Chia sẻ với bạn về một lần em được giúp đỡ thực hiện quyển và một số bổn phận mà em đã thực hiện.
Chia sẻ với các bạn về việc em đã thực hiện bổn phận của trẻ em.
Em đã tôn trọng, lịch sự, lễ phép với người lớn
Em đã vâng lời,tôn trọng,lễ phép với người lớn
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
a. Các bạn trong tranh đã thực hiện quyền và bổn phận nào?
b. Hãy kể một số quyền và bổn phận của trẻ em mà bản thân đã thực hiện.
Tham khảo
a. Các bạn trong tranh đã thực hiện quyền và bổn phận:
(1): Bổn phận: Tuân thủ và chấp hành pháp luật
(2): Bổn phận: Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già
(3): Bổn phận: Yêu quê hương, đất nước
(4): Bổn phận: Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
(5): Quyền: Quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
b. Kể một số quyền và bổn phận của trẻ em mà bản thân đã thực hiện:
- Quyền:
+ Quyền được khai sinh
+ Quyền vui chơi, giải trí
+ Quyền được sống chung với cha, mẹ
- Bổn phận:
+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường
+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi...
C19: Trình bày quan điểm của mk về trách nhiệm, bổn phận của các thành viên trong gia đình vs nhau,... Chia sẻ đc 1 số việc làm đã thực hiện tốt trong việc thể hiện bổn phận của bản thân vs ông bà, cha mẹ Giúp em vs ạ chiều mai em thi rồi ạ
b) Tìm hiểu một số bổn phận của trẻ em
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đã thực hiện bổn phận gì?
- Theo em, trẻ em còn có những bổn phận nào khác?
- Các bạn đã thực hiện bổn phận với bản thân, gia đình, bạn bè, xã hội
- Trẻ em còn có những bổn phận:
+ Với quê hương Đất Nước
+ Với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác
Em cùng bạn xây dựng bảng nói về một số quyền và bổn phận của trẻ em bằng các từ dễ nhớ. Sau đó dán ở cuối lớp để thực hiện và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
Quyền | Bổn phận |
- Sống - Chăm sóc, nuôi dưỡng - Giáo dục - Giải trí | - Thật thà, lễ phép - Có ý thức giữ gìn tài sản chung |
Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện ?
Học sinh tự liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi này.
Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đinh, nhà trường và xã hội.
1. Nội dung :
- Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ : Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).
- Trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội, ví dụ : Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3, tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một).
2. Tìm câu chuyện ở đâu ?
- Câu chuyện em nghe người thân kể.
- Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đnh của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan - cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi.
3. Cách kể chuyện:
- Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ỏ cuốn sách nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì ?).
- Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bài.
- Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
4. Thảo luận:
- Cùng các bạn trong lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.
- Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa cùa câu chuyện hay nhất.
- Chia sẻ với các bạn những việc em đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu quê hương.
- Em cùng các bạn thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu đối với quê hương (dọn vệ sinh, chăm sóc cây, giúp đỡ gia đình có công với quê hương, ...).
- Những việc em đã làm thể hiện tình yêu quê hương:
+) Bảo vệ môi trường sống xung quanh.
+) Tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
+) Dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ.
+) Thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.
+) Tìm hiểu lịch sử quê hương.
- Những việc em sẽ làm để thể hiện tình yêu quê hương:
+) Vẽ tranh quê hương.
+) Giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết về vẻ đẹp quê hương mình.
+) Cố gắng học giỏi để xây dựng quê hương.
- Các nhóm học sinh sẽ làm những việc vừa sức mình nhằm góp phần thể hiện tình yêu quê hương như quét dọn vệ sinh, chăm sóc cây,...
kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về gia đình ,nhà trường và xã hội chăm sóc ,giáo dục trẻ em hoặc trẻ thực hiện bổn phận với gia đình , nhà trường và xã hội
Tình quân dân
Trận bão số 6 tràn qua như một cơn ác mộng đối với bà con xã Ngọc Hải. Đê ngăn biển bị đánh sạt nhiều đoạn, đồng lúa chín ngập đầy nước, hơn hai chục ngôi nhà dân bị tốc mái, đổ sập, nhà hộ sinh và trường học bị hư hỏng nặng. Tỉnh, huyện đã mang hàng cứu trợ về giúp dân. Hàng ngàn đoàn viên thanh niên các xã lân cận đem theo liềm hái kéo về giúp bà con gặt lúa, cứu lấy cái ăn. Cứu lúa như cứu hỏa. Gặt đêm và gặt ngày. Chỉ sau ha ngày một đêm, cánh đồng lúa chín hơn 200 mẫu đã được gặt xong. Hình ảnh các cô gái, chàng trai bơi trong nước để gặt lúa trông thật cảm động. Sức dân thật là vô địch. Bộ đội Biên phòng đồn 105 đã kéo quân về. Các anh đi trong mưa bão để sơ tán các cụ, em nhỏ đêh đình Vệ an toàn. Các sĩ quan, các chiến sĩ quân y có mặt những nơi khó khăn nhất. Chị Hòa đẻ con trong đêm mưa bão. Đứa con của chị sắp chào đời thì nhà hộ sinh xã bị tốc mái. Thiếu tá Dũng đồn trưởng, cô Mỹ bác sĩ quân y và hai nữ hộ sinh đã cáng chị Hòa đi trong mưa đêm. Chị Hòa đẻ trong mưa bão mà may quá, mẹ tròn con vuông. Chị xin đặt tên con là Mỹ để nhớ ơn cô bác sĩ đã hết lòng cứu hai mẹ con chị qua cơn nguy kịch. Trường Tiểu học bị tốc mái, đổ tường, sổ sách nhà trường, sách thư viện, bàn ghế các lớp học bị bão tàn phá tan hoang. Nhiều em nhỏ nhìn ngôi trường thân yêu của mình mà khóc. Các thầy cô giáo đứng lặng nhìn ngôi trường đổ nát. Các cán bộ về hưu, hội viên hội Cứu chiến binh, trai tráng trong xã đã kéo đến hỗ trợ các thầy, cô giáo. Bộ đội Biên phòng chở tôn tráng kẽm đến lợp lại các lớp học. Sau bốn ngày bị mưa bão, ngôi trường đã được sửa sang lại, học sinh được đi học lại, bà con ai cũng vui mừng. Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã quần xắn cao, lội trong mưa bão, có mặt những nơi khó khăn nhất, huy động thanh niên, dân quân toàn xã chặt tre đóng cọc hàn đê. Mặt mũi người nào cũng hốc hác, nhưng tiếng nói vẫn oang oang. Mùa xuân này, Ngọc Hải đã hồi sinh. Đê ngăn mặn, bãi sú, bãi vẹt phòng hộ đã hoàn thành. Trường kiên cố hai tầng đã xây xong... Qua cơn hoạn nạn, tình quân dân càng bền chặt. Cháu Mỹ con chị Hòa đã biết đi rồi đó. Có điều là cái rốn của nó hơi lồi, to như hạt ngô nếp.
Trần Xuân Thùy, 5C Trường Tiểu học Hải Hậu - Nam Định
Từ lúc được cắp sách tới trường đến nay, tôi đã được học nhiều thầy cô giáo. Ai cũng thương học trò, quan tâm chăm chút dạy bảo cho học trò từng li từng tý. Nhưng có lẽ, người tôi cảm thấy ngưỡng mộ và kính trọng nhất vẫn là cô giáo Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của tôi. Bởi tôi cảm thấy, cô là một người rất gần gũi, những câu chuyện xung quanh cô đều khiến tôi kính nể. Và câu chuyện dưới đây cũng vậy:
Buổi học hôm đó, trong giờ ra chơi, Hải và một bạn lớp bên tên Hùng giành nhau một quả bóng. Hải giành được nhưng không cho Hùng chơi nên Hùng nhảy vào đánh Hải. Tự nhiên bị đấm, Hải tức quá nên cũng nhảy vào đấm Hùng chảy máu mũi bất chấp sự can ngăn của các bạn.
Đúng lúc đó, chú bảo vệ chạy tới, hai tay cầm hai tai của hai bạn rồi đưa vào phòng hiệu phó.
Sau khi kể lại câu chuyện, thầy yêu cầu Hải và Hùng gọi phụ huynh đến để xử lí. Bỗng có tiếng cô giáo Ngọc từ phía sau:
- Thưa thầy, trong hai bạn có một bạn học sinh lớp em. Thầy có thế cho em xử lí việc này được không ạ?
Thầy hiệu trưởng đồng ý và đưa hai bạn sang phòng bên xử lí.
Vừa đi, Hải vừa suy nghĩ: Chắc cô sẽ mắng mình vì mình suốt ngày đi gây chuyện làm lớp bị trừ hết điểm thi đua.
Đang mải suy nghĩ, thì cô giáo lên tiếng:
- Các em có thể kể lại đầu đuôi câu chuyện như thế nào cho cô nghe được không?
Hùng kể lại câu chuyện và đợi cô phân xử.
Sau khi nghe câu chuyện, cô tiến lại chỗ Hùng và nói:
- Cô là cô giáo chủ nhiệm của Hả, cô cũng có lỗi trong việc này nên cô thực sự xin lỗi em.
Hùng ấp úng:
- Cô ơi, cô không cần phải xin lỗi em đâu ạ, người sai là Hải ạ!
Cô mỉm cười và nói:
- Đúng rồi, Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác nên mới xảy ra vụ đánh nhau hôm nay.
Rồi cô ngoảnh sang Hải:
- Hải, cô nghĩ em cũng nhận thấy mình đã sai rồi đúng không? Em hãy xin lỗi bạn và mong bạn tha lỗi đi em.
Hải rụt rè quay sang chỗ Hùng và nói:
- Tớ xin lỗi cậu, lần sau tớ sẽ không làm như thế nữa, mong cậu thứ lỗi cho tớ.
Cô giáo tiếp lời Hải:
- Hùng à, bạn đã biết lỗi và xin lỗi, em có thế tha lỗi cho bạn lần này được không em?
Hùng nhìn cô và đáp:
- Dạ vâng, thưa cô.
Cô mỉm cười, xoa đầu hai bạn và nói:
- Cô có thể nhờ hai bạn cầm tau nhau làm huề được không?
Cả hai mìm cười gật đầu và cầm tay nhau làm huề.
Cuối cùng, cô giáo khuyên Hải về lớp học bài để cô đưa Hùng qua phòng y tế để rửa vết thương cho bạn. Tan học, cô cũng đưa Hùng về và không quên gửi lời xin lỗi đến phụ huynh của bạn ấy về sự việc sáng nay.
Không biết, nghe xong câu chuyện, các bạn cảm thấy thế nào nhưng đối với tôi, tôi thực sự rất khâm phục cô và tâm đắc câu nói của cô: "Hải sai nhưng cô cũng sai khi cô chưa dạy Hải việc không được giật đồ của người khác". Chính những hành động của cô đã khiến Hải tự nhận thấy mình có lỗi. Cô Ngọc quả là người biết dạy dỗ học sinh.