Vẽ sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tới đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên của một lãnh thổ. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã khiến cho thiên nhiên Việt Nam mang những đặc điểm chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới, đồng thời cũng có những sắc thái riêng, khác với các nước, các khu vực có cùng vĩ độ.
Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
Tham khảo
- Vị trí địa lí:
+ Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và có chung Biển Đông với nhiều nước.
+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẽ, bao gồm: vùng đất, vùng trời và vùng biển.
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên của nước ta. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và ảnh hưởng đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
- Lãnh thổ nước ta trải dài, hẹp ngang => Khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam
- Địa hình chiếm 3/4 là đồi núi => Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao
- Vị trí giáp biển khiến thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
NÊU ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ ĐẾN ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN NƯỚC TA
Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.
- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:
+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;
+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.
Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.
- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:
+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;
+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ là nhân tố góp phần vào việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ ở nước ta. Vậy vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta có đặc điểm gì? Vị trí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành đặc điểm tự nhiên Việt Nam?
Tham khảo
- Vị trí địa lí:
+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.
+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.
+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
+ Là nơi có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
- Phạm vi lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Ảnh hưởng:
+ Khí hậu: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
+ Khoáng sản: Là nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải tạo nên nguồn tài nguyên đa dạng: Than, dầu mỏ, khí đốt,…
tham khảo
- Vị trí địa lí:
+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.
+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.
+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
+ Là nơi có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
- Phạm vi lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Ảnh hưởng:
+ Khí hậu: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.
+ Khoáng sản: Là nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải tạo nên nguồn tài nguyên đa dạng: Than, dầu mỏ, khí đốt,…
Câu 1: ( 1,5 điểm) Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta? Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như thế nào?
Câu 2. (1 điểm) Hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam. Lấy ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đối với phân li khi hậu nước ta?
Câu 3.(0,5 điểm) Hãy lấy ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đối vùng đồi núi. Tây Bắc đối khai thác kinh tế.
Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:
- Nêu đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo:
* Đặc điểm về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Úc.
- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2, nằm từ khoảng vĩ độ 28oB đến khoảng vĩ độ 10oN, phần lớn nằm trong khu vực nội chí tuyến và khu vực hoạt động của gió mùa - Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á:
- Tạo điều kiện cho Đông Nam Á trong giao lưu phát triển các ngành kinh tế, đẩy mạnh các ngành kinh tế biển
- Tạo cho Đông Nam Á có một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc
- Nằm ở nơi có nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, sạt lở,... ảnh hưởng rất lớn tới đời sống và sản xuất xủa người dân.
Dựa vào hình 1.3, hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta.
Tham khảo
- Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá.
+ Đối với khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc nên tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương. Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
+ Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông.
+ Đối với sinh vật: Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật. Thiên nhiên nước ta có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen.
+ Đối với khoáng sản: do nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam và theo chiều Đông - Tây.
- Tuy nhiên, nước ta cũng nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.
Đọc thông tin, quan sát hình 1.3 hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành của đặc điểm tự nhiên của nước ta.
- Đối với khí hậu:
+ Vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa châu Á, lại tiếp giáp với Biển Đông nên khí hậu thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; với nhiệt độ trung bình năm cao, lượng mưa và độ ẩm lớn, trong năm có hai mùa gió (gió mùa hạ và gió mùa đông).
+ Hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
+ Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng làm cho nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,…
- Đối với sinh vật:
+ Do vị trí địa lí nằm trên đường di lưu và di cư của sinh vật nên Việt Nam có tài nguyên sinh vật rất phong phú, đa dạng.
+ Ngoài sinh vật nhiệt đới, nước ta còn có cả các loài sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.
- Đối với khoáng sản: Do vị trí địa lí nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với nhiều loại như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng, bô-xít, a-pa-tít, đá vôi, sét, cao lanh,...
tham khảo
Vị trí địa lí và phạm vị lãnh thổ là nhân tố quan trọng làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá đa dạng. Đặc điểm này được thể hiện rất rõ qua các thành phần tự nhiên:
Khí hậu: do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, lại tiếp giáp với Biển Đông => khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm lãnh thổ kết hợp với hoạt động của các khối khí và bức chắn địa hình còn làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, biến đổi khí hậu.
Sinh vật: Do vị trí địa lí năm trên đường di lưu và di cư của sinh vật => tài nguyên sinh vật rất phong phú. đa dạng: sinh vật nhiệt đới, sinh vật cận nhiệt đới và ôn đới.
Khoáng sản: Do vị trí địa lí năm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải => nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, dầu mỏ. khí tự nhiên, sắt, dòng, bô-xit, a-pa-tit, đá vôi. sét. cao lanh....
Dựa vào thông tin mục I, và hình 20.1, hãy:
- Nêu đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của Liên Bang Nga.
- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga.
Tham khảo!
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất thế giới (khoảng 17 triệu km2). Lãnh thổ bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và khu vực Bắc Á cùng phần lãnh thổ Ca-li-nin-grát, nằm biệt lập ở phía tây giữa Ba Lan và Lít-va.
+ Phần đất liền trải dài từ khoảng vĩ độ 41°B đến vì độ 77° B và từ khoảng kinh độ 169°T, đến kinh đô 27° Đ.
+ Đất liền trải dài trên nhiều múi giờ và nhiều đới khí hậu.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm trên cả hai châu lục (châu Á và châu Âu).
+ Tiếp giáp với rất nhiều quốc gia (14 quốc gia) ở phía tây và phía nam; tiếp giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc; Thái Bình Dương ở phía đông, với nhiều biển như: Cara, Baren, Ôkhốt,...