Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 23:28

Tham khảo!

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

-B-T-B-

B

veo

4/3

-

2

-T-B-T-

T

leo

4/3

-

3

-T-B-T-

T

-

4/3

Đối

4

-B-T-B-

B

vèo

4/3

Đối

5

-B-T-B-

B

-

4/3

Đối

6

-T-B-T-

T

teo

4/3

Đối

7

-T-B-T-

T

-

2/2/3

-

8

-B-T-B-

B

bèo

4/3

-

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 9 2023 lúc 23:15

"Thiên Trường vãn vọng" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng).

- Các yếu tố nhận biết: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ và luật thơ: luật trắc.

Bình luận (0)
Người Già
13 tháng 9 2023 lúc 23:27

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 

- Các yếu tố cơ bản trong bài thơ giúp em nhận biết thể thơ:

+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ.

+ Về luật thơ: luật trắc.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 9 2023 lúc 23:08

Tham khảo:

Câu kết: Bạch lộ song song phi hạ điền (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng).

Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho làng quê Việt Nam. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:35

- 4 câu và mỗi câu 7 chữ

- Câu 1,2 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 23:29

Tham khảo!

Chọn bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.

a.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.

- Về luật: Luật trắc

- Về đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

b. 3 phần

- Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

- Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

- Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

c.

- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 9 2023 lúc 10:38

Bài tham khảo:

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết.

Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này. Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà". Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mặt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này.

Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của đèo Ngang.

Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn. Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quạnh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương.

Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm:

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chồn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 9 2023 lúc 22:30

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,… 

- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:47

- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật

Khái niệm

Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

Bố cục

- Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên).

- Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp

Niêm

Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc

Vần

Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.

Nhịp

Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn)

Đối

Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa

 

- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:

Văn bản

Thủ pháp nghệ thuật trào phúng

Mời trầu

Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội

Vịnh khoa thi Hương

Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 21:50

Văn bản

Tình huống/ sự kiện

Nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều

Trao duyên

Sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng.

Thúy Kiều đau đớn, dằn vặt vì tình yêu lỡ làng, phiền lụy đến Thúy Vân và phụ lòng Kim Trọng.

Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Thúy Kiều buộc phải hầu rượu, hầu đàn vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh trong tình cảnh trớ trêu, tủi nhục.

Bị hạ nhục, Thúy Kiều bẽ bàng, đau đớn và tủi nhục đến cùng cực, ngây dại.

Bình luận (0)