Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 11 2023 lúc 19:54

Tham khảo!

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:57

- Nét chính trong lễ hội Cồng chiêng:

+ Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm, luân phiên ở nằm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với phần lễ và phần hội.

+ Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hóa của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rông mới,...

+ Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...

- Nhận xét: lễ hội cồng chiêng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên. Việc tổ chức và duy trì lễ hội này góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:27

Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 19:12

Tham khảo!

- Lễ hội đua voi:

+ Được tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

+ Phần lễ thường sẽ có lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi,... Phần hội được diễn ra với các phần thi voi chạy tốc độ trên cạn và chạy dưới nước.

+ Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

- Lễ mừng lúa mới:

+ Là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch hằng năm, sau khi thu hoạch lúa.

+ Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

+ Lễ mừng lúa mới là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Nguyên cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, sống ấm no ở các buôn làng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lisa blackpink
26 tháng 11 2023 lúc 1:52

- Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là các dân tộcÊ Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...

- Vai trò của cồng chiêng:

+ Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ mừng lúa mới,...

+ Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:27

Tham khảo:

- Những dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…

- Cồng chiêng thường được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên, như: lễ Mừng lúa mới, lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành.....

Bình luận (0)
Đỗ Đức Hà
Xem chi tiết
meme
2 tháng 9 2023 lúc 17:24

Cồng chiêng Tây Nguyên là không gian văn hóa của nhiều dân tộc, bao gồm Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ Brâu, Ê Đê, Gia Rai, và Chu Ru. Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều dịp của đồng bào Tây Nguyên như các hoạt động vui chơi, giải trí, đón tiếp khách, và các lễ hội như lễ Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rộng mới của dân tộc Gié Triêng. Cồng chiêng không chỉ là một loại nhạc cụ, mà còn là một vật thiêng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và lễ hội của đồng bào Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 10:59

Tham khảo:
Lễ hội ở vùng Tây Nguyên có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,... Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng. Người dân ở vùng Tây Nguyên có nhiều nhạc cụ độc đáo như: cồng, chiêng, đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, đàn đá,... Các nhạc cụ này thường được làm từ các vật liệu như: đồng, tre, nứa, đá,...

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 8 2023 lúc 10:57

Một số lễ hội là: Cồng chiêng, hội Đua voi, hội Xuân, lễ Mừng lúa mới,...

Trong lễ hội, người dân thường nhảy múa tập thể với những điệu nhảy vui nhộn cùng với âm thanh trầm hùng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 18:14

Tham khảo:

Những công trình tiêu biểu ở Hội An: 

Chùa Cầu Nhật Bản
Nhà cổ Phùng Hưng
Hội quán Phúc Kiến
Điểm nổi bật của các công trình:

Chùa Cầu Nhật Bản: Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

Hội quán Phúc Kiến: Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống.
Nhà cổ Phùng Hưng: Nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng. Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán với chỗ bán hàng, kho hàng và phòng thờ.

Bình luận (0)