Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
11 tháng 3 2023 lúc 19:33

Nhìn những củ hoa thủy tiên sau khi được gọt tỉa công phu, tỉ mỉ mà trở nên xinh xắn, tôi cảm thấy lòng hân hoan vô cùng. Từ những ngày đầu bắt tay vào những công đoạn ngâm nước và gọt tỉa, tôi luôn mong rằng sản phẩm mình làm ra sẽ thành công, những bông hoa sẽ nở rộ đẹp nhất. Ngắm thành quả của mình, tôi mới hiểu được sự tỉ mỉ, dày công của những người nghệ nhân chuyên làm công việc gọt tỉa này. Đây thật sự là một công việc thú vị, đòi hỏi sự cẩn thận, chu toàn, giúp con người ta rèn luyện được tính kiên nhẫn, chăm chỉ. Ngắm những cánh trắng hé nở đầy duyên dáng mà còn mang mùi hương thanh khiết sẽ thấy tâm hồn thư thái vô cùng.

 
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Xuân
Xem chi tiết
thanh
19 tháng 10 2018 lúc 21:12

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.

Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.

Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “Ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo.

Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:

- Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?

- Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:

- Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?

Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:

- Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sống một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình.

Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.

Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chế được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân.

Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.

Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.

Bình luận (0)
Hoàng Thị Huyền Nhi
19 tháng 10 2018 lúc 21:40

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý. Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách. Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính: — Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy? — Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói: — Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ? Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói: — Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình. Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về. Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả. Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.

Bạn tham khảo nhé!!!

Bình luận (0)
Huy Trần Hữu
Xem chi tiết
Hoàng Đình Bảo
23 tháng 10 2017 lúc 21:07

Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình

Đề bài: Con chim vàng anh bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình.

Bài làm

Từng tia nắng ban mai nhẹ nhàng hôn lên cành cây kẽ lá, xua tan đi màn đêm u ám và lạnh lẽo. Nắng ngoài kia cứ mãi nhảy nhót vô tư, nắng vàng lung linh là thế mà sao trước mắt tôi chỉ còn một màu vàng nhợt nhạt. Là nắng khác hay do hoàn cảnh của tôi nay đã đổi thay?... Sau song sắt thô bạo của chiếc lồng, tôi đây là một chú chim vàng anh bé nhỏ. Mới mấy giờ trước thôi, tôi còn vẫy vùng ca hát dưới bầu trời xanh tự do vậy mà giờ đây tôi lại bị giam cầm như thế này.

Này nhé, khi tôi đang chợp mắt trong chiếc tổ ấm áp thì bỗng nghe thấy tiếng lá xào xạc bên tai. Rồi bất ngờ một bàn tay khổng lồ ập đến, tóm chặt lấy tôi. Mặc dù tôi đã kháng cự hết mình nhưng bàn tay ấy vẫn dễ dàng đưa tôi vào một chiếc lồng. Và thế giới quanh tôi chỉ còn là bóng tối ghê rợn. Tôi nghe thấy tiếng nói vang lên:

- Xin lỗi chú chim nhỏ, ta không muốn làm hại chú đâu, chúng ta chỉ muốn đem niềm vui đến cho đứa con trai bất hạnh của mình, hãy hiểu cho nỗi lòng của chúng ta!

Dòng suy nghĩ giận dữ lập tức bủa vây lấy tâm trí tôi: “ Tại sao? Tại sao các người chỉ luôn nghĩ tới cá nhân mình mà không để tâm đến những sinh vật nhỏ bé chúng tôi? Các người coi chúng tôi là thứ mua vui tầm thường sao? Tầm thường ư? Không đâu, loài chim đã mang đến thế giới này bao lời ca tiếng hát, chúng tôi trừ sâu diệt hại để mùa màng bội thu. Vậy mà sau tất cả, chúng tôi được trả ơn trong những thanh sắt tù túng như thế này ư? ”. Càng nghĩ tôi càng không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Nhưng tôi cũng đủ bình tĩnh nhận ra rằng tôi đang ở trên một chiếc xe. Nhịp xe lắc lư khiến tôi choáng váng cả đầu óc: “ Tôi thường nghe nói loài người luôn khát khao tự do và đấu tranh hàng nghìn hàng vạn năm đề có một thế giới hòa bình. Hòa bình của các người mới đẹp đẽ làm sao? Mới đáng trân trọng làm sao? Vậy mà giờ đây chính những con người ấy lại đang cướp đi sự tự do của chúng tôi. Phải chăng những băng rôn, khẩu hiệu, những lời kêu gọi hòa bình chỉ là sự giả dối, là cái vỏ bọc che đậy sự độc ác và tham lam? ”. Càng bức xúc, tôi lại càng nhớ về khu rừng thân yêu. Nhớ ánh trăng vàng như mật rót xuống tán lá xanh mướt, nhớ giọt sương long lanh mỗi sớm mai tinh khiết, nhớ cái tổ đơn sơ mà luôn rộn rã tiếng nói cười nơi lũ chim muông chúng tôi tụ họp. Tất cả giờ sẽ chỉ còn trong nỗi nhớ nhung khôn xiết mà thôi!

Đang miên man với dòng suy nghĩ, đột ngột chiếc ô tô dừng lại và ánh sáng bên ngoài ập vào cốp xe. Họ dẫn tôi qua một ngôi biệt thự khang trang và dừng lại trước căn phòng nhỏ. Cánh cửa mở toang, ở góc phòng là một cậu bé gầy gò, đôi mắt cậu rất đẹp song dường như ẩn chứa vẻ sợ sệt. Ôi chao! Cậu bé đó mới đáng thương làm sao! Có lẽ đây là người con trai họ vừa nhắc đến. Người phụ nữ cất giọng dịu dàng:

- Con trai ngoan, bố mẹ có quà cho con đây, một chú chim vàng anh như con mong ước nhé!

Cậu bé đón lấy chiếc lồng một cách vô hồn nhưng tôi thấy sau đôi mắt kia ánh lên niềm vui nhỏ. Người phụ nữ thở dài:

- Tội nghiệp con tôi! Nó mới bảy tuổi mà mang căn bệnh trầm cảm quái ác!

Người chồng an ủi vợ:

- Mong là chú chim này sẽ giúp bệnh tình của con khá hơn một chút.

Họ đứng nhìn con một lát rồi đóng cửa ra ngoài, bỏ lại cậu bé bên đống đồ chơi vương vãi và tôi. Thời gian trôi qua tưởng như vô tận, cái đồng hồ đều đều tích tắc, tôi ủ dột trong lồng và cậu bé thì câm lặng. Tất cả như đang chơi trò chơi mà ở đó không ai được nói. Bất ngờ, một cách rụt rè, cậu xách chiếc lồng đặt lên cửa sổ ngập nắng, thì thầm:

- Chào mày, chắc phải về đây, một nơi xa lạ, trong cái lồng này, mày rất tù túng và bí bách phải không? Đó cũng là điều dễ hiểu thôi vì chính tao cũng thấy thế khi ở trong căn phòng này. Vậy nên hãy ở đây và làm bạn với tao được không?

Trên khung cửa sổ, chiếc chuông gió kêu leng ca leng keng, vài bông hoa giấy hồng thắm bị ai bỏ quên giữa đám lá xanh rờn. Nắng len qua khe cửa, chiếu lên khuôn mặt thơ ngây của cậu bé, tỏa sáng… Cậu lại lên tiếng, phá vỡ bầu không gian trong veo như thủy tinh ấy:

-Tao cũng lạc lõng và cô đơn như mày. Bố mẹ tao suốt ngày thám hiểm, leo đèo vượt núi, khám phá vùng đất mới, bỏ tao ở nhà cạnh người giúp việc với bốn bức tường cùng máy tính, truyện tranh và sách vở. Tao đã rất thèm mâm cơm ấm cúng gia đình, thèm được bố mẹ la mắng khi bị điểm kém, thèm cuối tuần được bố mẹ dẫn đi chơi… Tao đã cố gắng học giỏi nhưng bố mẹ chẳng ở nhà với tao mà những gì tao nhận lại là tấm vé xem phim một mình, buổi tối trong căn nhà trống vắng.

Giọng cậu nhẹ, nhẹ bẫng tựa đám mây lơ lửng ngoài kia tán gẫu bên ông mặt trời vậy. Cậu bảo:

- Cuối cùng, tao chán ghét mọi thứ và thu mình vào thế giới của riêng mình. Và cũng chính khi ấy, tao đã nhận được tình yêu thương tao mong ước bấy lâu nhưng tất cả thật muộn màng. Dường như thật khó khăn đối với tao để đón nhận tình cảm ấy. Mày là món quà đầu tiên khiến tao thấy sự lo lắng, thấu hiểu của bố mẹ. Chưa bao giờ tao có lấy một người bạn nhưng giờ tao có mày để giãi bày tâm sự. Mày sẵn sàng lắng nghe tao chứ?

Cậu kể câu chuyện của mình một cách hờ hững như thể đó là chuyện của ai kia chứ không phải của bản thân cậu. Cậu ăn nói có phần già dặn nữa. Có lẽ cậu bé đã thiếu thốn tình cảm của bố mẹ quá lâu rồi. Tôi thấy có gì nghẹn lại nơi cổ họng. Thật sự tôi rất thương cậu vì tôi cũng là một chú chim mồ côi cha mẹ, không còn ai bên đời. Nhưng sau bao biến cố, tôi đã vững vàng, sống vui vẻ bởi xung quanh tôi vẫn còn nhiều bạn bè giúp đỡ. Không hiểu sao lúc này tôi không còn nghĩ suy về sự giam cầm nữa mà chỉ có ước muốn giúp cậu bé trở lại những tháng năm tuổi thơ hồn nhiên.

Ngày qua ngày, tôi bên cậu cùng học, cùng ăn, cùng chơi và cùng chia sẻ những điều nhỏ nhặt trên trường, ở lớp. Tôi cảm thấy như mình có sứ mệnh của một thiên thần đem lại hạnh phúc cho cậu bé. Thiên thần thì phải có đôi cánh và đôi cánh của tôi chính là giọng hót này. Bởi vậy, tôi mang giọng hát mượt mà ấy để cậu có thể tìm lại chính mình và niềm tin vào cuộc sống.

Và dần dần, cậu bé đã tự tin bước ra khỏi “ bóng tối ” của bản thân. Cậu quay lại bên gia đình, bạn bè. Cậu dũng cảm chia sẻ với bố mẹ những điều trong lòng. Họ hiểu ra và dành nhiều thời gian cho tổ ấm của mình hơn. Không chỉ vậy, nụ cười tưởng đã mất lại rạng ngời trên gương mặt cậu bé.

Cuộc sống cứ thế tiếp diễn rồi một ngày đẹp trời, chiếc xe lăn bánh chở cả nhà ngược lên Tây Bắc – ngôi nhà của tôi. Cảm giác bồn chồn cồn cào ruột gan tôi. Tôi muốn bay lên, về với rừng xanh thân yêu. Thật không ngờ, như có thần giao cách cảm, cậu bé đưa tay mở cửa lồng ra và nói với tôi:

- Mày đã đem lại niềm vui cho tao suốt mấy tuần nay. Tao đã tự phá vỡ vỏ bọc để hòa nhập với mọi người. Giờ tao cũng không nên cướp đi tự do của mày lâu hơn nữa. Bay đi nhé, người bạn của tao!

Tôi phải làm sao bây giờ? Suốt khoảng thời gian qua, tôi đã coi đó là gia đình của mình. Ác cảm với con người cũng dần phai nhạt trong tôi. Tôi từng nghe có câu: “ Nhân loại là cả một đại dương, nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà dơ bẩn”. Như đôi vợ chồng này, bất đắc dĩ họ mới bắt tôi về. Tôi thật lòng yêu mến họ nhưng tôi không thể quên đi nơi “ chôn rau cắt rốn ” của mình. Cánh rừng này là nơi tôi sinh ra và lớn lên, gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm, những khoảnh khắc đẹp nhất cuộc đời tôi đã được vun đắp tại đây. Đó là tiếng hót ngập ngừng, bước đi đầu tiên chập chững, những sải cánh vụng về… Chính vì những khoảnh khắc ấy, không thể bởi những xúc cảm mới mẻ kia mà tôi quay lưng lại với gốc rễ, quê hương của mình. Tôi quyết định dang rộng đôi cánh và bay khỏi chiếc lồng xấu xí kia.

Trước khi về với thiên nhiên, tôi lưu luyến ngoảnh lại, cất tiếng ca trong trẻo nhất, thánh thót nhất như món quà cuối cùng dành tặng người bạn nhỏ. Cậu bé cười tươi nhìn theo tôi và hét lên:

- Hãy mang tiếng hót tuyệt vời của mày lan tỏa khắp nơi nhé vì đó chính là tiếng hót của hạnh phúc đấy!

Nhất định khi trở về với núi rừng đại ngàn, tôi sẽ đặt nụ cười rạng rỡ của cậu bé vào trái tim – nụ cười ấy lấp lánh hơn cả ánh mặt trời.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:30

- Một vài bộ phim: Về nhà đi con, Hãy nói lời yêu, Hương vị tình thân,...

- Ấn tượng bộ phim Về nhà đi con: bộ phim cảm động nói về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm cha con.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:30

Những khát khao hạnh phúc chân thành, nồng ấm. Cùng với đó là nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về tình yêu, gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.

=> Hồ Xuân Hương là một người mạnh mẽ, có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 3 2023 lúc 13:00

Em đã từng ăn cốm. Em rất thích vị ngọt bùi của cốm khiến em muốn ăn mãi mà không thể dứt được. 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 20:55

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Tìm hiểu thêm và rút ra kết luận về quan điểm nhìn nhận đời sống, cảm xúc, tâm trạng của người viết

Lời giải chi tiết:

- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.

- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:

+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến

+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ. 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 20:54

- Quan điểm nhìn nhận cuộc sống: cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta có ý thức trách nhiệm và biết cống hiến vì Tổ quốc.

- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả:

+ Xúc động bồi hồi khi nhớ về ngày chia tay bạn bè lên đường tham gia kháng chiến

+ Hạnh phúc, tự hào khi nhìn bộ quân phục màu xanh với ngôi sao trên mũ. 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết