3. Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ.
Câu 1: Học thuộc lòng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Câu 2: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” có nói ba lần anh đội viên thức dậy, tại sao tác giả chỉ kể lại lần thứ nhất và lần thứ ba?
Câu 3: Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và nêu nhận xét của em về khổ thơ ấy?
Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ kính yêu trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.
Câu 4
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ
Câu 1
Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 2
Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.
Câu 3
Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.
Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.
Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.
Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.
Qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, em hãy nêu ý nghĩa và nhận xét sự lặp lại, biến đổi của những chi tiết, hình ảnh, đại từ trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư.
- Hình ảnh con chim và hình ảnh bông hoa được lặp lại trong hai khổ thơ: khổ đầu và khổ thơ thứ tư.
• Ở khổ thơ đầu, hình ảnh được miêu tả cụ thể gợi cảm mang ý nghĩa diễn tả sự tươi đẹp của cuộc sống.
• Sự lặp lại chi tiết bông hoa và con chim hót làm cho hai chi tiết này trở thành biểu tượng của mùa xuân và từ đó xuất hiện hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở khổ thơ thứ năm rất tự nhiên.
- Ở đầu đoạn thơ xưng hô đại từ “tôi” nhưng đến khổ thứ tư chuyển thành đại từ “Ta” diễn tả điều tâm niệm của tác giả là khát vọng chung của nhiều người, nhiều lứa tuổi.
• Tiếng lòng của nhà thơ gặp và giao hòa với tiếng lòng của nhiều người vì vậy tác giả sử dụng tiếng nói chung “ta”.
Bài tập 1: Đọc câu thơ: “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ” và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy chép những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
Câu 2: Cho biết đoạn thơ em vừa chép thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 3: Khái quát nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép bằng một câu văn.
Câu 4: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ và phân tích tác dụng?
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh con hổ trong đoạn thơ bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trong đó có sử dụng câu nghi vấn (Gạch chân, chú thích rõ).
Viết một đoạn văn T - - H khoảng 12 câu để nêu rõcảm nhận của em về khổ thơ thứ ba của bài thơ “Nhớrừng”. Đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ và mộtcâu cảm thán (gạch chân dưới câu hỏi tu từ, câu cảmthán).
Bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ đã cho ta thấy được tình yêu nước thầm kín của người dân lúc bấy giờ, qua hình ảnh con hổ trong vườn bách thú và hình ảnh con hổ khi xưa rất oai liệt qua khổ thơ thứ 3. Đầu tiên chúng ta sẽ đến với hai câu đầu"Nào đâu những đêm ... ánh trăng tan?" ,hình ảnh con hổ ở trong mội buổi tối đẹp,diễm lệ. Ở 2 câu sau"Đau những ngày mưa...ta đổi mới?",hình ảnh con hổ oai minh như một vị chúa tể đang ngắm nhìn giang sơn của mình. Hai câu tiếp "Đâu những ngày...giấc ngủ ta tưng bừng?",hình ảnh con hổ vào buổi sáng khi con hổ vẫn còn ngủ. Với câu tiếp theo "Đâu những chiều ... mặt trời gay gắt,", sự chiến đấu của con hổ với các loài vật khác để chiếm lấy lãnh thổ của riêng mình. Cuối cùng là hai câu cuối "Để ta chiếm ... nay còn đâu?",với kết thúc là hai câu hỏi tu từ,phải chăng tác giả tiếc nuối về một thời oanh liệt, lừng lẫy của con hổ? Đoạn thơ thể hiện được hai hình ảnh đó là h/ả bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của con hổ với nước non hùng vĩ, h/ả chúa sơn lâm trong một tư thế của nhà vua của chốn núi rừng hùng vĩ, với tư thế lẫm liệt,uy nghi. Và kết đoạn là một sự đau đáu muốn tìm lại thời đó, một thời vàng son của chúa tể sơn lâm.
hãy viết một đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh của Bác Hồ qua khổ thơ cuối trong bài thơ Đêm Nay Bác Không Ngủ
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
Câu 1: Chép khổ thơ cuối bài trong bài thơ ‘Đêm nay Bác không ngủ’.
Câu 2 :Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn trên .
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Lẽ thường tình nghĩa là điều hiển nhiên, bình thường, ở đây nói việc việc Bác thức khuya suy nghĩ về việc nước là chuyện bình thường
Vì Bác Hồ là một người lo cho dân, cho nước, khuya trằn trọc, thao thức suy nghĩ về việc nước, nên việc thức suốt đêm là chuyện thường tình chứ không riêng gì đêm nay.
Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
C1:Đêm nay bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
C2:Em cảm thấy rằng Bác là một người yêu nước ,thương dân.Bác không màng tới mình mà lo cho các anh đội viên.Đã trải qua rất nhiều lần anh đội viên thức dậy,lần một,lần hai,...Dù có thức dậy mấy lần đi chăng nữa thì Bác vẫn ngồi đó,vì Bác lo cho các anh đội viên như người cha già kính yêu lo cho những đứa con của mình vậy.Qua nhưng hình ảnh trên ta có thể thấy bác là người đã hi sinh rất nhiều vì dân,vì nước.Dù Bác đã ra đi nhưng hình ảnh của Bác sẽ còn sống mãi với non sông,đất nước.
Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
b. Ngoài ra các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó và nhận xét về đặc điểm của chúng
a.
"Trăng ơi ... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà"
- Ngắt nhịp 2/3
- Vần gián cách: xa – nhà
b.
"Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi rung râu
Rồi mày nhín chân sau
Chân trước chồm mày bắt."
- Đoạn thơ trên không chia khổ
- Ngắt nhịp 3/2
- Vần liên tiếp – vần chân.
viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo cách quy nạp nêu cảm nhận của em về khổ thơ 1 và khổ thơ 2 của bài thơ "Ông đồ"
Tham Khảo
Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.