Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3) như thế nào?
Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy?
Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật | |
Nhuận Thổ | - Ngày bé: + Khỏe mạnh, lanh lợi, hồn nhiên + Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn + Sống trong môi trường rộng rãi, phong phú + Tình cảm hồn nhiên, trong sáng - Khi đứng tuổi: + Trở nên mụ mẫm + Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn + Khúm núm trước nhân vật "tôi" + Vẫn quý trọng với "tôi" |
Thím Hai Dương | - 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến. - 20 năm sau trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình. |
Biện pháp nghệ thuật | So sánh, đối lập tương phản => làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật. |
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật.
Mở đoạn:
- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học".
Ví dụ: Dưới ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh, những sự hồn nhiên những tâm trạng của các cô cậu học sinh đã được hiện lên vô cùng tinh tế mượt mà qua các con chữ.
Thân đoạn:
- Nêu lên hoàn cảnh sáng tác văn bản.
- Về người mẹ của nhân vật "tôi":
+ Bà vô cùng yêu thương, chăm lo con qua chi tiết soạn tập học giúp con vào ngày mai.
- Về nhân vật "tôi":
+ Trước ngày đi học 1 hôm:
-> nằm trên giường hồi hộp, lo lắng nghĩ về ngày mai và thiếp đi lúc nào không hay.
+ Trên đường đi học:
-> Nhân vật "tôi" có nhiều hoài niệm về những cuộc đi chơi của nhân vật với bạn bè.
-> Cảm thấy con đường hôm nay lạ quá, dù con đường này mình đã quen thuộc lắm rồi. => Tác giả cũng giải thích rằng vì chính lòng "tôi" hôm nay đang có sự thay đổi lớn, chính là đi học.
-> Ngày đầu đi học, ai cũng có một cảm giác gì đó rất lạ lẫm.
--> Nhân vật "tôi" cảm giác mình như lớn hơn, muốn tỏ vẻ mình đã trưởng thành bằng cách tự cầm sách vở của mình.
+ Trước cổng trường:
-> Cảm thấy trường Mĩ Lí hôm nay sao mà uy nghiêm, to lớn quá.
+ Trước khi vào học:
-> lo lắng, đâm ra sợ điều gì đó vẩn vơ.
-> òa khóc lên.
+ Khi ông đốc gọi vào:
-> hồi hộp sau khi rời ra vòng tay mẹ.
-> cảm giác lớp học vừa thân quen, vừa lạ lẫm.
=> Nhân vật "tôi" quen với việc nhìn thấy lớp học nhưng lạ lẫm với việc ngồi vào lớp học này học tiết học đầu tiên của đời mình.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.
Ví dụ: Khép lại, ta thấy được nhiều cảm xúc của nhân vật "tôi" được chảy thành dòng rõ ràng mượt mà. Qua đó, Thanh Tịnh cũng thành công đưa được tính chân thực vào tác phẩm đồng thời để lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó phai.
Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Tham khảo
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Đó là một tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Bài thơ chính là một niềm tâm sự, được giãi bày khi đi tới vùng đất lạ của tác giả.
Bài thơ Đất nước có thể được chia làm mấy phần? Cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi như thế nào qua các phần này? Từ đó, hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Gồm 3 phần:
+ Phần 1. Từ đầu đến “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”: Mùa thu của quá khứ.
+ Phần 2. Tiếp theo đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu của hiện tại.
+ Phần 3. Còn lại: Niềm suy tư về đất nước.
- Sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trữ tình:
+ Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của Nguyến Đình Thi vì thế mang vẻ đẹp của tâm trạng.
+ Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội xưa, tác giả dẫn vào cảm xúc về mùa thu đất nước, trong cảnh hiện tại ở chiến khu Việt Bắc
+ Từ cảm xúc về mùa thu đất nước, Nguyến Đình Thi dẫn dắt đến sự bộc bạch tình cảm mến yêu tha thiết và tự hào
+ Tứ thơ phát triển theo hướng suy tưởng nên hình tượng thiên về khái quát, tượng trưng, với những biểu tượng quen thuộc, bát cơm, nước mắt, xiềng xích, chim, hoa… tập trung thể hiện suy ngẫm của tác giả về đất nước từ trong đau thương, căm hờn đã đứng lên chiến đấu bất khuất.
- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu thương,gắn bó của nhà thơ với đất nước,khám phá vẻ đẹp của đất nước trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian. Cảm hứng về đất nước được triển khai ở nhiều cung bậc: Hoài niệm về mùa thu và niềm tự hào về đất nước đau thương - chiến đấu.
1. Kẻ bảng dưới đây vào vở, tóm tắt tình huống, sự kiện và xác định nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều thể hiện qua các văn bản trong bài học:
Văn bản | Tình huống/ sự kiện | Nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều |
Trao duyên |
|
|
Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh |
|
Văn bản | Tình huống/ sự kiện | Nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều |
Trao duyên | Sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng. | Thúy Kiều đau đớn, dằn vặt vì tình yêu lỡ làng, phiền lụy đến Thúy Vân và phụ lòng Kim Trọng. |
Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh | Thúy Kiều buộc phải hầu rượu, hầu đàn vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh trong tình cảnh trớ trêu, tủi nhục. | Bị hạ nhục, Thúy Kiều bẽ bàng, đau đớn và tủi nhục đến cùng cực, ngây dại. |
Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Hãy khái quát chủ đề đó.
Tham khảo!
Sự đối lập giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Quang Trung, giữa quân nhà Thanh và quân Tây Sơn đã so sánh, đánh giá những hình ảnh nổi bật của Quang Trung và quân Tây Sơn trong chiến thắng đại phá quân Thanh, ca ngợi chiến công hiển hách của vua Quang Trung, nổi bật hình tượng vị anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán .
Chủ đề của tác phẩm: Quang Trung – người anh hùng áo vải, vị hoàng đế với trí tuệ sáng suốt, mạnh mẽ và quyết đoán.
- Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:
+ Vua Quang Trung được miêu tả toàn diện về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, mưu lược của người anh hùng áo vải. Còn vua Lê Chiêu Thống là một vị vua hèn nhát, vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.
+ Quân Tây Sơn được miêu tả hào hùng, hành công thần tốc và đại phá quân Thanh. Còn quân Thanh phải dẫm đạp lên nhau chạy về nước.
- Chủ đề:
+ Phản ánh sự sụp đổ không cưỡng nổi của triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn của Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII.
+ Ca ngợi khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn và tài trị xuất chúng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?
- Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái:
+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động...
- Qua đó, em cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. Đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người nào? Người kể chuyện có thái độ với các nhân vật này như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
- Hạng người tự cao, tự mãn, cho rằng mình xuất chúng mà không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
- Thái độ dè bỉu.
- Dựa vào lời kể và những cuộc hội thoại giữa các nhân vật.
Theo em, trong văn bản, đoạn văn nào thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại “sự biến đổi cực đoan của thời tiết”? Cho biết vì sao em xác định như vậy.
- Theo em, trong văn bản, đoạn văn thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện thuộc loại "sự biến đổi cực đoan của thời tiết" là đoạn từ "Tại sao chúng ta lại đồng thời... đe dọa lớn lao tiềm ẩn."
- Em xác định như vậy vì ở đoạn văn này vừa nói đến "sự biến đổi cực đoan của thời tiết", vừa cho thấy nhân quả của nó.