Đóng vai thực hiện kĩ năng từ chối trong các tình huống sau:
Đóng vai thực hành kĩ năng từ chối trong tình huống dưới đây:
Tham khảo
Học sinh tự đóng vai theo cách xử lí tình huống sau:
Tình huống 1: T sẽ nói với bạn kia rằng: Tớ với cậu là bạn thân nhưng đây là việc chung của cả nhóm, ai cũng phải làm một phần công việc như nhau. Nếu cậu không làm thì tớ sẽ ghi lại và báo với cô giáo, cậu sẽ không có điểm nhóm.
Tình huống 2: H sẽ từ chối với lí do: tớ chưa làm xong bài tập đâu, hẹn cậu hôm khác nhé.
Tình huống 3: A; Tớ cần thời gian tìm hiểu thông tin về câu lạc bộ này đã, tớ sẽ quyết định sau nhé.
- Thực hiện kĩ năng từ chối trong các tình huống cụ thể hằng ngày.
- Chia sẻ cách em từ chối và kết quả từ chối.
Là một học sinh nữ, trên đường đi học về, em thường bị một người lạ mặt khác giới bám theo sau, người này muốn làm quen và rủ em đi uống nước.
Trong trường hợp này em sẽ từ chối thẳng. Nếu vẫn bị người lạ bám theo thì nên báo lại với người lớn.
Đóng vai để thực hành từ chối trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Nếu là em, em sẽ từ chối không làm và yêu cầu anh trai nếu không muốn bị mắng thì hãy tự hoàn thành việc nhà theo như yêu cầu của bố mẹ
Tình huống 2: Em sẽ từ chối thẳng lời đề nghị này và bảo rằng nếu bạn muốn rủ thì hãy rủ người khác chứ đừng rủ mình.
Tình huống 3: Em sẽ từ chối nhận lời giúp em gái và khuyên em ấy nên làm theo sức của mình.
Tình huống 4: Em sẽ ngay lập tức từ chối lời đề nghị đó và nói rằng, mình không tham gia những nhóm chat có tính chất khiêu khích
Đóng vai thực hành kĩ năng chăm sóc người thân bị mệt, ốm trong các tình huống sau:
- GV phân vai cho học sinh đón vai thực hành tình huống 1 và tình huống 2.
- Thông qua các tình huống, học sinh được rèn luyện kĩ năng chăm sóc người thân.
+ Tình huống 1: N giúp bà nghỉ ngơi, rót nước cho bà uống và liên hệ với bố mẹ mua thuốc cho bà.
+ Tình huống 2: P ân cần quan tâm bố.
- Đóng vai trong tình huống sau để thực hiện khả năng thương thuyết với người khác
- Đưa ra các tình huống cần thương thuyết khác và thực hành rèn luyện khả năng thương thuyết của bản thân.
Tham khảo
- Nên chọn tốp ca vì nó thể hiện được tính tập thể trong phong trào thi đua văn nghệ.
- Một số tình huống cần thương thuyết:
+ Trang trí lớp học theo kiểu truyền thống hay hiện đại
+ Nghỉ hè du lịch lớp theo loại hình hưởng thụ hay trải nghiệm.
1. Thảo luận để đưa ra cách từ chối trong các tình huống sau:
2. Sắm vai thể hiện cách từ chói đã lựa chọn trong các tình huống trên.
- Tình huống 1: Nếu em là Mai, em sẽ từ chối lời đề nghị của Nam và đưa ra lí do hợp để từ chối. Đồng thời gửi lời chúc mừng sinh nhật đến bạn Hoa và hôm sau sẽ tặng bạn một món quà mừng sinh nhật bạn sau.
- Tình huống 2: Nếu là Minh em sẽ là người giảng hòa cho hai bạn, chúng ta đã chơi với nhau từ lâu nên hãy đối xử tốt với nhau, luôn yêu thương nhau và nói ra những sự hiểu nhầm để cùng nhau sửa sai thay vì đi nói xấu và không chơi với bạn như vậy.
- Tình huống 3: Nếu là Tuấn em sẽ từ chối bạn là mình không thích hút thuốc, nó có hại cho sức khỏe và đi chỗ khác ngay lập tức
Sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 3 bạn làm 3 nhân vật: Lan, Mai và Ly.
- Nhân vật Lan tức giận nhưng cần kiểm soát cảm xúc của bản thân. Lan có thể đến và hỏi các bạn: “Tại sao các bạn lại nói vậy?” hoặc “Đó chỉ là hiểu lầm về mình.” Tránh tức giận, có ngôn từ thiếu lịch sự.
Tình huống 2:
- Em phân vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống. 2 bạn đóng vai Hòa và Nam.
- Việc Nam không cho Hòa chép bài không sai, Nam nên nói chuyện với Hòa về việc đó, khuyên Hòa chăm chỉ trong quá trình học tập.
- Chia sẻ những khó khăn của em khi thực hiện kĩ năng từ chối.
- Thảo luận cách khắc phục những khó khăn khi thực hiện kĩ năng từ chối.
- Thực hiện kĩ năng từ chối trong cuộc sống hằng ngày và chia sẻ kết quả
Tham khảo
- Những khó khăn em gặp phải khi từ chối: bạn bè dễ xa lánh, đối phương dễ mất lòng,..
- Em sẽ nói nhẹ nhàng, nói khéo để không gây mất lòng đối phương.
- Một số kĩ năng từ chối em áp dụng đã giúp em từ chối được những hành động, lời mời không tốt từ phía người ngoài.
Xây dựng kịch bản và đóng vai từng nhân vật trong tình huống sau để rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
Tham khảo
H vốn nhút nhát, không biết cách hoà mình vào tập thể nên bị bạn bè cô lập.
Q: H này, tớ thấy cậu cứ ngồi một mình trong giờ ra chơi suốt thôi, làm bạn với tớ nhé!
H: Tuyệt quá! Cả lớp không ai muốn chơi với tớ cả. Cảm ơn cậu nhiều lắm!
Q: Nhưng mà tớ có một điều kiện. Cậu phải đồng ý tớ mới chơi với cậu.
H: Tớ đồng ý, điều kiện gì cũng được!
Q: Mỗi ngày cậu phải tặng tớ một món đồ thì tớ mới chơi với cậu cơ. Cậu đã đồng ý rồi đấy nhé.
Mặt H tối sầm lại.
H: Tại...tại sao vậy chứ?
Q: Cứ làm thế đi. Ngày mai mang sữa chua lên lớp cho tớ nhé. Cậu không mang thì đừng có trách.
H không nói gì. Gục xuống bàn và khóc.
M ngồi bên cạnh H, thấy thế cũng không an ủi bạn. Ngày hôm sau, H mang cho Q một hộp sữa. Q thấy thế rất vui.
Q: Tuyệt, đúng là bạn tốt. Ngày mai mang bánh kem cho tớ nhé!