Hãy đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật “chiếc lá” trong câu chuyện trên.
1.Hãy đóng vai mẹ cây để kể lại cuộc đời của Chiếc Lá
2.Hãy đóng vai Chim Sâu và viết lại Suy nghĩ của chim Sâu sau khi nghe câu tả lời của Bông hoa trong văn bản Chiếc lá
Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau:
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
Dưới đây là ví dụ về tìm ý và sắp xếp ý về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa: Bạn ấy là tuổi Ngựa thích bay nhảy nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ
- Bạn ấy có những suy nghĩ gì về tương lai: rong chơi theo những ngọn gió, những điều hấp dẫn về thế giới ngoài kia.....
- Bạn ấy nhắn nhủ điều gì với mẹ: dù có đi đâu con cũng nhớ về mẹ..
- Tính cách của bạn nhỏ: thích rong chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ.....
Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang được dùng làm gì?
Câu chuyện Chiếc lá của nhà văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật:
- Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh.
- Bông hoa sâu sắc, ân tình.
- Chiếc lá giản dị mà có ích.
Trong đoạn văn, dấu gạch ngang được dùng để liệt kê các nhân vật
Dựa theo nội dung bài Chiếc lá (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 98 - 99), ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :
Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau ?
Chim sâu và bông hoa.
Chim sâu và chiếc lá.
Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
Bí mật về chiếc lá cuối cùng chỉ được tiết lộ ở phần kết của câu chuyện. Đó là bí mật gì? Em hãy viết 1 đoạn văn Tống-phân- hợp, khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về sự hy sinh cao cả của nhân vật đã thực hiện bí mật ấy. Đoạn văn có 1 câu ghép, 1 tình thái từ. (gạch chân - ghi chú)
Qua nhân vật giôn xi trong đoạn trích " chiếc lá cuối cùng " của o hen ri . Em hãy viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về nghị lực sống (VIẾT ĐOẠN VĂN THEO CÁCH DIỄN DỊCH)
tham khảo
Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: “Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù”.
1. Viết một đoạn văn ngắn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về cái chết của nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen ? 2. Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri , có thể nói nhân vật cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại không ?
tham khảo:
Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh. Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mĩm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà. Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc. Chúng ta phải thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé.2Chúng ta cso thể nói cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại là bởi vì
+Cụ Bơ-men đã hi sinh cả mạng sống của mik để cứu lấy một cô hạo sĩ
+Cụ đã dỗ hết sức lực còn lại để hoàn thành bức vẽ trong đêm mưa bão
+Chính kiệt tác của cụ Bơ-men đã giúp cho Giôn-xi ko còn thấy bi quan nữa
+Ông đã vẽ một bức tranh mà ngay cả người họa sĩ cũng ko nhận ra
+Ông có nột tấm lòng thương người,giúp người khác hết sức có thể
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe trong một chủ điểm đã học.
Đề 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”.
Đề 3: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,...).
Tham khảo:
Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.
Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.
Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
Bài tham khảo: Chọn đề 1
Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.
Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.
Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..
Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về một nhân vật trong văn bản Chiếc lá cuối cùng của O-Hen-ri.
Tham khảo!
Đọc lại lần nữa tác phẩm Chiếc lá cuối cùng em đã hiểu rõ hơn về nhân vật Xiu, càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý của cô với Giôn-xi, về tình người ấm áp hiếm hoi trong xã hội ấy. Chính vì chung sở thích, cùng với sự yêu nghề đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng và làm bạn với nhau. Nhưng trở ngại lớn nhất đã xảy ra, Giôn-xi bị ốm, cô mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính, căn bệnh mà lúc đó chưa có thuốc chữa trị. Giôn-xi đã không còn hy vọng về sự sống, cô còn gắn cuộc đời còn lại của mình cùng chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng xuống. Trước tình trạng bệnh nặng, bế tắc cả về thể chất cũng như tinh thần của Giôn xi, Xiu vẫn tận tình chăm sóc, khuyên bảo bạn, và sau đó còn trách cứ Giôn-xi về cái ý nghĩ bi quan đó. Xiu ân cần nói: "Em thân yêu, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?” Cuối cùng chính lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Cô đã thắng nhưng cô chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Cô phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng này. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là cụ Bơ-men. Chị kể toàn bộ sự việc xảy ra về chiếc lá cuối cùng, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Cùng với kiệt tác của cụ Bơ - men, không thể phủ nhận được tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.