Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản.
Đọc kĩ phần (2) của văn bản và trả lời các câu hỏi sau (có thể dùng lời văn, bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy):
a. Luận điểm của phần này có mối quan hệ như thế nào với luận đề?
b. Xác định lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm
c. Nhận xét về cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết
a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.
b.
Lí lẽ | Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. | Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. | Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. | Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
Xác định được luận đề, luận điểm; phân biệt được lí lẽ và bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.
- Bối cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai (1285)
- Trần Quốc Tuấn (1231-1300) còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương, là danh tướng kiệt xuất của dân tộc, lập nhiều chiến công lớn: 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông
Tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã học bằng cách hoàn thành bảng sau:
Văn bản | Luận đề | Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ |
|
|
|
Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu |
|
|
|
Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI |
|
|
|
Văn bản | Luận đề | Luận điểm | Lí lẽ và bằng chứng |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | Bức thư của thủ lĩnh da đỏ gửi cho người muốn mua mảnh đất của họ. | Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ. | - Mảnh đất của người da đỏ vô cùng thiêng liêng, là người mẹ của người da đỏ. - Bông hoa là người chị, người em. - Dòng nước là máu của tổ tiên người da đỏ - Những tiếng thì thầm của dòng nước chính là những tiếng nói của cha ông với thế hệ sau. |
Luận điểm 2: Sự khác nhau trong cách đối xử giữa đất đai và thiên nhiên của người da trắng và người da đỏ. | - Đối với người da trắng: + Đất đai là kẻ thù, khi chinh phục được sẽ càng lấn tới. + Họ đối xử với đất và trời như những hàng hóa, tước đoạt được rồi lại bán đi. + Người da trắng không có nơi yên tĩnh, không quan tâm đến bầu không khí họ đang hít thở. - Đối với người da đỏ: + Đất đai là mẹ nên họ vô cùng trân quý. + Họ rất biết trân trọng không khí. + Đối xử với muôn loài như người anh em. | ||
Luận điểm 3: Những kiến nghị của người da đỏ: | - Người da trắng phải đối xử với muông thú như những người anh em. - Phải dạy con cháu biết quý trọng đất đai. | ||
Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu | Bức tranh thiên nhiên giao mùa từ hạ sang thu và những tình cảm của nhà thơ. | Luận điểm 1: Mùa thu đến đột ngột và bất ngờ | - Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức. - Sương đủng đỉnh qua ngõ. - Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”. |
Luận điểm 2: Cảm giác thực về mùa thu | - Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn. - Thấy được sự đổi thay của các sự vật: + Dòng sông khác ngày thường. + Chim bắt đầu vội vã. + Đám mây chuyển mình. | ||
Luận điểm 3: Mùa thu thực sự đã tới | - Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm. - Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp… | ||
Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu. | - Sự thay đổi của con người khi sang thu. - Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người. | ||
Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI | Lối sống giản dị trong thời đại thế giới phát triển không ngừng | Luận điểm 1: Sống giản dị là gì | - Theo quan niệm của những người đề xướng ra trào lưu + Sống giản dị không đồng nghĩa với sống khổ hạnh + Sống đơn giản là tự lắng nghe mình |
Luận điểm 2: Những biểu hiện của lối sống giản dị | - Giúp thoát khỏi cạm bẫy vật chất và làm giàu cho đời sống tinh thần. + Biết kiềm chế lòng tham - Nhiều danh nhân đã có lối sống như vậy | ||
Luận điểm 3: Tiêu chuẩn của lối sống giản dị | + Đáp ứng đầy đủ nhu cầu thiết yếu + Lối sống từ xưa đã được cha ông coi trọng |
Tìm đọc thêm hai văn bản nghị luận bàn về vấn đề sống. Ghi chép ngắn gọn thu hoạch của em đối với từng văn bản (về vấn đề được bàn luận, về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng).
* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'.
- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực
+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.
- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.
+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.
+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.
- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.
+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.
* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ. Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:
- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.
- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.
+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.
+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "
- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.
Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".
- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.
Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có vai trò gì trong việc thể hiện luận đề?
- Làm rõ luận đề
- Giúp hiểu được vấn đề đang được bàn bạc, phân tích
- Tăng tính chân thực, xác đáng, tăng sức thuyết phục.
Các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng góp phần làm sáng rõ cho luận đề như thế nào?
Làm sáng rõ vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya.
Xác định luận đề và luận điểm trong văn bản.
- Luận đề: lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm: lòng yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)?
Nhan đề | Bao quát nội dung toàn bài |
Bố cục | - Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới. - Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới. - Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới. - Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài. |
Luận điểm | - Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. - Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian - Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ. |
Lí lẽ | - Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ. - Thời điểm ấy.....mung lung đến thế. - Dáng vào ra của mẹ...đa cảm. |
Bằng chứng | - Mô típ bài thơ. - Chủ thể trong bài thơ. - Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi." - Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa. - So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm. |
Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng có vai trò như thế nào trong việc thể hện luận đề?
Tham khảo
Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng góp phần làm sáng tỏ luận đề.