá cây có biểu hiện héo.
+ Chậu (2) được tưới với lượng nước hợp lí, lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra, nên cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Chậu (3) bị tưới thừa nước, cây bị úng nước khiến cho lượng oxygen trong đất giảm không đủ để cung cấp cho bộ rễ thực hiện hô hấp, làm cho rễ không thực hiện được chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, nên cây có biểu hiện bị úng nước.
e. Thành phần cấu tạo của khí khổng: (1): …, (2): …, (3): …, (4): …
(1): tế bào hạt đậu, (2): lỗ khí, (3): lục lạp, (4): tế bào biểu bì.
g. Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ yếu tố nào?
- Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ nước và dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hòa tan trong dung dịch trồng cây.
h. Trả lời các câu hỏi đã đặt ra khi quan sát trồng cây khí canh.
- Kĩ thuật trồng cây khí canh được tiến hành như thế nào?
+ Kĩ thuật trồng cây khí canh: Cây được trồng trong môi trường không khí có chứa thể bụi dinh dưỡng ở dạng phun sương. Nhờ vào những bụi thể dinh dưỡng, rễ cây hấp thụ và nuôi dưỡng cây sinh trưởng phát triển.
+ Các dụng cụ, hóa chất được sử dụng để trồng cây khí canh: Hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng, giá đỡ, hệ thống cảm biến, đài phun nước, vòi phun nước,…
+ Tiến hành trồng cây khí canh bằng các bước: Trồng cây vào rọ trồng, cố định cây trong rọ bằng xơ dừa → Đặt rọ đã trồng cây vào bình trồng cây → Bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào bình trồng cây sao cho dung dịch để vòi phun sương hoạt động mà không ngập rễ cây → Đặt bình trồng cây ra ngoài sáng, theo dõi sự sinh trưởng của cây trong ba tuần bằng cách đo chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, đếm số lá cây sau mỗi 3 ngày.
- Trồng cây khí canh có những ưu điểm gì?
+ Năng suất cao và đảm bảo được chất lượng rau trồng.
+ Tiết kiệm diện tích, tiết kiệm nước.
+ Rễ cây nhận được nhiều oxygen hơn.
+ Dễ dàng bảo trì hệ thống khí canh.
3. Kết luận
a. Rễ thực hiện chức năng hút nước.
b. Mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước lên các bộ phận của cây.
c. Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây.
d. Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
e. Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.
g. Có thể trồng cây không cần đất theo phương pháp thủy canh hoặc khí canh.
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
QUAN SÁT LỤC LẠP VÀ TÁCH CHIẾT SẮC TỐ;
CHỨNG MINH SỰ HÌNH THÀNH SẢN PHẨM QUANG HỢP
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
(1) Quan sát lục lạp trong tế bào thực vật.
(2), (3) Nhận biết và tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá cây.
(4) Xác định các sản phẩm (tinh bột, thải O2) tạo thành trong quá trình quang hợp.
2. Kết quả và giải thích
a. Tại sao phải dùng biểu bì mặt dưới của lá để quan sát lục lạp? Vẽ lại hình dạng lục lạp đã quan sát được.
- Phải dùng biểu bì mặt dưới của lá để quan sát lục lạp vì mặt trên của lá thường có lớp cutin dày, nên việc quan sát các tế bào chứa lục lạp trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó, lớp biểu bì mặt dưới của lá sẽ giúp ta quan sát các các tế bào chứa lục lạp dễ dàng hơn. Đặc biệt, ở lớp biểu bì mặt dưới, lục lạp, khí khổng,… có số lượng nhiều và không xếp sát nhau như ở mặt trên của lá.
- Hình dạng của lục lạp đã quan sát được:
b. Màu sắc của dịch lọc ở hai ống nghiệm trong thí nghiệm tách chiết sắc tố khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?- Ở thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, ống đối chứng (chứa nước cất) có màu xanh rất nhạt, còn ống thí nghiệm (có chứa cồn) có màu xanh lục đậm.
- Ở thí nghiệm nhận biết và tách chiết carotenoid, ống đối chứng (chứa nước cất) có màu đỏ/cam rất nhạt hoặc không có màu, còn ống thí nghiệm (có chứa cồn) có màu đỏ/cam đậm.
- Sự khác nhau đó là do: Sắc tố diệp lục và carotenoid là chất hữu cơ không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như cồn, acetone,… Do đó, ở ống đối chứng, dịch lọc không có màu hoặc có màu rất nhạt do (do khi tế bào vỡ thì một ít sắc tố được giải phóng). Trong ống thí nghiệm, dịch lọc có màu đậm do sắc tố tan trong cồn.
c. Màu sắc của lá thay đổi như thế nào sau khi ngâm vào dung dịch KI? Tại sao cần đặt cây ở chỗ tối từ 2 – 3 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm?
- Khi ngâm vào dung dịch KI, màu sắc lá ở phần không bịt băng giấy đen chuyển sang màu xanh đen do ở vị trí đó có tinh bột, còn phần lá bịt băng giấy màu đen không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.
- Cần đặt cây ở chỗ tối từ 2 – 3 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm để khử hết tinh bột đã được tích lũy trong lá cây trước đó, tạo điều kiện cho thí nghiệm có kết quả chính xác.
d. Hiện tượng gì đã xảy ra đối với que diêm sau khi đưa vào miệng ống nghiệm? Giải thích.
- Khi đưa que diêm còn tàn lửa vào miệng ống nghiệm sẽ thấy các hiện tượng khác nhau:
+ Ống nghiệm ở cốc 1: que diêm tiếp tục cháy.
+ Ống nghiệm ở cốc 2: que diêm bị tắt.
- Giải thích: Khi có ánh sáng, cành rong thực hiện quang hợp tạo ra khí O2. Khí O2 là khí duy trì sự cháy. Nên khi đưa que diêm còn tàn lửa vào miệng ống nghiệm ở cốc 1, que diêm sẽ tiếp tục cháy. Ngược lại, cốc 2 được đặt trong tối nên không xảy ra quá trình quang hợp dẫn đến trong ống nghiệm ở cốc 2 không có O2 để duy trì sự cháy của que diêm.
3. Kết luận
(1) Trong tế bào thực vật có chứa lục lạp.
(2), (3) Sắc tố quang hợp không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
(4) Sản phẩm được tạo thành trong quá trình quang hợp là tinh bột và oxygen.
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
THÍ NGHIỆM TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT VÀ TRỒNG CÂY BẰNG THỦY CANH, KHÍ CANH
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
a. Chứng minh sự hút nước ở rễ.
b. Chứng minh sự vận chuyển nước trong thân.
c. Chứng minh sự thoát hơi nước ở lá.
d. Kiểm tra ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
e. Quan sát thành phần cấu tạo của khí khổng dưới kính hiển vi.
g. Chứng minh một số loài cây có thể sinh trưởng, phát triển không cần đất.
2. Kết quả và giải thích
a. Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nguyên nhân nào?
- Nước trong cốc B ở thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ bị cạn là do nước đã được rễ cây hấp thụ.
b. Vì sao cánh hoa và bên trong thân chuyển sang màu mực?
- Nước và một số chất tan trong nước được rễ cây hấp thụ và vận chuyển lên các cơ quan phía trên theo mạch gỗ trong thân cây. Do đó, khi cho cành hoa vào cốc nước nhỏ thêm mực, mạch gỗ sẽ vận chuyển dòng nước màu mực lên các bộ phận khác của cây dẫn đến cánh hoa và mạch gỗ chuyển sang màu mực.
c. Vì sao túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước?
- Túi nylon ở chậu (2) trong thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá bị mờ đi vì hơi nước do chậu (2) vẫn còn lá, lá thực hiện quá trình thoát hơi nước; hơi nước thoát ra bị túi nylon giữ lại.
d. Vì sao trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước?
- Trong thí nghiệm tưới nước chăm sóc cây, cây ở chậu (1) bị héo, cây ở chậu (2) sinh trưởng bình thường, cây ở chậu (3) bị úng nước vì:
+ Chậu (1) bị tưới thiếu nước, lượng nước thoát ra ngoài cao hơn lượng nước hấp thụ được nên xảy ra hiện tượng mất cân bằng nước, làm cho một số lá cây có biểu hiện héo.
+ Chậu (2) được tưới với lượng nước hợp lí, lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra, nên cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Chậu (3) bị tưới thừa nước, cây bị úng nước khiến cho lượng oxygen trong đất giảm không đủ để cung cấp cho bộ rễ thực hiện hô hấp, làm cho rễ không thực hiện được chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, nên cây có biểu hiện bị úng nước.
e. Thành phần cấu tạo của khí khổng: (1): …, (2): …, (3): …, (4): …
(1): tế bào hạt đậu, (2): lỗ khí, (3): lục lạp, (4): tế bào biểu bì.
g. Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ yếu tố nào?
- Cây trong thùng xốp sinh trưởng được nhờ nước và dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hòa tan trong dung dịch trồng cây.
h. Trả lời các câu hỏi đã đặt ra khi quan sát trồng cây khí canh.
- Kĩ thuật trồng cây khí canh được tiến hành như thế nào?
+ Kĩ thuật trồng cây khí canh: Cây được trồng trong môi trường không khí có chứa thể bụi dinh dưỡng ở dạng phun sương. Nhờ vào những bụi thể dinh dưỡng, rễ cây hấp thụ và nuôi dưỡng cây sinh trưởng phát triển.
+ Các dụng cụ, hóa chất được sử dụng để trồng cây khí canh: Hệ thống cung cấp chất dinh dưỡng, giá đỡ, hệ thống cảm biến, đài phun nước, vòi phun nước,…
+ Tiến hành trồng cây khí canh bằng các bước: Trồng cây vào rọ trồng, cố định cây trong rọ bằng xơ dừa → Đặt rọ đã trồng cây vào bình trồng cây → Bổ sung dung dịch dinh dưỡng vào bình trồng cây sao cho dung dịch để vòi phun sương hoạt động mà không ngập rễ cây → Đặt bình trồng cây ra ngoài sáng, theo dõi sự sinh trưởng của cây trong ba tuần bằng cách đo chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá, đếm số lá cây sau mỗi 3 ngày.
- Trồng cây khí canh có những ưu điểm gì?
+ Năng suất cao và đảm bảo được chất lượng rau trồng.
+ Tiết kiệm diện tích, tiết kiệm nước.
+ Rễ cây nhận được nhiều oxygen hơn.
+ Dễ dàng bảo trì hệ thống khí canh.
3. Kết luận
a. Rễ thực hiện chức năng hút nước.
b. Mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước lên các bộ phận của cây.
c. Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây.
d. Tưới nước hợp lí, đảm bảo cân bằng nước cho cây sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
e. Quan sát được thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.
g. Có thể trồng cây không cần đất theo phương pháp thủy canh hoặc khí canh.
Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm:… Lớp:… Họ và tên thành viên:…
1. Mục đích thực hiện thí nghiệm
- Chứng minh quá trình quá trình hô hấp tế bào tỏa nhiệt, thải khí CO2 và tiêu thụ khí O2.
2. Kết quả và giải thích
a. Nhiệt độ trong bình chứa hạt thay đổi như thế nào tại thời điểm sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ so với lúc mới cắm nhiệt kế? Giải thích.
- Nhiệt độ trong bình 1 tăng lên theo thời gian. Nhiệt độ trong bình 2 không có sự thay đổi theo thời gian.
- Giải thích:
+ Ở bình 1, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp có sinh ra nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ trong bình 1 tăng dần lên theo thời gian.
+ Ở bình 2, hạt đã được ngâm trong nước sôi dẫn đến hạt đã chết khiến hạt không có quá trình hô hấp. Vì vậy, nhiệt độ trong bình 2 không có sự thay đổi theo thời gian.
b. Màu sắc ở hai cốc nước vôi trong thay đổi như thế nào? Giải thích.
- Màu sắc ở 2 cốc nước vôi trong chuyển thành màu đục, xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
- Giải thích:
+ Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp tế bào thải ra nhiều khí carbon dioxide. Khí này phản ứng với nước vôi trong tạo ra hiện tượng kết tủa khiến cốc nước bị vẩn đục và xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
+ Hơi mà chúng ta thổi ra cũng chứa nhiều khí carbon dioxide nên khi thổi hơi vào cốc nước vôi trong cũng xuất hiện hiện tượng kết tủa khiến cốc nước bị vẩn đục và xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
c. Hiện tượng gì đã xảy ra đối với cây nến (hoặc que diêm) trong mỗi bình thí nghiệm? Giải thích.
- Ở bình 1, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt. Ở bình 2, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy.
- Giải thích:
+ Ở bình 1, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Mà quá trình này tiêu thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide dẫn đến không đủ khí oxygen để duy trì sự cháy. Do đó, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt.
+ Ở bình 2, hạt đã được ngâm trong nước sôi dẫn đến hạt đã chết khiến hạt không có quá trình hô hấp dẫn đến vẫn còn khí oxygen để duy trì sự cháy. Do đó, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy.
3. Kết luận
- Quá trình hô hấp tế bào tỏa nhiệt, thải khí CO2 và tiêu thụ khí O2.
- Thảo luận về dàn ý báo cáo
- Viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai ở địa phương trong một số năm
- Trình bày báo cáo
Tham khảo:
Dù Đắk Lắk đã bước vào mùa mưa nhưng năm này trời vẫn chưa đổ mưa. Tại huyện Cư M’gar, hàng nghìn hécta hoa màu của người dân có nguy cơ chết trắng vì thiếu nước tưới. Gia đình anh Y Kốp K’Bua (46 tuổi, trú xã Ea Kuế, huyện Cư M’gar) mấy ngày đầu tháng 6 quay quắt tìm nguồn nước tưới cho 8 sào càphê đang độ ra trái. Anh Y Kốp K’Bua cho biết, vì khô hạn nên một ngày anh phải chia ra 3 lần tưới nước. Dù vậy nhưng cũng chẳng thể cứu vãn tình hình.
“Không có nước nên nhiều sào càphê đang trong độ ra trái chết héo. Nghĩ cũng tiếc nhưng tôi đành chặt bỏ để chuyển sang trồng các cây ngắn ngày” - anh Y Kốp K’Bua nói.
Bên cạnh chuyện thiếu nước tưới cây trồng, nông dân Đắk Lắk mấy ngày tháng 6 phải đỏ mắt tìm nguồn nước sinh hoạt. Như tại xã Ea Nuôi, huyện Buôn Đôn, người dân địa phương cho biết từ tháng 2 đến nay, trời không có giọt mưa khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân cạn kiệt.
Gia đình anh Y Zol Êban (38 tuổi, trú buôn Niêng 1, xã Ea Nuôi) nhiều ngày nay có thuê một nhóm thợ về đào giếng. Theo anh Y Zol Êban, phần lớn nguồn nước từ suối, hồ trên địa bàn đã bị khô cạn từ hai tháng trước. “Để có nguồn nước phục vụ trong sinh hoạt của gia đình, hằng ngày chúng tôi phải dùng máy cày chở theo thùng, can nhựa để đi xin nước.
Chịu không nổi tình cảnh thiếu nước, gia đình tôi đành dồn toàn bộ tiền bạc trong nhà để đào giếng” - anh Y Zol Êban tâm sự.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở NNPTNT Đắk Lắk, tính đến giữa tháng 5 vừa qua, toàn tỉnh có hơn 12.000ha cây trồng bị hạn; trong đó, khoảng 6.000ha cây công nghiệp dài ngày, hơn 5.000 hécta cây ngắn ngày bị ảnh hưởng giảm năng suất, có diện tích mất trắng; gần 3.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, ước tính thiệt do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tới thời điểm này hơn 180 tỉ đồng.
Số liệu của ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nguồn nước các sông suối và nước ngầm so với trung bình cùng kỳ nhiều năm trước đang duy trì mức thấp hơn; lượng dòng chảy mặt thiếu hụt khoảng 50-70% so với trung bình nhiều năm. Nhiều suối nhỏ trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt; mực nước ngầm các tháng đầu năm 2020 phổ biến thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, cục bộ một số vùng giảm rất sâu.
Viết báo cáo cho một buổi thảo luận của nhóm em.
Gợi ý:
a. Xác định nội dung thảo luận
b. Xác định nội dung và cách trình bày báo cáo.
BÁO CÁO THẢO LUẬN
NHÓM HỌA MI
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4B - Trường Tiểu học Kim Đồng
Nhóm Họa Mi đã tổ chức thảo luận để sơ kết tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua.
1. Thời gian: 14 giờ 30 phút, thứ Hai, ngày 19 tháng 11 năm 2022.
2. Địa điểm: Phòng học lớp 4B - Trường Tiểu học Kim Đồng
3. Thành phần: 7 thành viên của nhóm
4. Nội dung thảo luận:
Bạn Nguyễn Khánh Vân nêu lí do thảo luận nhóm.
Các bạn đưa ra ý kiến và cả nhóm thống nhất:
Đề nghị khen thưởng các cá nhân có thành tích tốt trong học tập: Lê Hoài Thương, Trần Ngọc Anh
Đề nghị khen thưởng cá nhân tích cực tham gia các phong trào của trường, của lớp: Đào Thái Sơn.
Cuộc họp kết thúc lúc 16 giờ cùng ngày.
Thư ký Nhóm trưởng
Lan Linh
Nguyễn Hương Lan Phạm Diệu Linh
2. Viết báo cáo đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của cộng đồng dân cư tại địa phương.
3. Trình bày và hoàn thiện báo cáo
Tên danh lam thắng cảnh: Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Phương pháp khảo sát: Để đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh của Vườn Quốc gia Ba Bể, chúng tôi đã thực hiện khảo sát bằng cách tổ chức cuộc điều tra trực tiếp tại địa phương. Chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát bằng cách phát đi một bản khảo sát trực tuyến cho người dân địa phương và tổ chức các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các quan chức địa phương và các đại diện của cộng đồng.
Thực trạng:
- Ưu điểm: Vườn Quốc gia Ba Bể là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Kạn. Nơi đây có các địa danh nổi tiếng như hồ Ba Bể, thác Đầu Đẳng, hang Puông, đồi chè Thượng Đổ,...Vườn quốc gia Ba Bể có hệ thống sinh thái phong phú, bao gồm các loại động thực vật quý hiếm, động vật hoang dã, đặc biệt là loài cá chép đỏ được bảo tồn và nuôi trồng theo phương pháp thủy sản bền vững. Ngoài ra, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động tại đây như ngắm cảnh, tham quan, nghỉ dưỡng, câu cá, tắm biển,...
- Tồn tại: Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng rừng phá rừng tràn lan, khai thác hạt dẻ và những đặc sản của địa phương, nạn đập thủy điện gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, nạn bán lẻ các sản phẩm động vật quý hiếm, đe dọa tính mạng loài vật, nhất là các loài cá quý hiếm, tình trạng khai thác vàng gây ảnh hưởng đến môi trường.
Kiến nghị: Cần phải xử phạt nặng hơn nữa các trường hợp gây hại môi trường
a) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
b) Từ văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo.
a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).
b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).