(Tia BM là tia BH đánh nhầm nhé.)
Cho tam giác ABC cân tại A. M∈tia đối của tia BC.N∈tia đối của tia CB, BM=CN
a, ΔAMN cân
b,Kẻ BH⊥AM(H∈AM), kẻ CK⊥AN(K∈AN). C/minh BH=CK
c, Gọi O là giao điểm của BH và CK. Tam giác OBC là Δ gì?
Hình tự vẽ nhé bạn:vvv
a) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABM}=180^o\)(2 góc kề bù)
\(\widehat{ACB}+\widehat{ACN}=180^o\)(2 góc kề bù)
Mà tam giác ABC cân tại A => \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)
=> \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)
Xét \(\Delta ABM\) và \(\Delta ACN:\)
AB=AC( tam giác ABC cân tại A)
MB=NC(gt)
\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\left(cmt\right)\)
\(\Rightarrow\Delta ABM=\Delta ACN\left(c.g.c\right)\)
=> AM=AN
=> Tam giác ANM cân tại A
b) Theo câu a: Tam giác AMN cân tại A
=> \(\widehat{AMN}=\widehat{ANM}\)
Xét \(\Delta BHM\)và \(\Delta CKN:\)
BM=CN(gt)
\(\widehat{BHM}=\widehat{CKN}=90^o\)
\(\widehat{HMB}=\widehat{KNC}\left(cmt\right)\)
=> \(\Delta BHM=\Delta CKN\left(ch.gn\right)\)
=> BH=CK(2 cạnh t/ứ)
c) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{HBA}+\widehat{ABC}+\widehat{CBO}=180^o\\\widehat{KCA}+\widehat{ACB}+\widehat{BCO}=180^o\end{matrix}\right.\)
Mà \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{HBA}=\widehat{ABM}-\widehat{HBM}\\\widehat{ACK}=\widehat{ACN}-\widehat{CKN}\end{matrix}\right.\)
Theo câu b do \(\Delta BHM=\Delta CKN\)
=> \(\widehat{HBM}=\widehat{KCN}\)
=> \(\widehat{HBA}=\widehat{ACK}\)
=> \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)
=> Tam giác OBC cân tại O
Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Kẻ BM vuong góc với AC, CN vuông góc với AB ( M thuộc AC, N thuộc AB). Gọi H là giao điểm của BM và CN.
1. So sánh góc ABM và góc ACN
2. Kẻ tia Bx vuông góc với AB và tia Cy vuông góc với ÁC ( tia Bx nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB chứa điểm C, tia Cy nằm ở nửa mặt phẳng bờ AC chứa điểm B). Bx cắt Cy ở D. Chứng minh BH song song CD và CH song song BD.
3. Chứng minh BH=CD và CH=BD
Giải chi tiết giúp mình nhé
Ai muốn kết bạn với mình thì kết nhé
1. Ta có: \(\widehat{A}+\widehat{ABM}+\widehat{AMB}=\widehat{A}+\widehat{ACN}+\widehat{ANC}=180^0\)(theo định lí tổng 3 góc của tam giác)
\(\Rightarrow\widehat{A}+\widehat{ABM}+90^0=\widehat{A}+\widehat{ACN}+90^0\)
\(\Rightarrow\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)
2. Vì Bx vuông góc với AB
CN vuông góc với AB
\(\Rightarrow\)Bx // CN
hay CH // BD
Vì Cy vuông góc với AC
BM vuông góc với AC
\(\Rightarrow\)BM // Cy
hay BH // Cy
3. Ta có: BH // CD cắt CH // BD
\(\Rightarrow\)BH = CD và CH = BD (theo tính chất đoạn chắn)
* Tính chất đoạn chắn: Nếu 2 đường thẳng song song cắt 2 đường thẳng song song thì chúng bằng nhau
cho tam giác abc cân trên tia đối của tia bc lấy điểm m, trên tia đối của tia cb lấy điểm n sao cho bm=cn. tam giác amb=anc. kẻ bh vuông góc với am, cn vuông góc với an và bh =ck. o là giao điểm của bh và ck . hỏi tam giác obc là tam giác gì?vì sao?
Theo đề bài ta vẽ được hình trên, và dễ dàng nhận thấy tam giác OBC là tam giác cân tại đỉnh O.
Giải thích:
* Xét tam giác CKN vuông tại K và tam giác BHM vuông tại H, ta có:
CN=BM (đề bài cho)
nên ta chứng minh được hai tam giác vuông CKN và BHM bằng nhau (Trường hợp hai tam giác vuông có cạnh huyền bằng nhau).
Vậy cặp góc tương ứng MBH và góc NCK bằng nhau.
Mà góc NCK= góc BCO (đối dỉnh) (1)
Và góc MBH = góc CBO (đối đỉnh) (2)
Từ (1)(2) ta chứng minh được góc BCO = góc CBO .
vậy tam giác OBC cân tại O.
Cho tam giác abc trên tia đối tia BA lấy điểm M trên tia đối của tia CA lấy điểm N sao cho CN =bm bh LÀ TIA PG CỦA TAM GIÁC MBC VÀ CK là TIA P/G TG BCN . C/M MH/HC = NK/KB
cho tam giác nhọn ABC có BH và CK thứ tự là các đường cao ứng cạnh AC và AB. lấy ddieemr M thuộc tia đói của tia BH sao cho BM = AC . Lấy điểm N thuộc tia đối của tia CK sao cho CN = CB
a) chứng minh rằng góc ABH = góc ACK
Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ \(BH\perp AC;CK\perp AB\) . Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BM và CN lần lượt vuông góc với AD và AE. Gọi I là giao điểm của BH và CK; O là giao điểm của BM và CN . C/minh: 3 điểm A; I; O thẳng hàng
Cho tam giác ABC cân tại A trên tia đối của tia BC lấy điểm M trên tia đối của tia BC lấy điểm N sao cho BM=CN
A)chung minh tam giác AMN là tam giác cân
B) kẻ BH vuông góc với AM (H thuộc AM ) CK vuông góc AN (K thuộc AN )chung minh BH bằng CK
C gọi O là giao điểm của BH và CK chung minh tam giac OBC cân
D gọi D là trung điểm của BC chứngminh ADI thẳng hàng
Các bạn vẻ hình và làm giúp minh nhé
Cho tam giác ABC vuông ở A . Gọi M là điểm đi động trên AC . Từ C vẽ đường thẳng vuông góc với BM cắt tia BM tại H cắt tia BH tại O . CMR
a, OA.OB = OC.OH
b, Góc OHA không đổi
c, Tổng BM . BH + CM.CA không đổi
Cho \(\Delta ABC\). Trên tia đối tia BC lấy điểm M sao cho BM=BA, trên tia đối tia CB lấy điểm N sao cho CN=CA. Qua B, kẻ \(BH\perp AM\). Qua C, kẻ \(CK\perp AN\) (\(H\in AN\), \(K\in AN\)). Gọi O là giao điểm BH và CK. CMR:
a) O nằm trên đường trung trực của MN
b) AO là tia phân giác \(\widehat{BAC}\)
$BH, CK$ cùng vuông góc với $AN$ thì nó song song nhau. Như vậy thì $BH, CK$ làm sao giao nhau tại $O$ được?
Lời giải:
a. Vì $BA=BM$ nên tam giác $MBA$ cân tại $B$. Khi đó, đường cao $BH$ đồng thời là trung tuyến $\Rightarrow H$ là trung điểm $AM$.
Tam giác $MOA$ có $OH$ đồng thời là đường cao đồng thời là trung tuyến (do $H$ là trung điểm $AM$) nên đây là tam giác cân tại $O$
$\Rightarrow OM=OA(1)$
Hoàn toàn tương tự, ta cm được $\triangle OAN$ cân tại $O$
$\Rightarrow ON=OA(2)$
Từ $(1);(2)\Rightarrow OM=ON$ nên $O$ nằm trên đường trung trực của $MN$
b.
Vì $OAM$ cân tại $O$
$\Rightarrow \widehat{OAM}=\widehat{OMA}(3)$
Vì $BMA$ cân tại $B$
$\Rightarrow \widehat{BAM}=\widehat{BMA}(4)$
Lấy $(3)-(4)$ thì $\widehat{OAB}=\widehat{OMB}(*)$
Tương tự: $\widehat{OAC}=\widehat{ONC}(**)$
Vì $OM=ON$ nên $OMN$ cân tại $O$
$\Rightarrow \widehat{OMB}=\widehat{ONC}(***)$
Từ $(*); (**); (***)\Rightarrow \widehat{OAB}=\widehat{OAC}$
$\Rightarrow OA$ là phân giác $\widehat{BAC}$