Sắm vai thể hiện những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau:
- Thực hiện những việc làm, lời nói phù hợp để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong cộng đồng nơi em sống.
- Ghi lại kết quả xây dựng và giữ gìn tình bạn để chia sẻ với thầy cô, các bạn.
- Thực hiện những việc làm, lời nói phù hợp để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong cộng đồng nơi mình sống: Cùng nhau tham gia các hoạt động , giúp đỡ nhau những vấn đề khó khăn trong học tập,…
- Chia sẻ kết quả với thầy cô, bạn bè: Giúp em và bạn có nhiều kỉ niệm, trở nên thân thiết hơn,…
Tham khảo
Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người cùng nhau chia sẻ về cảm nhận của mình với người kia
Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau
Bọn em đã là bạn tốt lâu năm
Đóng vai thể hiện cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong tình huống sau:
Tình huống:
P và H là hai người bạn thân từ những năm học trước. Đầu năm học này, gia đình P gặp khó khăn nên P phải chuyển trường.
Tham khảo
Cách xây dựng và giữ gìn tình bạn: Giữ liên lạc với nhau, gọi điện cho nhau thường xuyên để cập nhật thông tin của nhau, kể cho nhau nghe về những câu chuyện về trường học, cuộc sống và các sự kiện liên quan đến bản thân.
- Thảo luận về tình huống dưới đây để chỉ ra cách thức mà các nhân vật đã làm để xây dựng và gìn giữ tình bạn.
- Trao đổi về cách thức xây dựng và gìn giữ tình bạn.
Gợi ý:
Tham khảo
- Cách thức để nhân vật xây dựng và gìn giữ tình bạn:
+ Hỗ trợ nhau trong quá tình học tập
+ Thường xuyên tâm sự những vấn đề trong cuộc sống.
+ Tham gia các câu lạc bộ yêu thích cùng nhau.
- Cách thức xây dựng và giữ gìn tình bạn.
+ Luôn quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống
+ An ủi, chia sẻ, động viên bạn khi bạn gặp chuyện buồn
+ Biết thông cảm, chia sẻ, tha thứ cho nhau.
Trao đổi về những việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn.
- Thể hiện thái độ, cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách chân thành với bạn.
- Chấp nhận sự khác biệt trong sở thích, tính cách và quan điểm của bạn.
- Lắng nghe và phản hồi tích cực với những góp ý và chia sẻ của bạn.
- Bình tĩnh giải thích khi xảy ra bất hòa với bạn.
Xây dựng kịch bản và sắm vai thể hiện sự tôn trong và thuyết phục người thân trong các tình huống:
- Tình huống 1: Thảo nên lựa chọn thời gian phù hợp để nói cho mẹ nghe việc kinh doanh không phải để có thu nhập và không phải chủ yếu là bạn muốn có tiền để làm gì, bạn chỉ là muốn xây dựng bản thân tốt hơn, muốn được thử thách trong lĩnh vực kinh doanh và hơn nữa bạn chỉ kinh doanh những mặt hàng như đồ thủ công do đó không tốn nhiều vốn và hy vọng bố mẹ sẽ giúp đỡ mình để mình có được trải nghiệm.
- Tình huống 2: An nên đề xuất đi tới địa điểm du lịch đó, em sẽ nói rằng nên đi tới một nơi mới để thay đổi không khí và cả nhà ta vẫn có thể cùng nhau ăn uống trò chuyện và thoải mái. Bên cạnh đó chúng ta còn được đi tham quan, trải nghiệm những cái mới.
- Tình huống 3: An nên ngoan ngoãn, phụ giúp bố mẹ việc nhà để bố mẹ không phải lo lắng việc ở nhà nữa và động viên bố mẹ cố gắng. Bên cạnh đó thường xuyên tới thăm ông và ở bên cạnh giúp ông vui hơn.
Tình huống 1: Thảo nên trình bày rõ ràng kế hoạch kinh doanh của mình với bố mẹ, từng bước chi tiết hoạt động ra sao. Rồi sau đó hứa với bố mẹ rằng, kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo việc học.
Tình huống 2: An nên trình bày rõ ràng với bố mẹ về chi phí khi tổ chức chuyến đi đó là như thế nào, và phải đảm bảo với bố mẹ và ông ba rằng chuyến đi đó là an toàn và sẽ rất vui cho cả gia đình.
Tình huống 3: Trang nên hỏi thăm ông nội và sau đó đề xuất với bố mẹ cho mình đi thăm ông nội, bên cạnh đó cũng động viên bố mẹ phải mạnh mẽ lên để cùng nhau chăm sóc ông nội.
Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động:
Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề:
- Em thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
- Em xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn
- Em xác định được dấu hiệu bắt nạt học đường
- Em rèn luyện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
- Em tích cực, chủ động tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh nên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
Tham khảo
01: Tích cực
02:
- Em thực hiện được các việc làm cụ thể góp phần xây dựng truyền thống nhà trường ( hoàn thành)
- Em xây dựng được tình bạn và biết cách gìn giữ tình bạn ( hoàn thành)
- Em xác định được dấu hiệu bắt nạt học đường ( hoàn thành)
- Em rèn luyện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường ( hoàn thành)
- Em tích cực, chủ động tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh nên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.( hoàn thành)
Thực hiện một việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp.
Gợi ý:
- Làm một đoạn phim nhắn về kỉ niệm của em với bạn.
- Viết điều em muốn nói với bạn.
Một số việc làm em có thể tham khảo:
- Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người cùng nhau chia sẻ về cảm nhận của mình với người kia
- Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau
Gợi ý: Cảm ơn bạn luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, cùng nhau giúp đỡ trong học tập cũng như cuộc sống. Đôi khi chúng mình có những hiểu lầm, cãi vã nhau nhưng cuối cùng chúng mình vẫn lại làm lành với nhau và tôn trọng nhau, cùng nhau giải quyết mọi vấn đề. Mong rằng chúng ta vẫn mãi mãi là bạn thân như thế.
Tham khảo
Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người cùng nhau chia sẻ về cảm nhận của mình với người kia
Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau
Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí các tình huống dưới đây:
Tham khảo
a.
Lan: Bạn có chuyện gì vậy Hồng?
Hồng: Hôm qua, bố tớ phải nằm viện vì bị đau ruột thừa. Giờ không biết bố tớ sao rồi?
Em: Tớ cũng mới biết chuyện này, hôm nay bố tớ mới kể cho tớ xong.
Lan: Cậu đừng lo! Giờ y học phát triển chắc bố cậu cũng không sao đâu.
Em: Lan nói đúng đó. Tý trưa nay gia đình tớ sẽ qua thăm bố cậu, cậu đừng lo nhé!
Hồng: Cảm ơn các cậu nhiều lắm!
b.
Minh: Thanh ơi, sao cậu khóc vậy?
Thanh: Tớ mới bị các anh lớp 5 trêu là đồ mập.
Minh: Cậu đừng khóc nữa mà, chúng ta đang tuổi ăn tuổi lớn nên béo một chút cũng có sao đâu?
Thanh: Nhưng mà tớ vẫn buồn lắm!
Em: Không sao đâu Thanh à, đợi đến hè chúng ta cùng nhau đi tập bơi là gầy ngay mà!
Thanh: Đúng rồi! Mình cảm ơn các cậu nhá!
c.
Chính: Bạn sao vậy An?
An: Tớ mới bị cô giáo ghi lỗi vì nói chuyện cùng Quyên xong.
Em: Không sao đâu An, bạn biết lỗi lần sau sửa là được mà!
Chính: Bạn nói đúng đó! Ai cũng phải có lúc mắc lỗi mà!
An: Được rồi! Cảm ơn các cậu nhé!
Chỉ ra những khó khăn trong việc xây dựng và giữ gìn tình bạn.
Ít chia sẻ với bạn
Cách diễn đạt chưa tốt rất dễ gây ra những hiểu lầm ko đáng có