Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
15 tháng 9 2023 lúc 17:35

- Bạn thân của em rủ em đi xem phim nhưng em đã không đi.

- Lý do em không đi xem phim với bạn được vì mẹ em đang ốm ở nhà không ai chăm sóc, bố em thì đi công tác xa.

- Em từ chối bạn một cách khéo léo và hứa có dịp sẽ hẹn bạn xem phim vào một ngày khác.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 22:37

1. Các tình huống cần từ chối là:

1. Bạn muốn em thực hiện ngay việc gì đó khi em đang bận.

2. Bạn rủ em chơi điện tử khi em không muốn.

3. Bạn giục em đưa ra quyết định khi chưa đủ thời gian suy nghĩ.

4. Bạn đề nghị em thực hiện một việc nằm ngoài khả năng của em.

5. Bạn rủ em hút thuốc lá

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 22:37

2. 

Ngày mai em có bài kiểm tra một tiết nhưng bạn em rủ em đi xem phim. Em đã từ chối bạn với lí do là em cần ôn bài cho ngày mai và hẹn bạn hôm khác.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Phước Lộc
16 tháng 8 2023 lúc 8:22

Hướng dẫn:

- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)

- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 9 2023 lúc 17:38

- Tình huống 1: Em sẽ từ chối bạn vì em không biết bơi nếu xuống bơi sẽ rất nguy hiểm có thể gây ra việc tai nạn đuối nước.

- Tình huống 2: em sẽ từ chối bạn vì chúng ta đang đi trên đường nếu đi dàn hàng ngang sẽ rất nguy hiểm có thể gây ra tai nạn giao thông.

- Tình huống 3: Bạn nên từ chối khéo với bạn rằng nay bọn mình có hẹn chơi cầu lông rồi chúng ta sẽ chơi đá bóng vào buổi khác nhé.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 22:37

Bước 1. Nhận diện được các tình huống cần từ chối.

- Từ chối trực tiếp. Từ chối trong các tình huống có thể gây hại cho mình và người khác.

- Từ chối trì hoãn. Từ chối khi không có khả năng, điều kiện để thực hiện, cần thời gian để suy nghĩ.

- Từ chối đàm phán. Từ chối khi có phương án thay thế.

Bước 2. Xác định cách từ chối phù hợp.

- Từ chối trực tiếp. Nói “không” trong các tình huống có thể gây hại cho mình và người khác.

- Từ chối trì hoãn. Để nghị cho thêm thời gian để suy nghĩ hoặc thêm điều kiện hỗ trợ.

- Từ chối đàm phán. Đề xuất tìm người thay thể hoặc thay đổi nhiệm vụ phù hợp hơn.

Bước 3. Thực hiện theo cách đã xác định.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 22:38

* Thuận lợi.

- Giúp giữ được sự tự trọng. Khi từ chối những yêu cầu hoặc lời mời không phù hợp với giá trị và nguyện vọng của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân, vì bạn biết mình đang tuân thủ những nguyên tắc và giá trị cá nhân của mình.

- Tăng cường năng lực quản lý thời gian. Việc từ chối một số yêu cầu hoặc lời mời không cần thiết giúp bạn tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn và tăng cường năng lực quản lý thời gian.

- Tạo mối quan hệ chân thành. Nếu bạn biết từ chối một cách lịch sự và thông cảm, bạn sẽ tạo được mối quan hệ chân thành hơn với những người xung quanh, vì họ sẽ cảm thấy được kính trọng và đánh giá cao tính thẳng thắn của bạn.

* Khó khăn.

- Cảm thấy áp lực từ người khác. Có thể có những người quan trọng đối với bạn cảm thấy bất mãn hoặc bị thất vọng khi bạn từ chối họ. Điều này có thể tạo cảm giác áp lực và căng thẳng trong mối quan hệ.

- Lo lắng về cảm xúc của người khác. Khi từ chối một yêu cầu hoặc lời mời của người khác, bạn có thể lo lắng rằng họ sẽ cảm thấy bị từ chối hoặc bị xúc phạm. Điều này có thể gây ra một mối quan hệ căng thẳng hoặc gây ra sự khó chịu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 9 2023 lúc 23:01

- Khi các bạn trong lớp yêu cầu em thực hiện những việc vượt quá khả năng của mình.

- Khi nhóm bạn trên mạng xã hội yêu cầu em chia sẻ về một thông tin có thể gây hại tới người khác.

- Khi người quen nhờ em làm một việc vào lúc em rất bận.

- Khi bạn nhờ em hỗ trợ một nhiệm vụ học tập phù hợp với khả năng của em.

Bình luận (0)
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
31 tháng 3 2019 lúc 3:12

a) Nam có thể có những cách ứng xử sau:

   - Đỡ bạn nữ dậy hỏi thăm và xin lỗi bạn đó.

   - Coi như không có gì và chơi tiếp.

   Nếu em là Nam em sẽ chọn phương án một là đỡ bạn nữ dậy rồi hỏi thăm và xin lỗi bạn nữ đó. Điều đó thể hiện được phép lịch sự của mình.

  b) Hoa có những cách ứng xử sau:

   - Kệ Minh và không thông báo gì cả, việc nhà quan trọng hơn.

   - Thông báo cho Minh là gia đình có việc bận đột xuất nên không thể đến chung vui được và xin lỗi.

   Nếu em là Hoa em sẽ chọn phương án hai bởi điều đó thể hiện được sự tôn trọng của Hoa với Minh.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 9 2023 lúc 17:39

- Tình huống 1: Nếu em là Mai, em sẽ từ chối lời đề nghị của Nam và đưa ra lí do hợp để từ chối. Đồng thời gửi lời chúc mừng sinh nhật đến bạn Hoa và hôm sau sẽ tặng bạn một món quà mừng sinh nhật bạn sau.

- Tình huống 2: Nếu là Minh em sẽ là người giảng hòa cho hai bạn, chúng ta đã chơi với nhau từ lâu nên hãy đối xử tốt với nhau, luôn yêu thương nhau và nói ra những sự hiểu nhầm để cùng nhau sửa sai thay vì đi nói xấu và không chơi với bạn như vậy.

- Tình huống 3: Nếu là Tuấn em sẽ từ chối bạn là mình không thích hút thuốc, nó có hại cho sức khỏe và đi chỗ khác ngay lập tức

Bình luận (0)