"Bạn sẽ nói với ai?".
Câu hỏi: Qua trò chơi em học được điều gì?
Trò chơi hỏi đáp: Mỗi em đặt 5 câu hỏi để tìm hiểu về bạn:
M:
- Trò chơi bạn thích nhất là gì?
- Món ăn bạn thích nhất là món nào?
- Bạn thích học môn nào nhất?
- Bạn không thích điều gì?
- Nếu tự vẽ mình, bạn sẽ chú ý tới đặc điểm nào?
5 câu hỏi để hiểu về bạn:
- Khi rảnh rỗi bạn thường hay làm gì?
- Bạn có thích nuôi con vật nuôi trong nhà không?
- Bạn có giúp đỡ bố mẹ công việc nhà không?
- Bạn có năng khiếu đặc biệt nào không?
- Món quà sinh nhật mà bạn đáng nhớ nhất?
Bạn tuổi con gì?
Bạn học lớp mấy?
Bạn có hay giúp ba mẹ làm việc nhà không?
Năng khiếu của bạn là gì?
Con vật nào khiến bạn ấn tượng nhất?
Bạn tuổi con gì?
Bạn sinh năm nào?
Cung hoàng đạo của bạn là gì?
Bạn có hay giúp đỡ ba và mẹ không?
Khi rảnh,bạn hay làm gì?
1) Từ tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" em rút ra được điều gì về tình bạn của mình?
2)Câu thơ "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả muốn nói lên điều gì?
3) Câu thơ"Bác đến chơi đây ta với ta" tác giả muốn nói lên điều gì?
1) Từ tình bn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" em rút ra được : Tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó đem lại cho ta những dòng cảm xúc vui, buồn khác nhau. Thật tuyệt vời khi ta được sống trong một tình bạn trong sáng, nó sẽ giúp ta biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những người gần gũi với ta. Tình bạn thật cao cả và đẹp đẽ biết mấy, nó luôn ở cùng ta trong mọi hoàn cảnh. Những lúc ta vui, tình bạn ở cạnh chia sẻ và chúc mừng cho ta. Khi ta buồn, tình bạn an ủi và chăm sóc cho ta. Cuộc sống thật tuyệt vời hơn biết bao khi ai cũng biết quý trọng tình bạn và giữ cho nó luôn được trong sáng. Tự hỏi nếu không có tình bạn thì ta sẽ ra sao? Khi đó, ta sẽ cảm thấy cô đơn và cuộc sống của mỗi người sẽ trở nện tẻ nhạt .
2) Câu thơ "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả muốn nói lên : cuộc sống của tác giả ở làng quê đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
3) Câu thơ"Bác đến chơi đây ta với ta" tác giả muốn nói lên tình bạn tha thiết,trong hoàn cảnh nào cũng vẫn vui vẻ,chỉ cần có nhau là đã cảm thấy đầy đủ rồi.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-ban-cua-nguyen-khuyen-trong-bai-tho-ban-den-choi-nha-c34a1509.html#ixzz4wgwPywCI
Em hãy cùng các bạn trong nhóm chơi trò chơi “Phóng viên”, phỏng vấn nhau theo những câu hỏi sau:
- Bạn hãy nói tên một bài hát hoặc một bài thơ mà bạn thích.
- Bạn hãy kể tên một quyển truyện mà bạn thích.
- Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
- Sở thích của bạn là gì?
- Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
- Môn học nào bạn thích nhất?
- Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của lớp, của trường?
- Nếu được đi du lịch, bạn muốn đến đâu?
- Phóng viên (PV), Người trả lời (TL):
PV: Chào bạn, xin tự giới thiệu mình là Nam đến từ câu lạc bộ phóng viên nhỏ của trường. Không biết bạn có đang bận gì không? Mình đang có cuộc khảo át về sơ thích cá nhân và muốn phỏng vấn bạn một chút để thu thập thông tin. Bạn có thể giúp mình được không?
TL: Ồ tất nhiên rồi, hiện tại mình đang rảnh.
PV: Cảm ơn bạn, câu hỏi đầu tiên là bạn hãy nói tên một bài hát hoặc một bài thơ mà bạn thích.
TL: Bài thơ mà mình thích đó là bài thơ “Lượm”.
PV: Bạn hãy kể tên một quyển truyện mà bạn thích.
TL: Harry Potter.
PV: Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
TL: Tất nhiên là bố mẹ mình.
PV: Sở thích của bạn là gì?
TL: Nhiều lắm: đá bóng, đọc sách, nghe nhạc, …
PV: Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
TL: Kì thi cuối năm của chúng ta.
PV: Môn học nào bạn thích nhất? Vì sao?
TL: Môn Toán vì môn đấy mình học khá nhất.
PV: Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của lớp, của trường?
TL: Mình muốn tập trung học tập hơn nhưng nếu có thể mình muốn tham gia vào hội thể thao của trường.
PV: Nếu được đi du lịch, bạn muốn đến đâu?
TL: Mình muốn đến thăm nước Mỹ, là nơi thành hiện thực của những ước mơ.
PV:Xin chào mọi người,mình tên là Nguyễn Thị Thanh Mai đây,từ câu lạc bộ phóng viên nhỏ của nhà trường.Mình ko biết bạn đã có một việc gì đó nó đang hơi khó khăn một chút đúng ko?Mình đang có cuộc khảo sát về sở thích của tôi và tôi đang muốn phỏng vấn bạn việc này một chút để thu nhập thông tin này.Liệu bạn có thể giúp tôi được chứ?
TL:Ồ,tất nhiên tôi đang rảnh rỗi trong một thời gian.
PV:Tôi cảm ơn bạn,câu hỏi đầu tiên là bạn hãy nói tên một bài hoặc một bài thơ nào đó mà bạn thích.Làm ơn bạn có thể trả lời?
TL:Bài đọc mà tôi thích là "Vua tàu thuyền Bạch Thái Bưởi" nhé.
PV:Vậy cuốn truyện mà yêu thích là gì?
TV:Cuốn truyện mà mình yêu thích nhất là truyện Doraemon
PV:Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
TL:Tất nhiên là bố mẹ mình.
PV:Sở thích của bạn là gì?
TL:Sở thích của mình là:đọc truyện tranh,xem tivi,đi xe đạp,nghe nhạc,chơi bóng rổ,...nhiều lắm.
PV:Điều mà bạn hay quan tâm nhất là gì?
TL:Điều mà mình quan tâm đến là kỳ thi cuối năm học cùa chúng ta.
PV:Môn học mà thích nhất?Vì sao?
TL:Môn mà mình thích nhất đó là môn Toán.Vì mình học rất giỏi.
PL:Bạn mong muốn tham gia vào hoạt động nào của lớp,trường?
TL:Mình mong muốn được tham gia trò chơi nhảy dây của lớp.Có thể tớ tập trung học tập.
PV:Nếu được đi du lịch,bạn muốn đến đâu?
TL:Mình muốn đi đến thăm Nha Trang nhất,đó là nơi cảnh đẹp tuyệt vời.
PV:Người hỏi. TL:Người trả lời.
Câu 8. Qua câu chuyện trên, em học được điều gì từ người cha? Câu 10. Nếu em là người con trong câu chuyện, em sẽ làm gì sau cuộc trò chuyện với cha của mình? Vì sao?
qua câu truyện,em học được điều gì từ bạn nhỏ trong bài bộ đồ chơi tàu hỏa?
Câu thơ thứ tám bài thơ “Bạn đến chơi nhà” và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?
- Câu thứ 8 và cụm từ “ta với ta” nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc tâm sự chuyện đời, chuyện thế sự đã là niềm vui. Qua đó, tác giả muốn nhận mạnh đến một tình bạn thân thiết, vượt qua mọi cái nghèo khổ về vật chất trong cuộc sống.
Nhà Y gần nhà T mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T đang làm bài tập và học bài, Y liền nói:”Bạn học gì mà nhiều vậy. Học ít thôi, để dành thời gian đi chơi nữa chứ” Em có nhận xét gì về lời nói của Y? Nếu là T, em sẽ nói gì với Y? Ai giải giúp mình với ạ, mình đang cần gấp
Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.
d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm
- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế
- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt
+ Muốn ra chợ thì chợ xa
+ Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà
+ Muốn bắt cá thì ao sâu
+ Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa
+ Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được
+ Miếng trầu cũng không có
→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.
- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất
c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.
+ Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.
→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi
d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:
+ Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất
+ Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ
Câu chuyện :
Mở đầu cho sự phát triển nội lực
Một giáo viên định chọn một trong những học trò của ông làm trợ lý cho một chuyến hành trình đầy gian nan . Ông bảo với những người học trò của mình rằng : " Trong chuyến đi này , các con sẽ có những trải nghiệm hết sức khó khăn . Nhưng điều đó sẽ giúp gì cho bản thân các con ? Dựa trên những gì các con trả lời , ta sẽ chọn ra người đồng hành cùng ta lần này ? '' . Học trò của ông lần lượt trả lời như sau :
Người đầu tiên : " Con sẽ làm theo những gì thầy đối phó với chúng ."
Người thứ hai : " Chúng ta sẽ đối mặt với chúng và hi vọng sẽ vượt qua .''
Người thứ ba : " Con sẽ học hỏi từ chính những hành động của con khi gặp chuyện ."
Câu hỏi :
A. Người học trò nào sẽ được chọn ?
B. Câu chuyện này muốn nói lên điều gì ?
AI NHANH TAY VÀ TRẢ LỜI ĐÚNG THÌ MÌNH TICK CHO !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
theo mik thì :
a, người thứ 3 sẽ đc chọn
Vì ở đây , khi mỗi con ng có 1 cuộc hành trình thì
đó chỉ có thể hok hỏi đc mọi thứ xung quanh .
B, Câu chuyện mún nhắn nhủ rằng :
" Với mọi thứ trong cuộc sống , khi chúng ta biết đc điều gì thì chúng ta cần
phải tìm những thứ khác để học hỏi chứ ko nên tự ti và ko nên hy vọng quá
vào những thứ gọi là may mắn ấy ~ Và quan trọng ta pải hok hỏi đc chính bản thân mik .
Cái này mik chưa chắc ! nó cứ sao ấy =.=""
Theo mình thì:
A. Người học trò thứ ba sẽ được chọn.
B. Trước hết, người học trò thứ nhất nói là sẽ làm theo những điều mà thầy làm để đối phó với những trải nghiệm khó khăn, cũng là biểu hiện của không ít người trong xã hội hiện nay. Họ học theo công thứ, lắp ráp mọi thứ theo một khuôn khổ nhất định và không chịu mày mò, tìm tòi và sáng tạo. Những con người đó dù làm việc cũng chỉ để sống qua ngày, không tạo ra một giá trị mới mẻ cho con người và xã hội.
Mặc dù người học trò thứ hai đã nói rằng mình sẽ dũng cảm đối mặt với thử thách, tuy nhiên cậu học trò lại chỉ hi vọng sẽ vượt qua những thử thách đó. Hi vọng là một thứ gì đó mơ hồ, mặc dù trong cuộc sống có thể giúp con người tạo dựng ước mơ và lí tưởng sống, có vẻ một số người chỉ biết hi vọng nhưng không chủ động suy nghĩ và giải quyết. Những người đó trong cuộc sống là những người mơ hồ, có gì làm nấy, nước đến chân mới nhảy, không có hành động cụ thể và rõ ràng trong cuộc sống.
Còn người thứ ba chính là người được chọn, vì những con người như thế luôn tiếp thu, học hỏi và có nhu cầu mở rộng vốn tri thức của mình. Những người như thế có suy nghĩ và hành động cụ thể để hành động, và luôn muốn được mạo hiểm, để có thể giải quyết được các vấn đề khác tương tự trong cuộc sống. Từ đó, họ học hỏi những từ những lỗi lầm và trở nên thành công hơn nữa trong cuộc sống.
Bài học rút ra: Đừng e dè, ngại ngùng khi đứng trước một khó khăn, thử thách dù cho nó có gian nan tới chừng nào đi nữa. Và nhớ rằng, sau mỗi lần thất bại là mỗi lần chúng ta rút ra kinh nghiệm từ chính những lỗi lầm đó.