Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 21:06

Tham khảo

- Ở Đàng Ngoài:

+ Trong các thế kỉ XVI - XVII, mặc dù bị tác động bởi các cuộc xung đột, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài tiếp tục phát triển. Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương.

+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.

- Ở Đàng Trong:

+ Chính quyền các chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.

+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.

♦ Tình hình thủ công nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển với nhiều làng nghề và sản phẩm nổi tiếng như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), lụa La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), đường mía (Quảng Nam),...

- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước, tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang), mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,...

♦ Tình hình thương nghiệp ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVI:

- Nội thương:

+ Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.

+ Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành.

- Ngoại thương:

+ Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á và thương nhân châu Âu đến Đại Việt buôn bán, lập thương điếm. Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...

+ Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.

- Đô thị:

+ Trong thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại. Ví dụ như: Kẻ Chợ, Phố Hiến,… (ở Đàng Ngoài); Thanh Hà, Hội An, Bến Nghé - Sài Gòn,… (ở Đàng Trong).

+ Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:39

Tham khảo!​

* Yêu cầu số 1: Giới thiệu hát Then, múa Xòe

- Hát Then:

+ Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái,… thường được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng.

+ Thông qua các làn điệu khác nhau của Then, người dân mong muốn những điều may mắn và cuộc sống tốt lành.

+ Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào các năm 2019.

- Múa xòe:

+ Xoè là loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Thái, được biểu diễn trong các dịp lễ, tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, bản mường....

+ Những điệu xoè chứa đựng ước mơ, khát vọng và là niềm tự hào của người Thái.

+ Năm 2021, nghệ thuật Xòe Thái đã được được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

* Yêu cầu số 2: Nhận xét:

Các loại hình nghệ thuật như hát Then, múa Xòe,… đã thể hiện đời sống tinh thần phong phú và những mơ ước, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của cư dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đồng thời, các loại hình nghệ thuật này cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 10 2023 lúc 22:15

Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.

- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi. Công trình tiêu biểu:

+ Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,...

+ Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ….

+ Đình làng Thạch Lôi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...

- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa cúc, tượng rồng,…

- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,...).

- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm,..

- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình, như: hội mùa, tết Nguyên đán, lễ Tịch điền, Đoan Ngọ,... Cùng với lễ hội là những trò vui, như đầu vật, đua thuyền, múa rối nước,...

Giá trị của An Nam tứ khí

- “An Nam tứ đại khí" gồm bốn công trình nghệ thuật thời Lý, Trần: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, đỉnh tháp Bảo Thiên, chuông Ngân Thiên (chuông Quy Điền) và vạc Phổ Minh.

- “An Nam tứ khí” là bốn kì quan, bốn quốc bảo của Đại Việt thời Lý, Trần cho thấy tài năng, sự sáng tạo và trình độ kĩ thuật điêu luyện của người nghệ nhân.

Nguyễn Gia Huy
7 tháng 3 lúc 20:01

Câu 3:

Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.

Hãy đề xuất 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Bảo tồn và phát huy giá trị thành tựu của Văn minh Việt cổ, có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

* 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt:

- Bảo đảm tự tâm hướng thiện, tự giác duy trì đạo đức chung, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội.

- Xây dựng hệ giá trị văn hóa; phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; nâng cao đạo đức công dân.

- Sáng tạo phong cách, tôn trọng sự khác biệt, cổ vũ sức sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người làm công tác văn hóa, đề cao chất lượng sản phẩm văn hóa, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao.

- Không ngừng nâng cao dân trí, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần khoa học.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 10 2023 lúc 22:44

- Các dân tộc thiểu số có trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng.

- Các dân tộc thiểu số có dưới 5000 người là: Lô Lô; Mảng; Cờ Lao; Bố y; Cống; Ngái; Si La; Pu Péo; Ra Măm; Brâu; Ơ Đu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 0:47

Tham khảo

Cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:

- Cuộc đấu tranh chống ách độ hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây ngay từ đầu gặp phải sự kháng cự quyết liệt của người dân bản xứ. Các vương triều cùng nhân dân tổ chức kháng chiến nhưng sau đó đều bị đàn áp bằng vũ lực.

+ Tại In-đô-nê-xi-a, vào thế XVII, Tơ-ru-ni Giô-giô ki kêu gọi nhân dân chống triều đình A-mang-ku-rát và thực dân Hà Lan. Từ năm 1825 đến năm 1830, Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan tại đảo Gia-va.

+ Tại Phi-lip-pin, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là khởi nghĩa ở đảo Bộ-hộ, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô,... (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hộ (thế kỉ XVIII).

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 10 2023 lúc 12:03

- Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước:

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

- Ý nghĩa: các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hưởng tới khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:05

Tham khảo!!!

- Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Các cuộc đấu tranh diễn ra với những hình thức như vũ trang tự vệ, đàm phán ngoại giao, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân bám biển.....

- Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền ở Biển Đông như:

+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh;

+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo về mọi mặt.

+ Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:27

Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:14

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Toru
14 tháng 8 2023 lúc 18:15

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.