Hãy nhận xét cách đánh số nguyên tử carbon trên mạch chính của phân tử alkene và alkyne.
Giải thích tại sao trong các phân tử alkane, alkene và alkyne có cùng số nguyên tử carbon thì số nguyên tử hydrogen lại giảm dần.
Tham khảo:
- Do trong hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị 4 vì vậy nên khi hình thành liên kết C=C, C≡C thì số lượng nguyên tử H liên kết với C giảm
- Vì vậy trong các phân tử alkene, alkyne và alkane có cùng số nguyên tử carbon thì số nguyên từ hydrogen lại giảm dần
Vì sao nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các alkene, alkyne tăng dần khi số nguyên tử carbon trong phân tử tăng?
Tham khảo:
Khi số nguyên tử carbon tăng thì phân tử khối tăng nên nhiệt độ sôi tăng. Mạch carbon càng phân nhánh thì bề mặt tiếp xúc càng giảm nên lực hút giữa các phân tử giảm nên nhiệt đội sôi càng giảm do làm gia tăng cấu trúc cầu.
Quan sát Bảng 16.1 cho biết cách xác định mạch carbon chính và thứ tự của các nguyên tử carbon trong phân tử alcohol.
Mạch chính là mạch carbon dài nhất có chứa nhóm -OH
Đánh số thứ tự nguyên tử C mạch chính bắt đầu từ phía gần nhóm -OH hơn
-Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất, có chứa nhóm -OH
-Đánh số thứ tự nguyên tử cacbon trong mạch chính sao cho vị trí của nguyên tử carbon liên kết với nhóm -OH là nhỏ nhất
So sánh đặc điểm cấu tạo của các phân tử alkene, alkyne và alkane.
- Giống nhau: đều là các hidrocarbon mạch hở
- Khác nhau:
+ Phân tử alkane chỉ chứa các liên kết đơn (VD: CH3-CH2-CH2-CH3)
+ Phân tử alkene có chứa liên kết đơn và một liên kết đôi C = C. (VD: CH2=CH-CH2-CH3)
+ Phân tử alkyne có chứa liên kết đơn và một liên kết ba C ≡ C (VD: CH≡C-CH2-CH3)
Giống nhau: Đều là những hidrocabon mạch hở
Khác nhau:
-Akan: Chỉ chứa liên kết đơn
-Aken: Có chứa liên kết đôi C=C
-Akin: Có chứa liên kết ba \(C\equiv C\)
Đánh số vị trí các nguyên tử carbon liên tục từ một đầu bất kì của mạch carbon đến cuối mạch đối với các chất (E) và (F) ở Bảng 11.1. Nhóm –OH trong phân tử các chất này có thể gắn với carbon ở vị trí nào trong mạch carbon của chúng? Vì sao (E) và (F) lại được gọi là các đồng phân về vị trí nhóm chức?
Đánh số vị trí các nguyên tử carbon liên tục từ một đầu bất kì của mạch carbon đến cuối mạch đối với các chất (E) và (F) ở Bảng 11.1. Nhóm – OH trong phân tử các chất này có thể gắn với carbon ở vị trí nào trong mạch carbon của chúng? Vì sao (E) và (F) lại được gọi là các đồng phân về vị trí nhóm chức?
Tham khảo:
- Đánh số carbon trên chất ( E )
Nhóm – OH của phân tử chất này có thể gắn vào carbon ở vị trí số 1, 2, 3.
- Đánh số carbon trên chất (F):
Nhóm – OH của phân tử chất này có thể gắn vào carbon ở vị trí số 1, 3, 4.
- (E) và (F) được gọi là các đồng phân về vị trí nhóm chức do hai chất này có cùng công thức phân tử, có cùng nhóm chức, chỉ khác nhau về vị trí của nhóm chức trên mạch carbon.
Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa alkyne có nguyên tử hydrogen linh động, phân tử chứa 4 nguyên tử carbon với dung dịch AgNO3 trong ammonia.
Tham khảo:
Alkyne có nguyên tử hydrogen linh động, phân tử chứa 4 nguyên tử Carbon là CH≡C−CH2−CH3
PTHH:
CH≡C−CH2−CH3 + [Ag(NH3)2]OH → CAg≡C−CH2−CH3 + NH4NO3
Viết các công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của các alkene và alkyne có công thức phân tử C5H10, C5H8.
Viết phương trình hoá học của phản ứng cháy hoàn toàn của alkane, alkene, alkyne ở dạng công thức tổng quát. So sánh tỉ lệ số mol carbon dioxide và nước tạo ra trong các trường hợp trên.
\(C_nH_{2n+2}+\dfrac{3n+1}{2}O_2\rightarrow nCO_2+\left(n+1\right)H_2O\)
\(\dfrac{n_{CO_2}}{n_{H_2O}}=\dfrac{n}{n+1}< 1\)
=>Số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước
\(C_nH_{2n}+nO_2\rightarrow nCO_2+nH_2O\)
=>Số mol CO2 bằng số mol nước
\(C_nH_{2n-2}+\dfrac{3n-1}{2}O_2\rightarrow nCO_2+\left(n-1\right)H_2O\)
=>Số mol CO2 nhỏ hơn số mol nước