Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 0:48

Đặc điểm dân cư:

- Mỹ La-tinh có số dân 652 triệu người (năm 2020). Các nước đông dân nhất là Bra-xin (211,8 triệu người), Mê-hi-cô (127,8 triệu người); nhưng cũng có nước chỉ vài chục nghìn dân như Đô-mi-ni-ca-na.

- Trước đây khu vực Mỹ La-tinh có tỉ lệ tăng dân số thuộc loại cao, hiện nay đã giảm nhiều, tỉ lệ tăng dân số cả khu vực năm 2020 là 0,94% và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

- Mỹ La-tinh là một trong những khu vực có sự đa dạng về chủng tộc bậc nhất trên thế giới, bao gồm người Ơ-rô-pê-ô-it, người Môn-gô-lô-it, người Nê-grô-it và người lai giữa các chủng tộc.

- Mỹ La-tinh đang trong thời kì dân số vàng và có sự thay đổi theo hướng già hoá dân số, số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,2% và số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,9% tổng số dân (năm 2020).

- Mật độ dân số trung bình của khu vực Mỹ La-tinh khoảng 32 người/km2 (năm 2020), thuộc loại thấp so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

+ Dân cư tập trung đông ở các đảo lớn trong vùng biển Ca-ri-bê, các vùng ven biển, các đồng bằng màu mỡ,...

+ Ở các khu vực núi cao, rừng mưa nhiệt đới, vùng khô hạn,.. dân cư rất thưa thớt. 

Phân tích ảnh hưởng: 

- Thuận lợi: nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,...

- Khó khăn:

+ Phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế;

+ Nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 13:59

Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:47

Tham khảo

- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:

+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.

+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.

+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.

+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.

+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:05

Tham khảo

- Đặc điểm dân cư:

+ Mỹ Latinh có dân số khoảng 652 triệu người. Quy mô dân số có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: người bản địa, người có nguồn gốc châu âu, người da đen, người gốc châu á và người lai...

+ Tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp, khoảng 0,94% (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2, Tập Trung Đông đó khu vực ven biển thưa thớt ở vùng nội địa.

+ Dân số khu vực Mỹ Latinh đang có xu hướng già hóa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao; cơ cấu dân số theo giới tính của khu vực Mỹ Latinh khá cân bằng giữa nam và nữ.

- Đặc điểm đô thị hóa:

+ Mỹ Latinh là khu vực có quá trình đô thị hóa sớm, mức độ đô thị hóa cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân thành thị cao trong khu vực là: Urugoay, Ác-hen-ti-na, Chi Lê,…

+ Trình độ đô thị hóa thấp, do: vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác, vì vậy người dân kéo ra thành phố để mong muốn tìm kiếm việc làm, gây ra tình trạng đô thị hóa tự phát.

+ Một số siêu đô thị ở Mỹ La-tinh là: Mê-hi-cô Xi-ti; Xao Pao-lô; Ri-ô đê Gia-nê-rô,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 17:16

Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 13:30

Tham khảo:
* Một số đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Mỹ La-tinh
Địa hình, đất: Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích
Khí hậu: Có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau. Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo
- Đới khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn
- Đới khí hậu cận nhiệt chiếm diện tích nhỏ
- Sông, hồ: có nhiều hệ thống sông lớn Biển: có vùng biển rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Sinh vật: có diện tích rừng lớn trên thế giới và có nhiều kiểu rừng khác nhau; có tiềm năng rất lớn về kinh tế và có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn.
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La-tinh: Địa hình, đất: đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi; sơn nguyên có đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Các đảo lớn trong biển Ca-ri-bê có đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, thuận lợi cho cây công nghiệp và cây ăn quả. Địa hình phân hóa từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến giao thông kết nối với khu vực đồng bằng gặp nhiều khó khăn. Ở vùng núi có tiềm năng lớn về khoáng sản, thủy điện và phát triển du lịch.Khí hậu: Đới khí hậu xích đạo và cận xich đạo thuận lợi cho trồng trọt và rừng phát triển. Đới khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện để chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và rừng Đới khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới Các vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân. Ở khu vực Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê thường gặp một số thiên tai như: bão nhiệt đới, lũ lụt,... đã gây ra nhiều thiệt hại cho các quôc gia trong khu vực. Sông, hồ: Sông có giá trị về thủy điện, giao thông, thủy sản và du lịch. Tuy nhiên, thường xuyên xảy ra tình trạng lũ lụt nên đã gây ra khó khăn đến đời sống và sản xuất của người dân; các hồ có giá trị lớn về mặt giao thông, điều tiết nước và phát triển du lịch. Biển: có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển; các ngư trường lớn tạo thuận lợi để phát triển nghề cá; dọc theo bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu, tạo điều kiện xây dựng và phát triển cảng biển; có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch. Dầu, mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế. Sinh vật: tài nguyên có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch,..) có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường; có hệ động vật phong phú với nhiều loại đặc hữu như: vẹt Nam Mỹ, trăn Nam Mỹ,... Khoáng sản: Sắt, đồng, dầu mỏ và khí tự nhiên Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: vàng, bô-xít, chì, kẽm,... Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản quá mức đã làm cho nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo 

+ Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…

+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
- Tác động

+ Cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu nguồn lao động cho các hoạt động kinh tế.

+ Các đạo giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống hàng ngày của người dân.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
9 tháng 8 2023 lúc 0:40

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người (chiếm 18% dân số thế giới).

+ Cơ cấu dân số: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 18%, nhóm từ 15-64 tuổi chiếm 69%, nhóm trên 65 tuổi chiếm 13%.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh.

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 150 người /km2, dân cư phân bố chênh lệch, tập trung ở miền Đông - thưa thớt ở miền Tây.

+ Đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, có nhiều đô thị đông dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,…)

 + Có 56 dân tộc, người Hán đông nhất (gần 92%).


- Tác động

+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)

+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.

+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

Bình luận (0)