Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 13:31

Tham khảo

♦ Nét chính về văn hóa thời Nguyễn

- Tôn giáo, tư tưởng:

+ Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo.

+ Từ thời vua Minh Mạng, nhà nước thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với Thiên Chúa giáo.

+ Ở các địa phương, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển, nhiều đền thờ, đình làng được xây dựng, trùng tu.

- Giáo dục, khoa cử: dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục, khoa cử Nho học được củng cố.

+ Năm 1807, nhà Nguyễn tổ chức kì thi Hương đầu tiên, năm 1822 tổ chức kì thi Hội đầu tiên.

+ Quốc Tử Giám được xây dựng ở Huế để đào tạo nhân tài.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, tiêu biểu với các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...

+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều loại hình phong phú như: tục ngữ, ca dao, hò vè, truyện tiếu lâm,....

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu dân gian phát triển phong phú với nhiều loại hình, như hát chèo, tuồng, quan họ, trống quân, hát xoan, hát lượn,...

+ Nghệ thuật vẽ tranh cũng phát triển với nhiều loại như tranh sơn mài, tranh dân gian,... nổi tiếng là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội).

+ Nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các công trình đặc sắc như: kinh thành Huế, Cột cờ Hà Nội, Khuê Văn Các (Hà Nội),....

+ Nghệ thuật cung đình phát triển rực rỡ, với các loại hình phong phú như hát, múa, nhạc,... tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế.

Khoa học - kĩ thuật: có những bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực.

+ Sử học có những công trình tiêu biểu như: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn),...

+ Địa lí có những tác phẩm nổi bật như: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),...

+ Chế tạo máy cưa xẻ gỗ chạy bằng sức nước, đóng thuyền cỡ lớn,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 13:25

Tham khảo

- Tổ chức bộ máy nhà nước

+ Dưới thời vua Gia Long, cả nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn phụ trách và các Trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí.

+ Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.

- Luật pháp: năm 1815, vua Gia Long cho ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), gồm 398 điều, nội dung quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước, tôn ti trật tự phong kiến, nhưng cũng đề cao tính nhân đạo.

- Quân đội

+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,...

+ Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.

- Chính sách đối ngoại

+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.

+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.

+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.

Bình luận (0)
lilyvuivui
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:11

1.chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển

 

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:11

2.Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
- Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói...
- Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.

 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 11 2016 lúc 12:12

3.

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 13:28

Tham khảo

- Tình hình xã hội thời Nguyễn:

+ Dưới thời Nguyễn, giai cấp thống trị gồm có quý tộc, quan lại, địa chủ, cường hào; giai cấp bị trị là các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó nông dân chiếm đa số.

+ Trong xã hội, tệ quan tham diễn ra phổ biến.

+ Ở nông thôn, địa chủ và cường hào ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nông dân. Dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra. Ở nhiều nơi, đời sống người dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại triều đình.

+ Trong nửa đầu thế kỉ XIX, trên cả nước diễn ra khoảng 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856),...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Thủ công nghiêp: bao gồm hai bộ phận

+ Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí…

+ Thủ công nghiệp nhân dân: Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm…

+ Nhiều làng nghề ra đời như làng gốm bát tràng, dệt Nhược Công…

- Thương nghiệp:

+ Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng

+ Tiền đồng được sử dụng phổ biến hơn trước

+ Thăng Long có chợ cửa Đông, chợ Tây Nhai, chợ cửa Nam

+ Nhiều chợ biên giới Việt - Tống được thành lập

+ Cảng biển Vân Đồn nhiều thuyền bè nước ngoài buôn bán tấp nập

- Một số địa danh nổi tiếng về nghề thủ công và buôn bán

+ Làng gốm Bát Tràng

+ Làng dệt Nhược Công

+ Làng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa Nghi Tàm

+ Làng trồng cây thuốc nam và chế biến thảo dược Đại Yên

+ Cảng Vân Đồn

+ Chợ cửa Đông

+ Chợ cửa Nam

Bình luận (0)
Phạm Tuan Anh
Xem chi tiết
Phương Dung
22 tháng 12 2020 lúc 20:46

Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp:

- Về nông nghiệp:

+ Sản xuất nông nghiệp phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân.

+ Đời sống nhân dân ổn định, người dân chuyên tâm vào các hoạt động thủ công nghiệp, làm ra nhiều mặt hàng chất lượng, tinh sảo.

+ Nông nghiệp phát triển cũng cung cấp nhiều mặt hàng nông sản để trao đổi, buôn bán, thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

- Về thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa ngày càng nhiều và có chất lượng tốt thúc đẩy nhu cầu trao đổi giữa các nước với nhau, tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

- Về thương nghiệp: Hoạt động thương nghiệp phát triển, nhu cầu về các mặt hàng ngày càng nhiều, kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp và nông nghiệp.

=> Như vậy, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 18:14

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Bình luận (0)
Toru
14 tháng 8 2023 lúc 18:15

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 12 2019 lúc 5:00

* Thủ công nghiệp:

    - Các nghề chăn tằm, ươm tơ, làm đồ gốm, xây dựng đền đài cung điện phát triển.

    - Các nghề làm đồ trang sức, làm giấy, in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

    - Nhiều công trình nổi tiếng : tháp Bảo Thiên, chuông Quy Điền,vạc Phổ Minh….

* Thương nghiệp:

    - Thăng Long là đô thi phồn thịnh.

    - Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận lợi với nước ngoài.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Quang Nhân
17 tháng 5 2021 lúc 16:10

Tham khảo !

* Thủ công nghiệp:

- Nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

- Có những công trình thủ công nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,…

* Thương nghiệp:

- Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.

- Ở vùng hải đảo và miền biên giới Lý - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ để tập trung nhân dân đến trao đổi, buôn bán.

- Hoạt động giao lưu buôn bán còn diễn ra với nhiều nước Đông Nam Á như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,…

- Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất nhất. Do có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, nằm trên trục hành hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Liên
18 tháng 5 2021 lúc 6:55

* Thủ công nghiệp:

- Nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, in bản gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

- Có những công trình thủ công nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,…

* Thương nghiệp:

- Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang hơn trước.

- Ở vùng hải đảo và miền biên giới Lý - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ để tập trung nhân dân đến trao đổi, buôn bán.

- Hoạt động giao lưu buôn bán còn diễn ra với nhiều nước Đông Nam Á như: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan,…

- Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập và sầm uất nhất. Do có vị trí tự nhiên thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, nằm trên trục hành hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

Bình luận (0)