Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go?
Việc l-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa?
Việc I-go là nói dối chứ không phải tưởng tượng, khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa.
Vì sao chú gấu bông Mi-sa bỏ nhà ra đi?
Vì chú bị cô chủ bỏ vào nhà kho.
Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị?
Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa đều là những câu chuyện tưởng tượng và không có thật.
Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu?
Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa mặc dù thích kể những câu chuyện không có thật nhưng lại không nói dối và những câu chuyện đó được kể với mục đích góp vui cho mọi người.
Cho tứ diện S. ABC. Lấy M thuộc SB; N thuộc AC và I thuộc SC sao cho MI không song song với BC; NI không song song với SA. Gọi K là giao điểm của MI và BC. Tìm giao tuyến của (MNI) với (SAB).
A. MK
B. ME trong đó E là giao điểm của AB và NI
C. MF trong đó F là giao điểm của SA và MI
D. MJ trong đó J là giao điểm của SA và NI
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Câu 1: Cách diễn đạt của nhà thơ ở câu đầu tiên có gì đặc biệt
Câu 2: Ghi lại các động từ có trong câu thơ thứ 2 và nêu tác dụng của các động từ đó
Câu 3 : Hình ảnh gió vào xoa mắt đắng sử dụng biện phá tu từ gì ? Nêu tác dụng?
Câu 4 : Em hieur hình ảnh con đường chạy thẳng vào tim có nghĩa là như thế nào ?
Câu 5: Qua đoạn thơ hình ảnh người lính lái xe hiện lên như thế nào ?
Em tham khảo:
1. Câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng BPTT điệp từ để tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.
2. Các động từ: giật, rung
Tác dụng: Cho thấy sự ác liệt của bom đạn chiến trường, nó làm cho mọi thứ gần như không còn được nguyên vẹn.
3. Chữ "đắng” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Nhìn thấy gió là thuộc về thị giác, "xoa mắt đắng" lại thuộc về vị giác cảm giác, một sự chuyển đổi tài tình đã cho thấy những vất vả cực nhọc của những người chiến sĩ trong những năm tháng chiến đấu đầy khó khăn gian khổ. Những gian nan, thiếu thốn khiến các chiến sĩ vô cùng khổ cực nhưng trong lòng vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, tinh thần chiến đấu ngoan cường.
4. "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" tức là đoàn xe vượt qua bao nỗi mất má, thiếu thốn, vẫn băng băng vào chiến trường. Câu hỏi đặt ra tại đây là điều gì đã tạo nên sức mạnh để đoàn xe vẫn hiên ngang, hùng dũng, kiên cường vượt qua bao lửa đạn ác nghiệt? Điều đó đã được giải thích qua câu thơ này đấy. Nó được gửi gắm qua hình ảnh "trái tim". Đây là hình ảnh hoán dụ để chỉ người lính lái xe, tái tim cầm lái. Đó là trái tim của lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, của tinh thần dũng cảm, ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã biến sức mạnh thành tinh thần giúp họ vượt qua tất cả.=) Cụm từ "chỉ cần- trài tim" nhà thơ muốn khẳng định cội nguồn của sức mạnh không phải là vật chất mà là ý chí của người chiến sĩ.
5. Hình ảnh người lính hiện lên trong sự hiên ngang và có chút ngang tàng. Tuy điều kiện còn khó khăn, bom đạn ở khắp mọi nơi nhưng người lính vẫn luôn lạc quan và bình thảnĐọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây xương rồng
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cô xinh đẹp, nết na nhưng bị câm. Về sau, một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng được vài năm thì anh qua đời, để lại cho cô một đứa con trai.
Vì được mẹ nuông chiều từ bé nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm. Cậu thường bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc, rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó, người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm, đã mọc lên trên cát cho sa mạc đỡ quạnh hiu.
(Truyện cổ tích)
Vì sao truyện cổ tích về cây xương rồng giải thích rằng: Cát không sinh ra xương rồng mà chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng?
Hướng dẫn giải:
- Vì chính tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con lỗi lầm nên đã hóa xương rồng mọc trên cát cho sa mạc đỡ quạnh hiu.
Ánh sáng truyền đi trong môi trường không khí theo một đường thẳng. Vậy tại sao trên sa mạc người ta lại thấy ảnh ảo?
A. Vì không khí trên sa mạc là môi trường trong suốt.
B. Vì không khí trên sa mạc là môi trường đồng tính.
C. Vì không khí trên sa mạc là môi trường trong suốt nhưng không đồng tính.
D. Vì không khí trên sa mạc là môi trường trong suốt và đồng tính.