Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
quynh hoa
Xem chi tiết
Kieu Diem
9 tháng 1 2020 lúc 21:47

I. Mở bài:

- Nêu vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hiện nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích

- Người tử tế là gì: Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Bàn luận

- Biểu hiện của người sống tử tế:

+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.

+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.

+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.....

- Ý nghĩa của lối sống tử tế:

+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.

+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.

- Tại sao trước hết phải là người tử tế?

+ Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.

+ Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

+ Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.

- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.

- Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?

III. Kết bài:

- Tổng kết lại vấn đề: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó


Khách vãng lai đã xóa
Trần Diệu Linh
22 tháng 10 2018 lúc 15:09

--Tham khảo--

Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵng sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay còn hơi ít những con người tử tế.
Bàn về lối sống tử tế, vậy như thế nào là người tử tế: có rất nhiều cách để khái niệm người tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,..vv.. Tóm lại người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một.
Tại sao chúng ta cần nhiều hơn cho xã hội những con người tử tế? Bởi lẽ một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị.
Làm người tử tế được lợi gì? Một câu hỏi thường trực trong mỗi chúng ta, bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, vậy nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chống dễ bị tha hoá và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.
Sống cho tử tế là chúng ta đã sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Sống chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân và chúng ta lại đặt ra một câu hỏi là nguyên nhân từ đâu. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha me đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lõng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đoạ. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kĩ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hoá đỗ lỗi.
Từ những nguyên nhân đó ta có thể đưa ra một số biện pháp sau: Giáo dục nhà trường cần có biện pháp tích cực trong sự nghiệp trồng người. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, tránh chiều chuộng quá mức. Bản thân mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc sống tử tế, luôn đề phòng và tránh xa các tệ nạn xã hội.
Tóm lại thì mỗi chúng ta hãy sống tử tế, sống tử tế có nghĩa là bạn đã tạo ra được giá trị cho xã hội, ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ gét.

Đỗ Sử Nam Phương
Xem chi tiết
Phương Dung
10 tháng 12 2020 lúc 19:15

Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵn sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay còn hơi ít những con người tử tế.

Bàn về lối sống tử tế, vậy như thế nào là người tử tế: có rất nhiều cách để khái niệm người tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,..vv.. Tóm lại người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một.

Tại sao chúng ta cần nhiều hơn cho xã hội những con người tử tế? Bởi lẽ một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị.

Làm người tử tế được lợi gì? Một câu hỏi thường trực trong mỗi chúng ta, bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, vậy nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chóng dễ bị tha hoá và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.

Sống cho tử tế là chúng ta đã sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Sống chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân và chúng ta lại đặt ra một câu hỏi là nguyên nhân từ đâu. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lỏng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đọa. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hoá đổ lỗi.

Từ những nguyên nhân đó ta có thể đưa ra một số biện pháp sau: Giáo dục nhà trường cần có biện pháp tích cực trong sự nghiệp trồng người. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, tránh chiều chuộng quá mức. Bản thân mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc sống tử tế, luôn đề phòng và tránh xa các tệ nạn xã hội.

Tóm lại thì mỗi chúng ta hãy sống tử tế, sống tử tế có nghĩa là bạn đã tạo ra được giá trị cho xã hội, ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.

Aloy Nora
Xem chi tiết
Châu Hiền
Xem chi tiết
Kim Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Mèo kute
21 tháng 3 2022 lúc 16:05

Bạn tham khảo:

Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những nhu cầu về ăn mặc, sinh hoạt thì nhu cầu giải trí của con người cũng tăng lên. Và để đáp ứng điều này, vô số trò chơi tiêu khiển đã ra đời. Nhưng đáng buồn thay, những trò chơi dân gian bổ ích và đậm đà bản sắc dân tộc lại mai một, rồi dần dần có nguy cơ biến mất, thay vào đó là sự bùng nổ và phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của trò chơi điện tử. Thực trạng này đã gây ra rất nhiều hậu quả và hệ lụy bởi việc lạm dụng trò chơi điện tử và lún sâu vào thế giới ảo.

 

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí được ra đời dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử. Một điều không thể phủ nhận là sự ra đời của mạng internet đã đem đến một số tiện ích cho cuộc sống con người như tìm kiếm thông tin nhanh hơn, giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, làm việc hiệu quả hơn,.... Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển này còn tạo tiền đề và nền tảng tốt cho sự ra đời của trò chơi điện tử. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, hay máy tính, laptop kết nối internet thì người dùng có thể lựa chọn một trò chơi tiêu khiển mà mình yêu thích trong vô vàn những trò chơi bằng hình thức online.

 

Và hiện nay, số lượng các quán game, quán net mọc lên hàng loạt, và cảnh tượng thường thấy tại các địa điểm này là sự đông đúc. Đặc biệt, tỉ lệ số người sử dụng trò chơi điện tử chủ yếu rơi vào đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên, và chủ đề chính xuất hiện trong những cuộc nói chuyện giữa các bạn trẻ thường là những trò chơi điện tử nổi tiếng và có sức hấp dẫn như Liên quân, Liên minh huyền thoại,....

 

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sự ra đời của trò chơi điện tử đã giúp con người giải tỏa bớt được những căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian làm việc. Trò chơi điện tử cũng vô cùng phong phú và đa dạng, người dùng có thể thoải mái lựa chọn trò chơi phù hợp với nhu cầu cũng như độ tuổi của bản thân. Như vậy, khi biết cách sử dụng một cách hợp lí về cách thức cũng như quỹ thời gian, trò chơi điện tử sẽ đem đến những lợi ích nhất định cho người chơi.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, con người đang lạm dụng cũng như đầu tư nhiều thời gian cho những trò chơi điện tử và vô tình khiến chúng trở thành những mối nguy hại. Trước hết, nghiện chơi điện tử sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc, còn đối với thế hệ trẻ, điều này sẽ làm giảm hứng thú, kết quả học tập. Khi dạo ngang qua các quán internet, chúng ta dễ dàng bắt gặp những bạn trẻ tập trung cao độ vào màn hình máy tính, đắm mình trong những thế giới ảo.

 

Không ít bạn học sinh sẵn sàng nói dối bố mẹ, thầy cô để trốn học, thậm chí, khi không còn tiền để đầu tư vào các trò game, các bạn sẵn sàng thực hiện những hành động vi phạm quy chuẩn đạo đức và pháp luật như trộm cắp, cướp giật tài sản. Như vậy, bắt nguồn từ nhu cầu giải trí, trò chơi điện tử lại trở thành những mối nguy hại và là một trong những con đường dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội.

 

Trò chơi điện tử ngày càng gia tăng và phát triển cả về số lượng, chất lượng, khiến cho người dùng dễ dàng đắm mình vào thế giới ảo và quên đi thế giới thực tại. Lâu dần, con người sẽ không quản lí và làm chủ được quỹ thời gian của bản thân, rồi trở thành những con nghiện game. Sự cám dỗ của những trò chơi điện tử vô cùng hấp dẫn cũng như hậu quả mà nó để lại đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh và đáng báo động. Đứng trước thực trạng này, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để phòng tránh và ngăn chặn.

 

Trước hết, ta cần tuyên truyền, phổ biến về những hậu quả mà trò chơi điện tử gây ra khi con người lạm dụng nó. Để tránh được điều này, con người cần biết sắp xếp và sử dụng quỹ thời gian hợp lí, không dành quá nhiều thời gian cho các trò chơi tiêu khiển vô bổ. Đồng thời, chúng ta nên giải trí bằng những trò chơi có lợi cho sức khỏe như vận động thể dục thể thao. Giữa gia đình, nhà trường cần có sự phối hợp trong việc định hướng cho học sinh tìm đến những trò chơi bổ ích và tránh xa trò chơi điện tử.

 

Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin nói chung và của mạng truyền thông, thiết bị điện tử thông minh nói riêng, con người cần có bản lĩnh để vững vàng trong việc sắp xếp, sử dụng quỹ thời gian hợp lí. Là học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ hơn điều này để không sa vào tệ nạn xã hội.

Hương Giang Vũ
21 tháng 3 2022 lúc 16:05

Tham khảo qua đây nhé bạn: https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-tro-choi-dien-tu-193720

Chúc bạn học tốt!

PiKachu
21 tháng 3 2022 lúc 16:05

vv và bị cận

Diêm Quốc Khánh
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
연김수
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
18 tháng 1 2018 lúc 19:29

Đề bài: Nghị luận văn học "Sách là người bạn lớn"

Mây được mặt tròi chiếu vào mới thành ráng, suối được treo vào vách đá mới thành thác. Con người cũng vậy, có bạn, có bè thl mới sống đẹp sống vui. Trong cuộc đời, ai cũng có những người bạn khác nhau, nhung tất cả mọi người chúng ta lại đều có chung một người bạn là sách.
Nói sách là người bạn của chúng ta, đúng nhưng chưa đủ. Sách là một người bạn hiền, một người bạn tinh thần kì diệu. Khi vui, bạn đọc những Chuyện nọ chuyện kia, Chuyện đời trong quán rượu của Axit Nêxin. Khi buồn bạn lại chia sẻ với Những ngày thơ ấu hay Bỉ vở của Nguyên Hồng. Lúc thơ thẩn, mộng mơ, có thể bạn lại cần đến những vần thơ trữ tình của Xuân Diệu hay những trang cổ tích kì ảo của An-đéc-xen… Cũng như những người bạn khác, khi cần, sách luôn bên ta, an ủi, sẻ chia và nuôi dưỡng những cảm xúc đẹp đẽ của chúng ta.

tedsh

Sách không chỉ là người bạn hiền mà còn là một người bạn lớn của chúng ta. Bởi sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua mấy ngàn năm. Sách ỉà chìa khoá vàng mở cửa toà lâu đài tri thức tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Đúng như Macxim vậy, sách bao giờ cũng đem đến cho ta nhiều điều mới mẻ. Sách có nhiều loại, nhiều dề tài khác nhau, phản ánh nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng. Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc đang xảy ra, những sự kiện của thời nay mà ta còn biết được những việc đã xảy ra từ thòi xa xưa hoặc những vấn đề ở trên cung trăng hay tận sâu dưới đáy đại dương. Xem truyện cổ tích, ta biết được cuộc sống, ước mơ của cha ông thuở trước. Đọc sách lịch sử, ta hình dung được những trận chiến ác liệt, những thời kì vàng son rực rỡ của các triều đại. Sách giới thiệu với ta những kinh nghiệm, những thành tựu về khoa học, nông nghiệp, công nghiệp… Sách còn là người hướng dẫn viên năng động đưa ta đến những danh lam thắng cảnh, những kì quan ưên thế giới…



k cho mk nhoa

Lê Yến Nhi
18 tháng 1 2018 lúc 19:32

Từ xưa đến nay, dù là ở thời đại nào thì sách vẫn luôn là nguồn tri thức bất tận của con người, mở ra những chân trời mới, khai sang những con đường tối tăm… Sách chính là người bạn đồng hành thân thiết, không phân biệt tuổi tác, giới tính, đẳng cấp khác nhau nó vẫn luôn là một con người “thực sự” để chúng ta tìm đến. Bởi vậy mới có người từng nói “Sách là người bạn tốt của con người”.

Thật vậy dù trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì sách vẫn luôn được trân trọng và nâng niu. Bởi sách là phương tiện truyền và lưu giữ thông tin tiện ích, đơn giản, dễ tìm, dễ sử dụng, dễ mua nhất. KHông có bất cứ phương tiện nào có thể thay thế được sách. Từ xa xưa, con người đã biết làm ra sách từ rất nhiều chất lieu khác nhau như tre nứa, đá, đất nung và sau này mới là giấy. Dù là hình thức nào thì nó vẫn được gọi là “sách” theo nghĩa mà chúng ta vẫn hiểu.

Có thể nói sách là nơi lưu giữ thông tin lâu đời nhất. Thế giới tri thức bất tận ấy không bao giờ ngừng nghỉ, chúng ta cần tìm cách để khai phá các thông tin ấy cho riêng mình.

Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới thành công cũng chính nhờ sách, nhờ những phát hiện mới từ trong sách và biến thành suy nghĩ, thành sang tạo của bản thân mình.

Sách là người bạn của con người, dù bạn muốn tìm đến sách với mục đích gì thì nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta. Sách là kho tang tri thức, là nơi chúng ta tìm đến để giải trí, để giải tỏa căng thằng của bản thân mình, vun đắp, trau dồi nên đời sống tình cảm của bản thân mình.

Có thể nói Hồ CHí Minh là một người luôn coi sách là người bạn. Bác đã dành những thời gian rảnh rỗi để đọc sách, để học, để tìm hiểu những phong tục tập quán của các dân tộc khác trên thế giới để có thể đúc rút kinh nghiệm về xây dựng nên hệ thống luận điểm riêng của Việt Nam.

Khi đọc sách, chúng ta cũng cần phải có phương pháp học khoa học để mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi khi chúng ta tìm đến sách, chúng ta đều nhằm vào một mục đích nhất định. Sách sẽ là người bạn trong hành trình tìm kiếm tri thức và khám phá thế giới xung quanh mình.

Các bạn học sinh sẽ chọn sách theo nhu cầu của mình là để trau dồi kiến thức và giải trí. Những sách các em tìm đến sẽ đáp ứng nhu cầu ấy như sách văn học, toán học, sách truyện, sách thiếu nhi…Còn những người đã có tuổi, họ tìm đến những cuốn sách có thể khơi dậy quá khứ hào hung của lịch sử, có thể trau dồi đời sống tinh thần và có thể là những chuyện khoa học ở đâu đó trên thế giới. Như vậy, mỗi người sẽ có cách để lựa chọn những loại sách phù hợp hơn với bản thân mình.

Dù là loại sách nào, dù với mục đích gì thì sách vẫn luôn là người bạn thân thiết đồng hành cùng chúng ta trên từng chặng đường, từng bước đi. Hãy không ngừng trân trọng và giữ gìn những cuốn sách như những người bạn thân thiết.

trường nguyễn
18 tháng 1 2018 lúc 19:37

– Nhu cầu, ý nghĩa của việc đọc sách trong đời sống con người.

– Vai trò to lớn của sách: sách là người bạn lớn của con người.

Giải thích vì sao sách là người bạn lớn

– Con người ta sống không thể thiếu bạn. Sách cũng được coi là người bạn. Thậm chí là người bạn lớn của con người. Tại sao lại như vậy?

– Bố mẹ, thầy, cô giáo vẫn được gọi là người bạn lớn? (Vì sao?)

– Sách cũng lại là một người bạn lớn (như bố mẹ, thầy, cô giáo…) là bởi sự gần gũi, ích lợi của sách

Chứng minh sách là người bạn lớn của con người

– Sách mở rộng hiểu biết cho con người

+ Hiểu biết về lịch sử địa lí…  

+ Hiểu biết về khoa học…

– Sách bồi dưỡng tình cảm cho người đọc.

+ Lòng nhân ái: biết yêu thương con người 

+ Ý thức trách nhiệm với người thân, đất nước,… 

(Dùng một số tác phẩm được học trong chương trình làm dẫn chứng minh họa những ý trên)

– Sách là báu vật. Sách là người bạn lớn không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.

– Phải biết trân trọng yêu quý nâng niu sách. Phải biết chọn sách mà đọc – cũng như chọn bạn mà chơi

cooooo
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 21:42

Dàn ý

A. Mở bài:

- Giới thiệu về bài thơ Quê hương của Tế Hanh (hoàn cảnh sáng tác, tác giả tác phẩm, vấn đề nghị luận).

- Dẫn dắt vấn đề: Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.

B. Thân bài:

*Vẻ đẹp bình yên, thơ mộng của làng chài ven biển Trung Bộ:

- Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của người dân làng chài khi cùng nhau ra khơi đánh bắt cá.

- Không khí lao động hăng hái, tươi vui được gợi tả qua hình ảnh trai tráng khỏe mạnh, những con thuyền băng băng lướt sóng.

- Sáng tạo hình ảnh cánh buồm, gợi ra linh hồn của làng chài ven biển với nhiều nỗi niềm của dân chài.

- Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong cảnh thuyền cá trở về bến: Cảnh ồn ào, sôi nổi của người dân làng chài khi thuyền cập bến là thành quả lao động, thể hiện niềm hạnh phúc của người dân.

- Hình ảnh ra khơi của người dân làng chài được miêu tả chân thật, sinh động, chan hòa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.

- Đó là bức tranh làng quê thật tươi, sinh động, giàu sức sống và ấm áp tình người.

*Vẻ đẹp bức tranh làng chài trong nỗi nhớ quê hương:

- Trong bức tranh ấy, nỗi niềm một người con xa quê nhớ quê da diết. Nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh luôn thường trực, cháy bỏng.

*Nghệ thuật:

- Sử dụng hình ảnh đẹp, gần gũi.

- Ngôn từ miêu tả tinh tế, bình dị.

C. Kết bài: Khẳng định vấn đề: Bằng tình cảm thiết tha, thương nhớ, yêu quê hương đến tha thiết, tác giả Tế Hanh vẽ bức tranh vẻ đẹp làng chài quê hương mình bằng màu của nỗi nhớ.