Tác giả quan sát cảnh vật hai bên bờ sông La bằng giác quan nào? Tác giả đã cảm nhận được những gì?
Đọc các đoạn văn dưới đây (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 62) và trả lời câu hỏi
a) – Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
- Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào ?
b) – Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.
a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.
- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Tác giả dùng những giác quan nào để quan sát cây sầu riêng?
b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì?
a. Tác giả sử dụng những giác quan để quan sát cây sầu riêng: khứu giác, vị giác, thị giác
b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận:
- Khứu giác: sầu riêng mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí; hương ngào ngạt xộc vào cánh mũi; thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi. Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi lan tỏa khắp khu vườn.
- Vị giác: sầu riêng béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.
- Thị giác: Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ, lác đác nhụy li ti giữa những cánh hoa. Thân cây khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.
Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan nào?
Tham khảo!
Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng các giác quan:
- Thị giác (mắt): sóng đánh cát ra khơi, bể đánh bọt song vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi, kính bị thứ gió cấp 11 ép vỡ tung...
- Thính giác (tai): sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền; rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh...
- Xúc giác: buốt như một viên đạn mũi kim...
Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan nào?
Cảm nhận bằng các giác quan:
+ Thị giác (mắt): kính bị gió vây và dồn bung hết; ép, vỡ tung,…
+ Thính giác (tai) : rít lên, rú lên, …
+ Xúc giác (tay): vuốt qua những gờ kính nhọn, …
Bài Vượt ThácCảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã có đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền?Theo em, tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát?Vị trí âý có thích hợp ko?Vì sao?Theo em tác giả đã chọn nghệ thuật gì để miêu tả?Theo emcảnh thiên nhiên dòng sông thu Bồn thể hiện như thế nào?Theo em, để có đc cảnh đẹp như thế, đó là do cảnh có thật hay do tài tả cảnh của tác giả tạo nên ?Các bạn biết câu nào trl hộ mình với nhé !
Tham khảo:
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:
Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.- Trong tác phẩm này, tác giả đã ngồi trên thuyền khi đi dọc theo dòng sông.
- Đây là vị trí rất thích hợp vì: Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Vừa quan sát được viễn cảnh – lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm. Cận cảnh được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức, nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình: “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những ngàn dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “ những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “ những thác nước dựng đứng phòng lên từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “ oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.
Đọc đoạn văn BUỔI SỚM TRÊN CÁNH ĐỒNG (tiếng việt 5tapj một trang 14),nêu nhận xét
a)tác giả tả những vật gì?
b)tác giả quan sát sự vật bằng gì?
C)ghi lại 1 chi tiết thể hiện sự quan sát của tác giả
a) Tác giả tả những vật gì:
-Đám mây xám đục
-Vòm trời xanh vòi vọi
-Chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ
-Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ
-Bàn chân nhỏ bé của Thuỷ
-Những gánh rau thơm, bẹ cải sớm và bó hoa huệ trắng muốt
-Bầy sáo cánh đen mỏ vàng
-Cánh đồng lúa mùa thu
-Ngọn cây xanh tươi của thành phố
b) Tác giả quan sát sự vật bằng gì: Tác giả quan sát sự vật bằng mắt và cảm xúc.
c) Ghi lại 1 chi tiết thể hiện sự quan sát của tác giả: Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.
Mưa chiều về sau cơn mưa chiều hè Hồ Tây như được hai chiếc áo mới từ hồi cháu in bóng mây trời cao lồng lộng và cỏ bên bờ mà cầu vốn đã lâu nay đừng nhớ mênh mông bao la hơn vấn lần thứ nhất đẹp nhất nhắn sao xa những đám lục bình tìm biết những con thỏ mặt bóng những 8 phần sáu số mật khẩu soi bóng đâu đây những con thuyền nhỏ bồng bềnh cho nước nóng mặt trời hoàng hôn từ từ nơi nào con sóng nhẹ đem lại cảm giác mạnh theo dõi chơi hóng mát trong không gian bao la đất trời có người lười nhưng thanh thản yêu đời hơn
A tác giả quan sát và cảm nhận cảnh hồ bằng những giác quan nào
B những hình ảnh sự vật nào được miêu tả trong đoạn văn
1. Bài văn miêu tả cảnh gì? *
A. Giọt sương lúc mặt trời lên.
B. Giọt sương.
C. Chim Vành Khuyên hót.
2. Khi miêu tả, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào? *
A. Chỉ bằng thị giác (nhìn).
B. Bằng thị giác và thính giác (nghe).
C. Bằng cả thính giác, thị giác và khứu giác (ngửi).
3. Giọt sương vui sướng vì: *
A. Vành Khuyên sẽ giúp mình trở thành giọt nước có ích.
B. Nhìn thấy Vành Khuyên.
C. Được nghe tiếng hót của chim Vành Khuyên.
Mục khác:
4. Trong lời bài hát của chim Vành Khuyên có: *
A. Hình ảnh giọt sương, con đường, dòng sông.
B. Hình ảnh vườn cây, dòng sông, bầu trời mùa thu.
C. Hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu.
5. Trong câu “Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót chung quanh giọt sương.”, bộ phận nào là chủ ngữ? *
A. Đến sáng
B. Những tia nắng mặt trời
C. Những tia nắng mặt trời đầu tiên.
Khung cảnh Cà Mau đã được thể hiện lên như thế nào qua bài " Sông nước Cà Mau " của tác giả Đoàn Giỏi? Qua đó em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả dành cho vùng đất sông nước đầy thơ mộng này? Viết đoạn văn khoảng 8 - 10 câu ghi lại những điều đó.